KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013 MÔN LỊCH SỬ ĐỀ THI THỬ SỐ 1

6 321 0
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013 MÔN LỊCH SỬ ĐỀ THI THỬ SỐ 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ SỐ 1 KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (3,5 điểm) Phân tích chính sách đối ngoại "Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc" của Đảng và Chính phủ cách mạng từ sau ngày 2/ 9/ 1945 đến ngày 19/ 12/ 1946. Câu II (2,0 điểm) Trình bày thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định của quân dân ta buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ 1954 kết thúc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Câu III (1,5 điểm) Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) chiến thắng nào của quân dân miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược? Nêu diễn biến chính, kết quả của chiến thắng đó. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (Câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn Phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe – Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao : Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt tình hình thế giới biến đổi như thế nào? ĐỀ THI THỬ SỐ 2 KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7 điểm) Câu I (2 điểm): Kể tên các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập từ năm 1930 đến năm 1945. Nêu nhiệm vụ, mục tiêu và vai trò của từng mặt trận? Câu II (3 điểm); Tại sao năm 1929, ở nước ta lại diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập Đảng Cộng sản? Cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc đấu tranh đó? Câu III (2điểm): So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) với chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) về hoàn cảnh lịch sử, nghệ thuật quân sự (cách đánh), kết quả và ý nghĩa lịch sử? PHẦN TỰ CHỌN: (3 điểm) Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu: Câu IV. a hoặc Câu IV. b. Câu IV. a.(3điểm) Theo chương trình chuẩn Những nguyên nhân chung và riêng dẫn tới sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai? Trong những nguyên nhân ấy, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao? Câu IV. b. (3điểm) Theo chương trình nâng cao Vì sao trong cùng thời gian thuận lợi vào giữa tháng 8-1945, nhưng ở Đông Nam Á chỉ có ba quốc gia tuyên bố độc lập, còn các nước khác giành thắng lợi ở các mức độ thấp hơn? …………………Hết……………… ĐÁP ÁN 1 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 MÔN LỊCH SỬ; KHỐI C Câu Nội dung Điểm Câu I (3,5 đ) Chính sách đối ngoại "Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc" của Đảng và Chính phủ cách mạng từ sau ngày 02/09/1945 đến ngày 19/12/1946. * Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (02/09/1945) gặp muôn vàn khó khăn: Nạn đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm Đất nước ở vào tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc" 0,25 * Để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám và nền độc lập dân tộc, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chính sách đối ngoại "Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc" nhằm " Hòa để tiến", "Thêm bạn bớt thù", "Lùi một bước để tiến xa hơn". Chính sách đó được thể hiện qua hai giai đoạn: 0,25 - Từ sau ngày 02/09/1945 đến trước 06/03/1946: + Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc ( Nhân nhượng một số yêu sách về kinh tế, chính trị như: nhường 70 ghế trong Quốc hội cho bọn tay sai, cho phép lưu hành các loại tiền Trung Quốc mất giá, cung cấp một phần lương thực ) 0,5 + Quyết tâm kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. (Quân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên chiến đấu từ ngày 23/09/1945. Nhân dân cả nước sát cánh cùng Nam Bộ kháng chiến ) 0,25 Tác dụng: Tránh trường hợp cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng. 0,5 - Từ ngày 06/03/1946 đến ngày 19/12/1946: + Ngày 28/02/1946: Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết đặt ta trước sự lựa chọn: Hoặc đánh Pháp khi Pháp ra miền Bắc, hoặc hòa hoãn với Pháp 0,25 + Ta chọn phương án hòa với Pháp bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ (06/03/1946) 0,25 + Ta và Pháp tiếp tục đàm phán ở Phôngtennơblô nhưng không có kết quả, cuộc chiến giữa ta và Pháp đang đến gần nên Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục ký với Pháp Tạm ước 14/09/1946 0,25 Tác dụng: Phân hóa kẻ thù, tránh được cuộc chiến đấu bất lợi cho ta, đẩy được quân Trung Hoa Dân quốc về nước, có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng 0,5 + Tuy nhiên, ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, âm mưu cướp nước ta một lần nữa, ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu 0,25 + Trước tình hình đó, ngày 19/12/1946, Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, chấm dứt thời kỳ hòa hoãn giữa ta và Pháp. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. 0,25 Câu II (2,0 đ) Trình bày thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định của quân dân ta buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ 1954 kết thúc chiến tranh xâm lược Đông Dương. - Hoàn cảnh lịch sử: + Ta giành thắng lợi lớn trong đông – xuân 1953 – 1954 buộc Pháp phân tán lực lượng, kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản. 0,25 + Trong tình hình đó, Nava tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh… 0,25 + Tháng 12/ 1953, Bộ Chính trị TƯ Đảng họp, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ 0,25 - Diễn biến: + Đợt 1: 13 –> 17/ 3/ 1954: + Đợt 2: 30/3-> 26/4 /1954 + Đợt 3: 1/5 -> 7/5/1954 0,75 - Kết quả, ý nghĩa:+ Loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên địch, hạ 62 máy bay… 0,25 + Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp,…, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao… 0,25 Câu III (1,5 đ) Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) thắng lợi quân sự nào của quân dân miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược? Nêu diễn biến chính, kết quả của thắng lợi đó. - Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975), thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược là thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 0,5 - Ngày 30/3/1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị,…, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam 0,25 - Đến cuối tháng 6/1972, ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch …, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn quân Sài Gòn,… 0,5 - Tuy nhiên, sau đó quân đội Sài Gòn có sự yểm trợ của Mĩ phản công gây cho ta nhiều thiệt hại. 0,25 Câu IV.a Phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe – Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô – Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, đi tới tình trạng chiến tranh lạnh, kéo theo là tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe… 0,5 - 3/1947, “Học thuyết Truman” khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu ÚSD cho Hi lạp và Thổ Nhĩ Kì…Học thuyết này nhằm củng cố chính quyền phản động…, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô… 0,5 - 6/1947, “Kế hoạch Macsan” viện trợ 17 tỉ USD cho các nước Tây Âu…Kế hoạch Macsan được thực hiện đã tạo nên sự phân chia đối lập giữa các nước Đông Âu XHCN và Tây Âu TBCN 0,5 - 4/1949, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ra đời …Đây là liên minh quân sự lớn nhất …do Mĩ cầm đầu nhằm chống … 0,5 - Trước tình hình đó, Liên Xô và các nước Đông Âu cũng liên kết thành lập các tổ chức: Hội đồng tương trợ kinh tế (1/1949) nhằm hợp tác giúp đỡ nhau để phát triển kinh tế; Tổ chức Hiệp ước Vacsava (5/1955) – Liên minh chính trị - quân sự mang tính phòng thủ của các nước XHCN. Với những sự kiện này, chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới. 1,0 Câu IV.b (3,0 đ) Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt tình hình thế giới biến đổi như thế nào? Từ sau năm 1991, khi tình trạng chiến tranh lạnh thực sự chấm dứt, tình hình thế giới diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp theo các xu thế chính sau: 0,5 - Trật tự hai cực đã sụp đổ, trật tự thế giới mới đang hình thành theo xu hướng “đa cực”… 0,5 - Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung phát triển kinh tế… 0,5 - Mĩ có lợi thế tạm thời nên ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực”… nhưng không dễ dàng. 0,5 - Hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều k/vực tình hình lại không ổn định… 0,5 Bước sang thế kỉ XXI, các quốc gia - dân tộc đứng trước những thời cơ phát triển thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức gay gắt, đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố với nhiều nguy cơ khó lường 0,5 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 2 ĐẠI HỌC NĂM 2013 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C Câu Nội dung Điểm I 2 điểm - Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (7-1936), đến tháng 8-1938 đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương. + Nhiệm vụ và mục tiêu: Tập hợp mọi tầng lớp, giai cấp, cá nhân yêu nước, không phân biệt tôn giáo, đảng phái nhằm chống phát xít đòi tự do, dân sinh, + Vai trò: Đoàn kết quần chúng nhân dân, tổ chức đấu tranh dân chủ công khai với nhiều hình thức phong phú, góp phần XD lực lượng chính trị của quần chúng, đóng góp vào thắng lợi của CM 8-1945. - Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (11-1939) + Nhiệm vụ và mục tiêu: Đoàn kết mọi tầng lớp, giai cấp, cá nhân yêu nước, không phân biệt tôn giáo, đảng phái nhằm mũi nhọn vào đế quốc phát xít và tay sai, đấu tranh giải phóng dân tộc + Vai trò: Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ gpdt. Dưới ảnh hưởng của Mặt trận nhân dân bước vào thời kỳ đấu tranh vũ trang gpdt. - Mặt trận Việt Minh (19-5-1941) + Nhiệm vụ và mục tiêu: Tập hợp mọi người VN yêu nước nhằm chống đế quốc phát xít Pháp – Nhật + Vai trò: Góp phần cùng Đảng xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. Cùng Đảng tổ chức thắng lợi cao trào kháng Nhật và Tổng khởi nghĩa tháng tám, đưa đến sự ra đời của nước VNDCCH. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 II 3 điểm - Nguyên nhân: + Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân kết thành làn sóng dân tộc thực tiễn đòi hỏi cần có 1 chính đảng vô sản lãnh đạo + Hội VN CM thanh niên không còn đủ khả năng để tiếp tục lãnh đạo + Bắc kỳ là nơi phong trào CM phát triển mạnh nhất Vì thế họ nhận thấy cần thiết phải thành lập 1 đảng vô sản. Ở Trung kỳ và Nam kỳ phong trào CM phát triển không mạnh bằng BKỳ do đó những người đứng đầu Hội VNCMTN ở đây chưa nhìn thấy yêu cầu cấp thiết phải thành lập 1 đảng VS. + 3-1929, những Hội viên tiên tiến ở B. Kỳ đã thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên , tiến hành vận động thành lập ĐCS. + Tại ĐH lần thứ nhất của Hội VNCMTN 5-1929 ở Hương Cảng (TQ) diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt xung quanh vấn đề thành lập ĐCS. Đoàn Bắc kỳ đưa ra yêu cầu nhưng không được chấp thuận - Kết quả: + 7/1929 Đông Dương CS Đảng ra đời + 8/1929 An Nam CS Đảng + 9/1929 Đông Dương CS Đảng - Ý nghĩa: + Sự ra đời là 1 xu thế khách quan + Khẳng định bước phát triển nhảy vọt của CM VN + Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng CSVN 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,5 III 2điểm a. Về hoàn cảnh lịch sử, nghệ thuật quân sự: - Giống nhau: + Đều là 2 trận quyết chiến chiến lược, là đỉnh cao của 2 cuộc tiến công chiến lược (đông – xuân 1953-1954 và Xuân 1975). + Đều được tập trung lực lượng đến mức cao nhất: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” (trong chiến dịch ĐBP) và “Tập trung đến mức cao nhất mọi lực lượng và phương tiện vật chất kỹ thuật” (chiến dịch HCM) + Cả 2 chiến dịch ta chủ động tiến công và mang tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc. - Khác nhau: + Chiến dịch ĐBP được mở ra khi chưa có Hiệp định Giơ ne vơ; chiến dịch 0.5 HCM mở ra khi có HĐ Pa ri. + Địa bàn mở chiến dịch: Chiến dịch ĐBP rừng núi; Chiến dịch HCM đồng bằng và thành phố. + Phương châm: Chiến dịch ĐBP đánh chắc tiến chắc; Chiến dịch HCM thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. + Thời gian: Chiến dịch ĐBP dài hơn so với chiến dịch HCM + Hình thức: Chiến dịch ĐBP tiến công quân sự của lực lượng vũ trang; Chiến dịch HCM kết hợp tiến công quân sự của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng + Đối tượng tiến công: Chiến dịch ĐBP chủ yếu là quân viễn chinh Pháp; Chiến dịch ĐBP chủ yếu là quân đội Sài Gòn (quân Mĩ đã rút hết về nước). b. Kết quả - ý nghĩa: - Giống nhau: Đều giành thắng lợi và là thắng lợi vĩ đại trong lịch sử đấu tranh gpdt - Khác nhau: + Chiến thắng ĐBP đã đập tan kế hoạch Na va, giáng đòn quyết định vào ý chí XL của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán ở Hội nghị Giơ ne vơ, kết thúc chiên tranh. + Chiến dịch HCM thắng lợi kết thúc 21 năm K/C chống Mĩ, 30 năm gpdt bảo vệ Tổ quốc từ sau CM tháng tám năm 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên đất nước ta. Trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước. 0.5 0.25 0.75 IV.a 3điểm - Nguyên nhân chung: + Dựa vào KH – KT + Nhờ vào trình độ tập trung SX + Vai trò điều tiết của Nhà nước - Nguyên nhân riêng: + Mĩ: Ít tổn thất trong 2 cuộc chiến tranh Có nguồn tài nguyên + Tây Âu: Tranh thủ vốn từ bên ngoài, giá nguyên liệu nhập từ thế giới thứ ba rẻ, hợp tác EC có hiệu quả + Nhật: Chi phí cho quốc phòng thấp, biên chế hành chính gọn nhẹ, len lách vào thị trường nước khác, có truyền thống tự lực, lợi dụng nguồn vốn từ bên ngoài - Nguyên nhân quan trọng: Áp dụng KH-KT - Vì: + Nhờ áp dụng KHKT đã tăng năng suất, hạ giá thành và có khả năng cạnh tranh cao + Trong những năm 50 – 70 thế kỷ XX trở đi hệ thống thuộc địa của CNTB sụp đổ. Điều đó có nghĩa là nguồn nhân công rẻ mạt, tài nguyên từ các nước thuộc địa đã hết. Nhưng các nước này vẫn phát triển nhanh chóng chứng tỏ KT phát triển là do áp dụng KHKT. + Các nước nghèo tài nguyên (dầu mỏ, khoáng sản ) ở Tây Âu, Nhật nhưng đạt được nhiều thành tựu kỳ diệu về kinh tế, vì vậy KT phát triển của các nước này là do áp dụng KHKT. Còn những nước có nhiều dầu mỏ như khối các nước Ả rập, Brunây lại không phải nước có nền KT phát triển do họ dùng dầu mỏ để xuất khẩu. + Ngày nay, những nước nào nắm được KHKT và công nghệ, làm chủ khoa học thì nước đó vươn lên, ngược lại sẽ bị tụt hậu. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 IV.b 3điểm - Giữa tháng 8-1945, một thời cơ, điều kiện vô cùng thuận lợi đối với các nước ĐNA - Tuy nhiên trong 1945 chỉ có 3 nước ĐNA tuyên bố được độc lập Inđô nê xia, VN và Lào, còn các nước khác Mã lai, Miến Điện, Phi líp pin mới chỉ giải phóng được số vùng lãnh thổ. - Nguyên nhân: + Muốn giành được độc lập phải có điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi + Điều kiện KQ là Nhật đầu hàng, các nước đồng minh không kịp quay trở lại + ĐK chủ quan là sự chủ bị của mỗi nước + Tình hình ở Inđô nê xia, VN và Lào có đủ những điều kiện này: • Inđô nê xia: Khi Nhật đầu hàng, các đảng phái như Đảng quốc dân, đặc biệt tổ chức thanh niên chống Nhật của công nhân, nông dân, trí thức do được chuẩn bị nên đã nhanh chóng giành được chính quyền. Vì vậy, Xu các nô – lãnh tụ Đảng 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 quốc dân, soạn thảo và đọc tuyên ngôn độc lập 17/8/1945. • VN có sự chuẩn bị trong suốt 15 năm qua 3 cuộc tập dượt Khi thời cơ đến Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc • Lào: Dưới sự lãnh đạo của Đảng CSĐD, nhân dân Lào cũng đã chớp thời cơ nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập 12/10/1945. + Các nước ĐNA khác, xu hướng thân đồng minh rất rõ, họ muốn dựa vào đồng minh để đánh Nhật, giành độc lập cho đất nước (Mã lai, Miến điên ) Sự hợp tác này dẫn đến quân Anh, Mĩ trở lại các nước này rất sớm, nên khi Nhật thất bại, thời cơ giành độc lập đã bị bỏ lỡ. 0.5 0.5 0.25 0.5 . ĐỀ THI THỬ SỐ 1 KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2 013 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 18 0 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu. đổi như thế nào? ĐỀ THI THỬ SỐ 2 KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2 013 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 18 0 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7 điểm) Câu. tháng 8 -19 45, nhưng ở Đông Nam Á chỉ có ba quốc gia tuyên bố độc lập, còn các nước khác giành thắng lợi ở các mức độ thấp hơn? …………………Hết……………… ĐÁP ÁN 1 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2 013 MÔN LỊCH SỬ;

Ngày đăng: 29/07/2015, 23:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan