Đáp án Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Văn huyện Con Cuông Nghệ An năm 2013

6 841 1
Đáp án Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Văn huyện Con Cuông  Nghệ An năm 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ViettelStudy.vn PHÒNG GD& ĐT HUYỆN CON CUÔNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HSG HUYỆN MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2013 -2014 A. Yêu cầu chung : - Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ sâu sắc, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách . - Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế để cho điểm chính xác, khoa học, khách quan . - Điểm toàn bài là 20,0 chiết đến 0, 25. B. Yêu cầu cụ thể : Câu 1 ( 4,0 điểm ) a, Yêu cầu về kĩ năng : Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu . b, Yêu cầu về kiến thức : - Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ : 2,0 điểm . ViettelStudy.vn Ước lệ cổ điển, ẩn dụ, bút pháp chấm phá, sự phối sắc tài tình, hình ảnh giàu sức gợi, sử dụng từ sáng tạo (bút pháp thi trung hữu họa), đảo ngữ, cách sử dụng vần bằng ở câu lục - Trình bày ngắn gọn, khái quát giá trị biểu đạt của các biện pháp nghệ thuật: 2,0 điểm. Vẽ nên một bức họa tuyệt mĩ về cảnh ngày xuân -> Người đọc được chiêm ngưỡng bức tranh thuần khiết, lung linh sự sống, vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống của mùa xuân lan toả, thấm sâu khắp không gian từ mặt đất, bầu trời đến cỏ cây, hoa lá… Đó là vẻ đẹp diệu kỳ rất riêng của mùa xuân. c, Cách cho điểm : - Cho tối đa 4,0 điểm nếu bài làm đáp ứng đủ các yêu cầu trên, có thể có cách trình bày khác có mắc một số lỗi nhỏ về cách diễn đạt. - Điểm 2,0: trình bày được nửa số ý của yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt, câu chữ. - Điểm 1,0: trình bày còn sơ sài, kĩ năng khái quát còn yếu, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0,5: bài làm quá sơ sài, sa vào diễn nôm. Câu 2: (8,0 điểm) a, Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, bài làm phải : - Thể hiện đúng kết cấu của một bài văn NLXH ngắn, bố cục 3 phần, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, ngôn từ chọn lọc - Tránh dùng văn kể, văn nói, mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt - Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng b, Yêu cầu về kiến thức: Cần đảm bảo các ý cơ bản sau : ViettelStudy.vn - Dẫn dắt và nêu vấn đề: trong xã hội hiện nay, nhịp sống bề bộn, hối hả của cuộc sống thường nhật đôi khi làm cho con người có thể vô tình, vô cảm với những người xung quanh Dù ở thời đại nào đồng cảm và sẻ chia vẫn là điều thiết yếu đó là lối sống, cách ứng xử đầy tình người, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của DT. - Giải thích : + Đồng cảm : biết rung cảm trước những buồn vui của người khác, hiểu và thông cảm với những gì đang diễn ra xung quanh và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề từ đó có thái độ quan tâm, giúp đỡ nhau + Sẻ chia : san sẻ niềm vui, nỗi buồn, quan tâm giúp đỡ người khác, không tỏ ra vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của những người xung quanh ? Vì sao con người cần phải biết đồng cảm, sẻ chia ? + "Sống trên đời cần có một tấm lòng", sống trong tập thể, cộng đồng con người cần phải nương tựa vào nhau, thương yêu, quan tâm, giúp đỡ nhau , nếu không cuộc sống sẽ trở nên nhạt nhẽo, vô vị + Đồng cảm, chia sẻ sẽ đem đến niềm vui cho người khác, giảm bớt nỗi đau trong lòng họ, giúp con người xích lại gần nhau hơn, thắt chặt thêm tình nghĩa, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết dân tộc. - Đồng cảm không có nghĩa là phải làm những gì thật lớn lao, thật xa vời mà có khi rất đơn giản chỉ là ánh mắt đồng tình, nụ cười thân thiện, một lời động viên, một vòng tay rộng mở, một cái nhìn trìu mến, những giọt nước mắt thương cảm đối với người khác - Chứng minh : Sự đồng cảm, sẻ chia là nhu cầu của con người từ xưa đến nay : biểu hiện cụ thể bằng những việc làm : xây dựng nhà tình nghĩa, trại trẻ mồ côi, trường học cho trẻ em tật nguyền, quỹ vì người nghèo, ủng hộ ViettelStudy.vn đồng bào lũ lụt, nạn nhân chất độc da cam, giúp những người nhiễm HIV/AIDS hòa nhập với cộng đồng các chương trình : thắp sáng ước mơ, trái tim cho em, vượt lên chính mình, ngày mai tươi sáng ). - Mở rộng: Trái với đồng cảm, sẻ chia là sự vô