SỞ GD&ĐT BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011-2012 LỚP 12 THPT Môn: ĐỊA LÝ Thời gian: 90 phút (không kể phát đề) I. PHẦN BẮT BUỘC Câu 1: (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày vị trí địa lý Việt Nam và nêu ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý Việt Nam. Câu 2: (2,0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lý Việt Nam: a) Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. b) Đọc tên một số dãy núi chính ở vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc. Câu 3: (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I ( 0 C) Nhiệt độ trung bình tháng VII ( 0 C) Nhiệt độ trung bình năm ( 0 C) Hà Nội Vĩ độ: 21 0 01’B 16,4 28,9 23,5 Huế Vĩ độ: 16 0 24’B 19,7 29,4 25,1 TP.Hồ Chí Minh Vĩ độ: 10 0 47’B 25,8 27,1 27,1 a) Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Hà Nội đến Huế và TP. Hồ Chí Minh. b) Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên. II. PHẦN TỰ CHỌN (3,0 điểm). Học sinh chọn 1 trong 2 câu dưới đây: Câu 4.a: Dựa vào bảng số liệu: Diện tích rừng ở nước ta qua các năm (Đơn vị: Triệu ha) Năm 1943 1975 1990 2005 2009 Diện tích rừng 14,3 9,6 9,2 12,7 13,2 a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng trong giai đoạn 1943 – 2009. b) Kết hợp với kiến thức đã học, nhận xét về biến động diện tích rừng ở nước ta trong giai đoạn 1943 – 2009. Câu 4.b: Dựa vào bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta (Đơn vị: %) Năm Khu vực 1990 1995 2000 2005 2010 Nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp 38,7 27,2 24,5 21,0 20,6 Công nghiệp và xây dựng 22,7 28,8 36,7 41,0 41,7 Dịch vụ 38,6 44,0 38,8 38,0 37,7 a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2010. b) Kết hợp với kiến thức đã học, nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2010. - Hết - Lưu ý: Học sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam – Nhà xuất bản Giáo dục. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011-2012 LỚP 12 THPT MÔN ĐỊA LÝ Câu Nội dung Điểm a) Vị trí địa lý: - Nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực ĐNÁ. - Nêu được hệ tọa độ địa lý phần trên đất liền; trên vùng biển. (số liệu tương đối, chấp nhận sai số ở đơn vị phút) 1,0 1. b) Ý nghĩa tự nhiên: - Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên, phong phú về tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật. - Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai. 1,0 a) Các đặc điểm chung của địa hình: - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: + 3/4 diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng. + Đồng bằng, núi thấp (<1000m) chiếm 85%, núi cao > 2000m chiếm 1% diện tích cả nước. - Cấu trúc địa hình khá đa dạng: + Sự phân bậc theo độ cao, thấp dần từ TB xuống ĐN và phân hóa đa dạng. + 2 hướng chính: hướng TB – ĐN và hướng vòng cung. - Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. 1,5 2. b) Một số dãy núi chính ở vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc: Yêu cầu: chỉ kể tên (ít nhất 2 dãy núi/ vùng); không cần mô tả, phân tích thêm. 0,5 a) Nhận xét: từ Bắc vào Nam: - Nhiệt độ tb năm, nhiệt độ tb tháng I: tăng dần - Nhiệt độ tb tháng VII: cao, ít chênh lệch, riêng ở Huế nóng hơn HN và TPHCM - Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm: giảm dần. 1,5 3. b) Giải thích nguyên nhân: - Lãnh thổ trãi dài theo hướng B – N. - Hoạt động của gió mùa: gió mùa đông làm cho HN, Huế có nhiệt độ xuống < 20 0 C (tháng I); gió mùa hạ gây thời tiết nóng (tháng VII). - Ảnh hưởng của địa hình: gây thời tiết nóng bức ở Huế (tháng VII). 1,5 a) Vẽ biểu đồ: - Yêu cầu: biểu đồ hình cột hoặc đồ thị; thể hiện các đại lượng (trục đứng: Triệu ha, trục ngang: năm) đúng tỉ lệ; có tên biểu đồ; trình bày sạch, đẹp. 1,5 4.a. b) Nhận xét về tình hình biến động rừng: - Giai đoạn 1943-1990: diện tích rừng giảm; chủ yếu do chiến tranh và khai thác bừa bãi; - Giai đoạn 1990-2009: diện tích rừng có tăng lên nhờ chính sách bảo vệ rừng, trồng lại rừng của nhà nước; tuy nhiên diện tích rừng hiện vẫn không phục hồi được bằng như trước đây. - Một số ý khác như: chất lượng rừng, độ che phủ,… 1,5 4.b. a) Vẽ biểu đồ: -Yêu cầu: biểu đồ miền hoặc đồ thị, thể hiện đơn vị, cơ cấu (%) 3 khu vực kinh tế đúng tỉ lệ; có tên biểu đồ, chú thích đầy đủ, khoa học; trình bày sạch, đẹp. 1,5 b) Nhận xét: - Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng N-L-NN, tăng tỉ trọng CN-XD và DV, tuy nhiên DV tăng chưa ổn định. - Xu hướng chuyển dịch như trên là tích cực, đúng yêu cầu CNH-HĐH. - Tốc độ chuyển dịch còn chậm. 1,5 GV lưu ý: - Những ý trên chỉ mang tính chất định hướng. - Cần có sự thống nhất trong Tổ bộ môn trong việc vận dụng cho điểm trong từng ý, nhưng không được vượt quá số điểm quy định của mỗi câu. - Cần linh hoạt các phương án trả lời của học sinh đối với các câu hỏi mở (nhận xét, giải thích, ). - Cần chú ý đánh giá đúng mức việc vận dụng kiến thức, các kỹ năng (bản đồ, biểu đồ, số liệu…) của học sinh trong quá trình làm bài./. . GD&ĐT BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011-2 012 LỚP 12 THPT Môn: ĐỊA LÝ Thời gian: 90 phút (không kể phát đề) I. PHẦN BẮT BUỘC Câu 1: (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam. Atlat Địa lý Việt Nam – Nhà xuất bản Giáo dục. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011-2 012 LỚP 12 THPT MÔN ĐỊA LÝ Câu Nội dung Điểm a) Vị trí địa lý: - Nằm ở rìa phía đông bán đảo. bày vị trí địa lý Việt Nam và nêu ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý Việt Nam. Câu 2: (2,0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lý Việt Nam: a) Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt