ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 2 NĂM 2013 LỊCH SỬ CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU

5 288 0
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 2 NĂM 2013 LỊCH SỬ CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Hình thức chính quyền mới nào xuất hiện ở nước ta trong phong trào cách mạng 1930 - 1931? Khái quát sự ra đời, hoạt động và ý nghĩa của chính quyền đó. Câu II (2,5 điểm) Nêu hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước. Câu III (2,5 điểm) Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ ở miền Nam Việt Nam trong hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” có điểm gì giống và khác nhau? PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV. a hoặc IV. b) Câu IV. a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Toàn cầu hóa là gì? Nêu những biểu hiện và tác động của xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Câu IV. b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Trình bày những nét cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu nửa sau thế kỉ XX. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……… ; Số báo danh:………………………… ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Câu Đáp án Điểm PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) I (2,5 điểm) Hình thức chính quyền mới nào xuất hiện ở nước ta trong phong trào cách mạng 1930 - 1931? Khái quát sự ra đời, hoạt động và ý nghĩa của chính quyền đó. - Hình thức chính quyền mới xuất hiện ở nước ta trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là Xô viết Nghệ - Tĩnh 0,5 - Sự ra đời: TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 2 NĂM 2013 Môn: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 2 NĂM 2013 Môn: LỊCH SỬ; Khối: C (Đáp án - thang điểm có 06 trang) + Đầu năm 1930, phong trào cách mạng bùng nổ và nhanh chóng lan rộng khắp cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đến tháng 9 - 1930, phong trào đấu tranh dâng cao, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An cà Hà Tĩnh với nhiều cuộc biểu tình có vũ trang của nông dân được công nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng. Tiêu biểu là cuộc biểu tình của 8000 nông dân Hưng Nguyên ngày 12 - 9 - 1930. 0,25 - Các cuộc đấu tranh đó làm hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt ở nhiều thôn, xã. Các cấp ủy Đảng ở thôn, xã đã đứng ra lãnh đạo nhân dân tự quản lí đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa địa phương, làm chức năng của chính quyền gọi là Xô Viết. Xô Viết ra đời ở một số huyện ở Nghệ An từ tháng 9 - 1930, ở Hà Tĩnh vào cuối năm 1930 – đầu năm 1931. 0,25 - Hoạt động: + Về chính trị, quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập. 0,25 + Về kinh tế, thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất 0,25 + Về văn hóa – xã hội, chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân; xóa bỏ các tệ nạn xã hội; xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau 0,25 - Ý nghĩa: + Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Những chính sách của Xô viết thể hiện bản chất ưu việt của một chính quyền của dân, do dân, vì dân. Đây là hình thái sơ khai của chính quyền dân chủ ở nước ta. 0,50 + Tuy chỉ tồn tại trong 4 - 5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với quần chúng nhân dân trong cả nước. 0,25 II (2,5 điểm) Nêu hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước. - Hoàn cảnh lịch sử: + Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc với thắng lợi nghiêng về phe Đồng Minh. Ở châu Âu, Liên Xô phối hợp với quân Anh - Mĩ bao vây, tấn công phát xít Đức. Ở châu Á - Thái Bình Dương, phát xít Nhật ngày càng lún sâu vào thất bại. Ở Đông Dương, mâu thuẫn Pháp – Nhật trở nên gay gắt. 0,25 + Đêm 9 - 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương, tăng cường bòn rút, vơ vét của cải của nhân dân ta, đàn áp những người cách mạng. Sự kiện này tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Dương. 0,25 + Ngày 12 - 3 - 1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Hội nghị quyết định phát động một “cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ”, thực chất là khởi nghĩa từng phần “làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”. 0,25 - Diễn biến: + Ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân phối hợp với quần chúng giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện, thành lập chính quyền cách mạng. 0,25 + Ở Bắc Kì và Trung Kì, khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” đã thu hút 0,25 hàng triệu nông dân, tạo thành một phong trào đấu tranh mạnh mẽ chưa từng có. + Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa, thành lập chính quyền cách mạng, tổ chức đội du kích Ba Tơ. 0,25 + Ở Nam Kì, phong trào Việt Minh hoạt động mạnh, nhất là ở Mĩ Tho và Hậu Giang. 0,25 - Ý nghĩa: + Thể hiện tinh thần đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. Qua cao trào, lực lượng chính trị của quần chúng, lực lượng vũ trang, đội ngũ cán bộ của Đảng không ngừng lớn mạnh, lại được tập dượt đấu tranh sẵn sàng tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Đồng thời, góp phần làm cho kẻ thù ngày càng suy yếu, thúc đẩy yếu tố thời cơ nhanh chóng đi đến chín muồi. 0,25 + Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, Khu giải phóng Việt Bắc đã ra đời trở thành căn cứ địa của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. 0,2 5 + Thắng lợi của cao trào kháng Nhật cứu nước là tiền đề để cả dân tộc tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. 0,2 5 III (2,0 điểm) Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ ở miền Nam Việt Nam trong hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” có điểm gì giống và khác nhau? - Giống nhau: + Đều là các hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công miền Bắc. 0,5 + Cả hai chiến lược này đều chọn miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm các loại hình chiến tranh thực dân mới để đàn áp phong trào cách mạng thế giới. 0,25 + Đều sử dụng vai trò của chính quyền và quân đội Sài Gòn dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ thông qua viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh, nhằm bình định miền Nam, chiếm đất và giành dân. 0,25 - Khác nhau + Về âm mưu: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: sử dụng quân đội Sài Gòn (quân đội tay sai) là chủ yếu, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ để đàn áp phong trào cách mạng và nhân dân ta. Thực chất là “dùng người Việt đánh người Việt”. 0,25 Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: sử dụng quân đội Mĩ, quân Đồng minh Mĩ và quân đội Sài Gòn, quân số lúc cao nhất (1969) lên đến 1,5 triệu, trong đó quân Mĩ chiếm hơn nửa triệu. Dựa vào ưu thế quân sự, Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra thế áp đảo quân chủ lực của ta để giành lại thế chủ động trên chiến trường. 0,25 +Về thủ đoạn: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: sử dụng quân đội Sài Gòn dồn dân, lập “Ấp chiến lược”. "Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt” và nâng lên thành “quốc sách”, nhằm tách nhân dân ra khỏi lực lượng cách mạng, tiêu diệt lực lượng cách mạng. 0,25 Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “Đất thánh Việt cộng”, tấn công vào vùng giải phóng, mở rộng phạm vi chiếm đóng. Đồng thời, Mĩ còn mở rộng “Chiến tranh phá hoại” miền Bắc bằng không quân và hải quân. 0,25 PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) IV. a (3,0 điểm) Toàn cầu hóa là gì? Nêu những biểu hiện và tác động của xu thế toàn cầu hóa hiện nay. - Khái niệm toàn cầu hóa : Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. 0,50 - Những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa : + Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của của nền kinh tế thế giới tăng… 0,50 + Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát 25% tổng sản phẩm thế giới… 0,25 + Sự sát nhập và hợp nhất của các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 0,25 + Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. Đó là, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU)… 0,50 - Tác động: + Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển. 0,25 + Về mặt tích cực: thúc đẩy rất nhanh, rất mạnh việc phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. 0,25 + Về mặt tiêu cực: làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo; làm cho mọi mặt đời sống con người kém an toàn hơn; tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, xâm phạm độc lập tự chủ quốc gia… 0,25 + Toàn cầu hóa vừa là thời cơ lịch sử, vừa là thách thức gay gắt đối với các dân tộc trong đó có Việt Nam. 0,25 IV. b (3,0 điểm) Trình bày những nét cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu nửa sau thế kỉ XX. - Từ năm 1945 đến năm 1950: + Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với mưu đồ khôi phục chế độ thuộc địa, các nước Anh, Pháp, Hà Lan… đã tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm các thuộc địa cũ. 0,25 + Với kế hoạch Mácsan của Mĩ, các nước Tây Âu giai đoạn này liên minh chặt chẽ với Mĩ, đặc biệt trong việc giải quyết vấn đề Đức. Kết quả là, tháng 9 - 1949, Cộng hòa Liên bang Đức ra đời trở thành tâm điểm của sự đối đầu hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu. 0,25 - Từ năm 1950 đến năm 1973: + Nhiều nước tư bản Tây Âu vẫn tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ: ủng hộ chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam, Cộng hòa Liên bang Đức gia nhập khối NATO… 0,25 + Bên cạnh đó, cố gắng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại: Pháp rút khỏi NATO, phát triển quan hệ với Liên Xô; Pháp, Thụy Điển, Phần Lan…phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ 0,25 + Nhiều thuộc địa của các nước tư bản Tây Âu tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới. 0,25 - Từ năm 1973 đến năm 1991: + Tháng 11 - 1972, Hiệp định về những cơ sở của mối quan hệ giữa hai nước Đức được kí kết làm cho tình hình Tây Âu có dịu đi. 0,25 + Năm 1975, Định ước Henxinki được kí kết cải thiện rõ rệt tình hình căng thẳng ở Tây Âu. 0,25 + Sự kiện Bức tường Béclin sụp đổ (11 - 1989), nước Đức tái thống nhất (10 - 1990), Chiến tranh lạnh chấm dứt làm cho mối quan hệ Đông Âu – Tây Âu thay đổi căn bản. 0,25 - Từ năm 1991 đến năm 2000: Các nước Tây Âu điều chỉnh chính sách đối ngoại trong bối cảnh Chiến tranh lạnh kết thúc. 0,25 + Quá trình liên kết EU chặt chẽ hơn 0,25 + Anh tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ. Pháp, Đức là đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế. 0,25 + Các nước Tây Âu mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước đang phát triển và các nước thuộc Đông Âu, Liên Xô (cũ). 0,25 Hết . THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 2 NĂM 20 13 Môn: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ. THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 2 NĂM 20 13 Môn: LỊCH SỬ; Khối: C (Đáp án - thang điểm có 06 trang) + Đầu năm 1930, phong trào cách mạng bùng nổ và nhanh chóng. với quần chúng nhân dân trong cả nước. 0 ,25 II (2, 5 điểm) Nêu hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước. - Hoàn cảnh lịch sử: + Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ

Ngày đăng: 29/07/2015, 23:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan