1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 – THCS TPHCM 2011-2012 môn vật lý

1 873 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 199,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 – THCS CẤP THÀNH PHỐ TP HỒ CHÍ MINH Năm học: 2011 – 2012 Môn thi: VẬT LÝ, ngày 27-03-2012 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI Bài 1: (4 điểm) Thí nghiệm sau dùng để xác định nhiệt dung riêng của kim loại. Một bình nhiệt lượng kế có chứa nước có khối lượng m 1 = 100g đang ở nhiệt độ t 1 = 24 o C. Người ta thả một quả cân là bằng kim loại có khối lượng m 2 = 100g, đang ở nhiệt độ t 2 = 100 o C vào bình. Nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng nhiệt là t = 30,4 o C. Sau đó, người ta lại đổ thêm một lượng nước cũng có khối lượng m 1 = 100g và nhiệt độ t 1 = 24 o C vào bình thì nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng nhiệt là t’ = 27,6 o C. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c 1 = 4200J/(kg.K). Bỏ qua sư trao đổi nhiệt của hệ thống và môi trường bên ngoài. Từ những số liệu trên, hãy tìm nhiệt dung riêng c 2 của kim loại chế tạo quả cân. Bài 2: (4 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R 1 = 2Ω, R 2 = 6Ω, R 3 là một biến trở. Tất cả được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi là U = 12V. a) Lập biểu thức tính số chỉ I A của ampe kế theo giá trị R 3 . Nếu số chỉ của ampe kế là I A = 3A thì R 3 có giá trị là bao nhiêu? b) Giá trị của R 3 tăng dần từ 0 đến 12Ω, số chỉ của ampe kế sẽ thay đổi như thế nào? Bài 3: (4 điểm) Có hai loại bóng đèn. Đèn I (6V – 4W) và đèn II (3V – 3W). Để hai đèn sáng bình thường, người ta mắc chúng vào mạch với nguồn điện không đổi là U = 14V, và dùng thêm hai điện trở R 3 , R 4 . Vẽ các cách mắc để hai đèn sáng bình thường. Tìm các giá trị điện trở R 3 , R 4 trong mỗi cách mắc. Trong các cách mắc đó, cách nào có lợi hơn. Giải thích vì sao? Bài 4: (4 điểm) Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt trước thấu kính sao cho ảnh của vật qua thấu kính hiện rõ trên màn ảnh được đặt phía sau thấu kính. Gọi khoàng cách từ vật AB đến ảnh L, khoảng cách của vật AB đến thấu kính là x. a) Tìm giá trị của khoảng cách L theo giá trị của x và f. b) Sự thay đổi của khoảng cách L theo giá trị x được người ta vẽ biểu diễn như đồ thị bên. Dựa vào đồ thị, hãy tìm các giá trị x 2 , x 0 và L 0 . Bài 5: (4 điểm) Ba học sinh A, B, C cùng xuất phát từ một điểm M đi về N. Do chỉ có một xe đạp nên học sinh A chở học sinh B đi trước, còn học sinh C đi bộ. Sau một khoảng thời gian, học sinh A bỏ học sinh B rồi quay lại đón học sinh C rồi tiếp tục đi về N. Biết cả ba học sinh đến điểm N cùng lúc. Vận tốc khi đi xe đạp của học sinh A khi chở người khác là v 1 = 10km/h, vận tốc của học sinh A khi không chở người là v 1 ’ = 15km/h, vận tốc đi bộ của học sinh B và C là đều và như nhau v 2 = 5km/h. Khoảng cách MN = s = 6,5km. Hỏi ba học sinh đó đến N lúc nào? HẾT ĐỀ CHÍNH THỨC . TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 – THCS CẤP THÀNH PHỐ TP HỒ CHÍ MINH Năm học: 2011 – 2012 Môn thi: VẬT LÝ, ngày 27-03-2012 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI Bài. điểm) Ba học sinh A, B, C cùng xuất phát từ một điểm M đi về N. Do chỉ có một xe đạp nên học sinh A chở học sinh B đi trước, còn học sinh C đi bộ. Sau một khoảng thời gian, học sinh A bỏ học sinh. quay lại đón học sinh C rồi tiếp tục đi về N. Biết cả ba học sinh đến điểm N cùng lúc. Vận tốc khi đi xe đạp của học sinh A khi chở người khác là v 1 = 10km/h, vận tốc của học sinh A khi không

Ngày đăng: 30/07/2015, 10:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w