cảm, thơ ơ với những gì diễn ra xung quanh Đồng cảm, sẻ chia phải xuất phát từ trái tim chứ không phải là sự bố thí, ban phát, thương hại Hãy biết lắng nghe rồi đồng cảm và cuối cùng là sẻ chia, giúp đỡ. - Liên hệ : Học sinh cần có những việc làm thiết thực thể hiện tinh thần tương thân tương ái : quyên góp tặng bạn có hoàn cảnh khó khăn sách vở, quần áo, cho bạn mượn chiếc khăn mùa đông khi bạn học xa nhà, lời khuyên thật lòng để xua tan nỗi buồn lo, lắng nghe những lời tâm sự hay trò chuyện, trao đổi kiến thức - Đánh giá chung: Đồng cảm và sẻ chia là là nét đẹp trong truyền thống của dân tộc cần được giữ gìn, phát huy và đề cao. Bài học rút ra cho bản thân. c, Cách cho điểm: Đạt đủ yêu cầu trên, lỗi diễn đạt không đáng kể : 8,0 điểm. - Đạt 2/3 yêu cầu trên, phạm lỗi diễn đạt không nặng : 5,5 - 6,0 điểm . - Đạt nửa yêu cầu trên, còn phạm nhiều lỗi diễn đạt : 4,0 điểm. - Viết sai thể loại, không hiểu vấn đề, diễn đạt lủng củng, chưa biết cách dùng từ đặt câu, lỗi chính tả nhiều 1 - 2 điểm. Lưu ý: GV dựa vào bài làm cụ thể của HS linh động chiết điểm chính xác. Khuyết khích thưởng thêm điểm đối với những bài viết sáng tạo. Câu 3: (8,0 điểm) a, Yêu cầu về kĩ năng : Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết phân tích những đặc điểm nổi bật và có tình cảm, suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về nhân vật bé Thu. ViettelStudy.vn - Cảm nhận về nhân vật qua sự chuyển biến thái độ, tâm lí, hành động trước và sau khi nhận ra người cha của mình để tạo lập văn bản nghị luận giàu chất nhân văn. - Bố cục mạch lạc, hành văn lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, chữ viết cẩn thận rõ ràng . b, Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết của mình về văn bản " Chiếc lược ngà "của Nguyễn Quang Sáng, thí sinh phải trình bày được những ý cơ bản sau : * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nhân vật bé Thu : - Nhà văn Nguyễn Quang Sáng thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên. - Bé Thu là nhân vật chính của truyện để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. * Trình bày những cảm nhận về tính cách, tâm lí và tình cảm của bé Thu : - Thu là cô bé có cá tính, cứng cỏi, gan góc đến mức tưởng như ương ngạnh. Nét cá tính này của nhân vật được nhà văn miêu tả phù hợp với tâm lí trẻ em nên rất đáng được trân trọng + Thương bé Thu vì hoàn cảnh chiến tranh mà chưa biết ba của mình, đến khi ba về, Thu không nhận ba vì không giống trong ảnh Trước sự mong mỏi, khao khát được ôm ấp yêu thương con của ông Sáu, Thu vẫn từ chối, từ chối đến mức cự tuyệt. ( ba gọi thì giật mình, tròn mắt, ngơ ngác, lạ lùng, nói trổng, nhất quyết không nhờ ba chắt nước cơm, hắt trứng cá ). + Phản ứng tâm lí của bé Thu là hoàn toàn tự nhiên rất đáng được cảm thông chia sẻ. ViettelStudy.vn - Thu là cô bé có tình cảm sâu sắc, mãnh liệt nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. Tình cảm ấy khơi dậy niềm xúc động sâu xa ở người đọc. + Xúc động trước sự biến chuyển về thái độ, tâm lí, tình cảm: Khi chưa nhận ra ba thì thờ ơ, lạnh lùng; được bà ngoại giải thích, nhận ra ba thì bộc lộ tình cảm tự nhiên, mãnh liệt. (Đôi mắt con bé mênh mông bỗng xôn xao, kêu ba như xé, hôn ba nó cùng khắp ). + Tình cảm của người con bé bỏng đối với người cha thật sâu nặng, đầy khao khát bởi bị dồn nén bấy lâu. (Tất cả lời nói, hành vi của bé Thu dường như đều muốn làm nhiều hơn bình thường để bù đắp lại những ngày gần ba ). - Thu là cô bé hồn nhiên ngây thơ. Tâm hồn Thu thật trong sáng, đáng yêu, đáng mến. Sự ngây thơ hồn nhiên của con trẻ khiến người đọc càng quý mến, yêu thương… * Nhận xét đánh giá: Tác giả đã thành công trong việc xây dựng nhân vật, đặt nhân vật trong tình huống bất ngờ, éo le những vẫn tự nhiên, hợp lí để làm nổi bật sự biến chuyển tính cách và tình cảm; Ngòi bút miêu tả diễn biến tâm lí trẻ em tinh tế, chính xác. Điều đó thể hiện sự nhạy cảm, tấm lòng nhân hậu của nhà văn đối với con người và tình đời. Hình tượng nhân vật bé Thu đem đến cho thiên truyện chất thơ về tình cha con sâu nặng. c, Cách cho điểm: - Đạt các yêu cầu trên: 8,0 điểm - Đạt 2/3 yêu cầu : 5,5 -> 6,0 điểm. - Đạt 1/2 yêu cầu: 4,0 điểm. - Đạt 1/3 yêu cầu: 2,5 -> 3,0 điểm. - Bài viết sa vào thuật truyện: 1,0 điểm. …… Hết…………

Ngày đăng: 30/07/2015, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan