1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi Học Sinh giỏi Vật Lý lớp 9 các trường (41)

10 275 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

SỞ GD – ĐT AN GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GD – ĐT THOẠI SƠN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Năm học: 2010 – 2011 Môn thi: VẬT LÝ (Phần lý thuyết ) Mã số đề: 01 Lớp : 9 Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Máy biến thế dùng để: A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định không đổi. B. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định không đổi. C. Làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện. D. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. Câu 2: Câu nào sau đây là đúng: A. Mắt hoàn toàn không giống với máy ảnh. B. Mắt hoàn toàn giống với máy ảnh. C. Mắt tương đối giống với máy ảnh, nhưng không tinh vi bằng máy ảnh. D. Mắt tương đối giống với máy ảnh, nhưng tinh vi hơn máy ảnh nhiều. Câu 3: Từ trường không tồn tại ở đâu ? A. Xung quanh nam châm. C. Xung quanh điện tích đứng yên B. Xung quanh dòng điện. D. Xung quanh trái đất. Câu 4: Để nghiên cứu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có A. Cùng tiết diện, cùng chất, nhưng chiều dài khác nhau. B. Cùng chiều dài, cùng chất, nhưng tiết diện khác nhau. C. Cùng chiều dài, cùng tiết diện, nhưng chất khác nhau. D. Cùng chất, nhưng chiều dài và tiết diện khác nhau. Câu 5: Nối vỏ kim loại của thiết bị điện với đất bằng dây dẫn sẽ đảm bảo an toàn vì A. Luôn có dòng điện chạy qua vỏ kim loại của thiết bị điện này xuống đất. B. Dòng điện không khi nào chạy qua vỏ kim loại của thiết bị này. C. Hiệu điện thế luôn luôn ổn định để thiết bị hoạt động bình thường. D. Nếu có dòng điện chạy qua cơ thể người khi chạm vào vỏ kim loại, thì cường độ dòng điện này rất nhỏ. Câu 6: Mắc nối tiếp R 1 = 40Ω và R 2 = 80 Ω vào hiệu điện thế không đổi U=12V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R 1 là: A. 0,1 A B. 0,15A C. 0,45A D. 0,3A Câu 7:Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là A. Chiều quay nam châm. B. Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn. C. Chiều của đường sức từ. D. Chiều của dòng điện trong dây dẫn. Câu 8: Cách nào dưới đây làm giảm hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện đi xa? A. Giảm tiết diện của dây dẫn. B. Tăng chiều dài của dây dẫn. C. Giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. D. Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Câu 9: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló A. Đi qua tiêu điểm. B. Song song với trục chính. C. Tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. Câu 10: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16 cm. Có thể quan sát được ảnh ảo tạo bởi thấu kính này khi vật đặt cách thấu kính A. 8 cm B. 16 cm C. 24 cm D. 32 cm Câu 11:Chọn câu nói không đúng. A. Kính lúp dùng để quan sát những vật nhỏ. B. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. C. Khi dùng kính lúp để nhìn các vật nhỏ thì ảnh quan sát được là ảnh thật lớn hơn vật. D. Độ bội giác của kính lúp càng lớn thì ảnh quan sát được càng lớn. Câu 12: Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W. khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ bao nhiêu ? A. 0,5 A B. 2 A C. 18 A D. 1,5 A Câu 13: Trong các sơ đồ sau, sơ đồ dùng để xác định điện trở bằng dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế là: V A A V V A A V A. B. C. D. Câu 14: Trong các hình vẽ dưới đây, hình vẽ nào không dùng để kí hiệu biến trở là: A. C. B. D. Câu 15: Có 2 điện trở R 1 và R 2 mắc song song, biết R 2 > R 1 > 0. Gọi R tđ là điện trở tương đương của đoạn mạch thì ta có: A. R tđ > R 2 B. R 1 < R tđ < R 2 C. 0 < R tđ < R 1 D. R tđ = R 1 Câu 16: Điện năng được đo bằng: A. Vôn kế C. Ampe kế B. Công tơ điện D. Đồng hồ đo điện đa năng. Câu 17: Công thức không dùng để tính công suất điện là A. P = R.I 2 B. P = U.I C. P = U 2 / R D. P= U.I 2 Câu 18: Xét các dây dẫn được làm từ một loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 3 lần thì điện trở của dây dẫn: A. tăng gấp 3 lần. C. giảm gấp 3 lần. B. tăng gấp 9 lần. D. không thay đổi. Câu 19: Một dây dẫn bằng nikêlin dài 20m, tiết diện 0,05mm 2 . Điện trở suất của nikêlin là 0,4.10 -6 Ωm. Điện trở của dây dẫn là A. 0,16 Ω B. 1,6 Ω C. 16 Ω D. 160 Ω. Câu 20: Tác dụng của nam châm điện trong thiết bị rơle dòng: A. Ngắt mạch điện động cơ ngừng làm việc. B. Đóng mạch điện cho động cơ làm việc. C. Ngắt mạch điện cho nam châm điện. D. Đóng mạch điện cho nam châm điện. Câu 21: Hãy chỉ ra hình vẽ không đúng trong các hình sau: A. B. C. D. I F I F F I F Câu 22: Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng hiện tượng của tia sáng khi truyền từ không khí vào nước? Không khí Không khí Không khí Không khí Nước Nước Nước Nước A. B. C. D. Câu 23: Tác dụng nào của dòng điện phụ thuộc vào chiều của dòng điện ? A. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng quang. B. Tác dụng từ. D. Tác dụng sinh lí. Câu 24: Trong máy phát điện xoay chiều có rôto là nam châm, khi máy hoạt động thì nam châm có tác dụng: A. Tạo ra từ trường. B. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây tăng. C. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây giảm. D. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn biến thiên. Câu 25: Khi mô tả về các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, câu nào sau đây mô tả không đúng: A. Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló truyền thẳng. B. Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng. C. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm. D. Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính. Câu 26: Đơn vị của điện trở là: A. Vôn. B. Oát. C. Ôm. D. Ampe. Câu 27: Lõi sắt trong nam châm điện có tác dụng gì? A. Làm cho nam châm được chắc chắn. B. Làm tăng từ trường của ống dây. C. Làm nam châm được nhiễm từ vĩnh viễn. D. Không có tác dụng gì. Câu 28: Dùng vôn kế xoay chiều có thể đo được: A. Giá trị cực đại của hiệu điện thế một chiều. B. Giá trị cực đại của hiệu điện thế xoay chiều. C. Giá trị cực tiểu của hiệu điện thế xoay chiều. D. Giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều. Câu 29: Một vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ. Đặc điểm của ảnh của vật tạo bởi thấu kính là: A. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. C. Ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. D. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. Câu 30: Ta không thể xác định thấu kính là hội tụ hay phân kì dựa vào kết luận là: A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa. B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa. C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. Hết Phòng GD-ĐT Huyện Thoại Sơn ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Năm học: 2010 – 2011 Môn thi: VẬT LÝ (Phần lý thuyết) Lớp : 9 1 - A 11 - C 21 - D 2 - D 12 - A 22 - C 3 - C 13 - A 23 - B 4 - A 14 - B 24 - D 5 - D 15 - C 25 - A 6 - A 16 - B 26 - C 7 - D 17 - D 27 - B 8 - D 18 - B 28 - D 9 - D 19 - D 29 - B 10 - A 20 - A 30 - D Hết PHÒNG GD – ĐT THOẠI SƠN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Năm học: 2010 – 2011 Môn thi: VẬT LÝ (Phần thực hành) Đề chính thức Lớp : 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Bài 1: ( 8 điểm) Với các dụng cụ hiện có, em hãy: a. Ghi vào bảng tường trình cách tiến hành xác định khối lượng riêng của sỏi. b. Chia số sỏi trên làm 2 phần, thực hiện 2 lần đo. Lập bảng kết quả xác định khối lượng riêng của sỏi ứng với 2 lần đo và trình bày kết quả tính giá trị trung bình vào bảng tường trình. Bài 2: ( 9 điểm) Với các dụng cụ đã cho, em hãy tiến hành: a. Xác định công suất của bóng đèn với các hiệu điện thế khác nhau. b. Xác định công suất của quạt điện. Yêu cầu thực hiện 3 lần đo đối với mỗi dụng cụ và tính các công suất tương ứng với các lần đo. Tính giá trị trung bình của các công suất đó. Bài tường trình theo các yêu cầu: ( 3 điểm) Bài 1: - Trình bày cách tiến hành xác định khối lượng riêng của sỏi. - Lập bảng kết quả xác định khối lượng riêng của sỏi. - Trình bày kết quả tính giá trị trung bình. Bài 2: - Lập bảng kết quả đo U, I, tính giá trị công suất của bóng đèn. Nhận xét kết quả đo được. - Lập bảng kết quả đo U, I, tính giá trị công suất của quạt điện. Nhận xét kết quả đo được. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Năm học: 2010 – 2011 Môn thi : VẬT LÝ (Phần thao tác) Lớp: 9 I. Hướng dẫn phần thực hành điện: - Giám khảo để thí sinh tự mắc mạch điện. - Giám khảo kiểm tra lại mạch điện sau khi đã mắc xong. - Nếu thí sinh mắc đúng thì cho đóng khóa K, thí sinh bắt đầu làm bài. - Nếu mắc sai: + Giám khảo trừ 1 điểm và báo cho thí sinh mắc lại. + Nếu sau khi mắc lần 2, thí sinh tiếp tục sai, thì giám khảo cho điểm 0 bài này. - Nếu thí sinh mắc sai, không báo giám khảo và đóng khóa K làm hỏng dụng cụ thì loại không cho thí sinh tiếp tục thi. - Chú ý: Đứt cầu chì không kể là hỏng dụng cụ. II. Hướng dẫn chấm điểm thao tác: Bài 1: ( 8 đ) Thao tác thực hiện : 7,5 đ Tổ chức kỷ luật : 0,5 đ Các bước thực hiện: - Cân khối lượng sỏi, điều chỉnh cân bằng ……………………………………………. 1,0đ - Đọc đúng giá trị của khối lượng m ……………………………………………………0,5 đ. - Đổ nước vào bình chia độ …………….………………………………………… … 0,5 đ. - Mắt nhìn thẳng vào bình chia độ, xác định V 1 …….…………………………….…… 0,5đ - Lần lượt cho sỏi vào bình chia độ ………………….………………………………….0,5 đ - Mắt nhìn thẳng vào bình chia độ, xác định V 2 …….…………………………………. 0,5 đ - Thể tích của sỏi : V = V 2 – V 1 ………………………………………………….…… 0,25 đ Các bước thực hiện ở lần 2, cho điểm tương tự như lần 1. Bài 2: (9đ) Thao tác thực hiện : 8,5 đ Tổ chức kỷ luật : 0,5 đ a. Xác định công suất của bóng đèn: ( 4 đ) - Mắc đúng mạch điện, có khóa K và biến trở …………………………………………. 2,0đ - Điều chỉnh con chạy C của biến trở ( giá trị của biến trở nhỏ dần) để có giá trị của U và I tương ứng………………………………………………………………… 1,5đ ( Nếu học sinh không sử dụng biến trở mà thay đổi trực tiếp hiệu điện thế của nguồn điện thì chỉ cho 0,5đ). - Dây nối gọn gàng ………………………………………………… …………….……0,5đ b. Xác định công suất của quạt điện: (4đ) - Mắc đúng mạch điện, có khóa K và biến trở……………………………… …………1,0đ. - Tháo bóng đèn ra khỏi mạch điện, mắc quạt vào vị trí của bóng đèn. Biến trở được điều chỉnh về vị trí lớn nhất. ……………………… ………………………………………….…1,0đ. - Điều chỉnh nguồn để lấy ra hiệu điện thế khoảng 3V ………… ………………….… 0,5đ. - Đóng công tắc K và đều chỉnh biến trở sao cho vôn kế luôn chỉ giá trị U=2,5V …… 0,5đ. - Thực hiện 3 lần đo, đọc các giá trị tương ứng của U và I ……….……………………1,0đ. - Dây nối gọn gàng ……………… ……………………… ……………………….……0,5đ HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Năm học: 2010 – 2011 Môn thi: VẬT LÝ ( Phần tường trình) Lớp: 9 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI TƯỜNG TRÌNH: ( 3 điểm) Bài 1: ( 1,5 đ) - Trình bày cách tiến hành xác định khối lượng riêng của sỏi……………… …………… 0,5đ. - Lập bảng kết quả xác định khối lượng riêng của sỏi…………… ……………………… 0,5đ. - Trình bày kết quả tính giá trị trung bình……………… ………………………………….0,5đ. Bài 2: ( 1,5 đ) - Lập bảng kết quả đo U, I, tính giá trị công suất của bóng đèn……… ……………………0,5đ - Lập bảng kết quả đo U, I, tính giá trị công suất của quạt điện………… …………………0,5đ - Nhận xét kết quả đo được ( cả trường hợp cho bóng đèn và cho quạt điện)….… ……… 0,5đ PHIẾU CHẤM THAO TÁC THỰC HÀNH MÔN VẬT LÝ 9 HỌ VÀ TÊN THÍ SINH: …………………………………. Số báo danh:…………. Bài 1: Thao tác thực hiện : 7,5 đ. Tổ chức kỷ luật : 0,5 đ Thao tác đúng Điểm tối đa cả 2 lần Điểm chấm lần 1 Điểm chấm lần 2 Tổng điểm + Cân khối lượng sỏi, điều chỉnh cân bằng 2,0 + Đọc đúng giá trị của khối lượng m 1,0 + Đổ nước vào bình chia độ 1,0 + Mắt nhìn thẳng vào bình chia độ, xác định V 1 1,0 + Lần lượt cho sỏi vào bình chia độ 1,0 + Mắt nhìn thẳng vào bình chia độ, xác định V 2 1,0 + Thể tích của sỏi : V = V 2 – V 1 0,5 + Tổ chức kỷ luật 0,5 Bài 2: Thao tác thực hiện : 8,5 đ. Tổ chức kỷ luật : 0,5 đ a-Xác định công suất của bóng đèn: ( 4,25 đ) Thao tác đúng Điểm tối đa Điểm chấm + Mắc đúng mạch điện, có khóa K và biến trở 2,0 + Điều chỉnh con chạy C của biến trở ( giá trị của biến trở nhỏ dần) để có giá trị của U và I tương ứng * ( Nếu học sinh không sử dụng biến trở mà thay đổi trực tiếp hiệu điện thế của nguồn điện thì chỉ cho 0,5đ). 1,5 + Dây nối gọn gàng 0,5 + Tổ chức kỷ luật 0,25 b-Xác định công suất của quạt điện: (4,75đ) Thao tác đúng Điểm tối đa Điểm chấm + Mắc đúng mạch điện, có khóa K và biến trở 1,0 + Tháo bóng đèn ra khỏi mạch điện, mắc quạt vào vị trí của bóng đèn. Biến trở được điều chỉnh về vị trí lớn nhất. 1,0 + Điều chỉnh nguồn để lấy ra hiệu điện thế khoảng 3V 0,5 + Đóng công tắc K và đều chỉnh biến trở sao cho vôn kế luôn chỉ giá trị U=2,5V 0,5 + Thực hiện 3 lần đo, đọc các giá trị tương ứng của U và I 1,0 + Dây nối gọn gàng 0,5 + Tổ chức kỷ luật 0,25 Giám khảo 1 ………………………………… Chữ ký: Điểm dự kiến: Giám khảo 1 ………………………………… Chữ ký: Điểm dự kiến: Điểm thống nhất: Bằng số: Bằng chữ: . D 19 - D 29 - B 10 - A 20 - A 30 - D Hết PHÒNG GD – ĐT THOẠI SƠN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Năm học: 2010 – 2011 Môn thi: VẬT LÝ (Phần thực hành) Đề chính thức Lớp : 9 . SỞ GD – ĐT AN GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GD – ĐT THOẠI SƠN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Năm học: 2010 – 2011 Môn thi: VẬT LÝ (Phần lý thuyết ) Mã số đề: 01 Lớp : 9 Thời gian làm bài: 30. vật. D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. Hết Phòng GD-ĐT Huyện Thoại Sơn ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Năm học: 2010 – 2011 Môn thi: VẬT

Ngày đăng: 29/07/2015, 17:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN