Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
110,16 KB
Nội dung
Mã đề A. Trang :1 PHÒNG GD – ĐT CHỢ MỚI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KN THTN NĂM HỌC : 2011 - 2012 MÔN : VẬT LÍ 9 ( Phần lý thuyết ) Thời gian : 30 phút ( không kể thời gian phát đề ) Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau : Câu 1: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng thêm 12V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là : A. 1A. B. 1.5A. C. 2A. D. 0,5A. Câu 2: Khi đặt hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I . Hệ thức biểu thị định luật Ôm là : A. I = R U B. R = I U C. U = I. R D. Cả 3 hệ thức trên . Câu 3: Điện trở của một đoạn dây dẫn nhất định A. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua nó . B. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. C. Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu nó. D. Giảm khi cường độ dòng điện qua dây giảm . Câu 4: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 24V, khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là I = 1,2A. Nếu tăng điện trở thêm 10 mà vẫn giữ nguyên cường độ dòng điện thì phải sử dụng nguồn điện có hiệu điện thế A. 24V. B. 30V. C. 12V. D. 36V Câu 5: Theo đồ thị, thông tin nào đúng khi so sánh giá trị các điện trở A. R 1 > R 2 > R 3 . B. R 3 > R 2 > R 1 . C. R 2 > R 1 > R 3 . D. R 1 = R 2 = R 3. Câu 6: Hai điện trở R 1 = 16 và R 2 = 8 được mắc nối tiếp với nhau, và được mắc vào 1 nguồn điện không đổi U = 12V . Thì cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng : A. 0,5 A B. 1A C. 0,2 A D. 1,5 A Câu 7: Đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 và R 2 mắc song song, điện trở tương đương được tính theo công thức: A. R tđ = 21 11 RR B. 21 21 . RR RR R td C. 21 21 .RR RR R td D. 21 1 . 1 RR R td 200 100 50 0 I (mA) U (V) 12 R 3 R 2 R 1 ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ A Mã đề A. Trang :2 Câu 8: Có hai điện trở R 1 và R 2 mắc song song, biết R 2 > R 1 > 0. Gọi R tđ là điện trở tương đương của mạch điện thì ta có : A. R tđ > R 2 > 0 B. R tđ > R 1 > 0 C. R tđ > R 1 > R 2 D. R 2 > R 1 > R tđ Câu 9: Hai đoạn dây bằng đồng cùng chiều dài có tiết diện và điện trở tương ứng là S 1 , R 1 và S 2 , R 2 . Hệ thức nào dưới đây đúng? A. 2211 RSRS B. 2 2 1 1 R R R S C. 2121 SSRR D. 1 2 1 2 R S S = R . Câu 10: Một sợi dây đồng dài 1000m, có tiết diện 2mm 2 và có điện trở suất là 1,710 -8 m. Vậy điện trở dây đồng là : A. 8 B. 8.5 C. 0.85 D. 85 Câu 11: Công suất điện của một đoạn mạch bất kì cho biết A. Năng lượng của dòng điện chạy qua mạch đó. B. Các loại tác dụng mà dòng điện gây ra ở đoạn mạch. C. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. D. Điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian. Câu 12: Đặt một hiệu điện U = 6 V vào hai đầu một bóng đèn có điện trở R = 3 thì công suất tiêu thụ của bóng đèn là : A. P = 12W B. P = 10 W C. P =18W D. P= 11W Câu 13 : Dòng điện có cường độ I = 0,2A chạy qua một điện trở R = 30 trong thời gian 600 giây. Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở là : A. Q = 60J B. Q = 120J C. Q = 720J D. Q = 3600J Câu 14: Nối vỏ kim loại của thiết bị điện với đất bằng dây dẫn sẽ đảm bảo an toàn, vì : A. Luôn có dòng điện chạy qua vỏ kim loại của thiết bị điện này xuống đất. B. Dòng điện không khi nào chạy qua vỏ kim loại của thiết bị này. C. Hiệu điện thế luôn ổn định để thiết bị này hoạt động bình thường. D. Nếu có dòng điện chạy qua cơ thể người khi chạm vào vỏ kim loại, thì cường độ dòng điện này rất nhỏ. Câu 15: Cuộn sơ cấp máy biến thế có 1 000 vòng, cuộn thứ cấp có 2 000 vòng. Để lấy ra ở cuộn thứ cấp một hiệu điện thế 12V thì phải đưa vào cuộn sơ cấp một hiệu điện thế bằng bao nhiêu ? A. 3V B. 6V C. 12V D. 24V Mã đề A. Trang :3 Câu 16: Máy biến thế dùng để : A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi. B. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định, không đổi. C. Làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện. D. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. Câu 17: A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f, ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB. Gọi d là khoảng cách từ vật đến thấu kính, điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về mối quan hệ giữa d và f? A. d = f B. d > f C. d = 2f D. d < f Câu 18: Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào để hiện tượng xảy ra dễ quan sát nhất ? A. Song song với kim nam châm. B. Tạo với kim nam châm một góc bất kỳ. C. Vuông góc với kim nam châm. D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn. Câu 19: Một cuộn dây dẫn bằng đồng sẽ hút chặt một kim nam châm khi : A. Không có dòng điện nào chạy qua cuộn dây dẫn . B. Có dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây . C. Có dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây . D. Nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai cực của nam châm . Câu 20: Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định: A. Chiều của đường sức từ bên ngoài ống dây. B. Chiều của đường sức từ bên trong lòng ống dây. C. Chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện đặt trong lòng ống dây. D. Chiều của đường sức từ của một thanh nam châm. Câu 21: Người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện vì : A. Sắt non không bị nhiễm từ khi được đặt trong từ trường của dòng điện. B. Sắt non có thể rẽ tiền hơn các vật liệu khác như thép, côban. C. Sắt non bị mất từ tính ngay khi ngắt dòng điện qua ống dây D. Sắt non giữ được từ tính khi ngắt dòng điện qua ống dây. Câu 22: Dây dẫn có dòng điện chạy qua chịu tác dụng của lực điện từ khi A. Dây dẫn đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ. B. Dây dẫn đặt trong từ trường và song song với đường sức từ. C. Dây dẫn đặt ngoài từ trường và không song song với đường sức từ. D. Dây dẫn đặt ngoài từ trường và song song với đường sức từ. Câu 23: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa vào A. Tác dụng từ của dòng điện. B. Tác dụng của nam châm lên dây dẫn có dòng điện chạy qua. C. Tác dụng chuyển hóa điện năng thành cơ năng. D. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Mã đề A. Trang :4 Câu 24: Với điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín ? A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây lớn. B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên . C. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây nhỏ D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây là không thay đổi Câu 25: Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra chỉ : A. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn. B. Chiều của đường sức từ. C. Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua. D. Chiều của cực Bắc của kim nam châm đứng cân bằng trong từ trường. Câu 26: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt A. Bị hắt trở lại môi trường cũ. B. Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai. D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Câu 27: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA = 2 f cho ảnh A’B’. Hỏi ảnh A’B’có đặc điểm gì ? A. Là ảnh ảo, cùng chiều, cao gấp 2 lần vật B. Là ảnh thật, ngược chiều, cao gấp 2 lần vật C. Là ảnh ảo, ngược chiều, cao gấp 2 lần vật D. Là ảnh thật, cùng chiều, cao gấp 2 lần vật Câu 28: Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ, ảnh A’B’ = 2 1 AB thì khoảng cách từ vật đến thấu kính là: A. OA = 2 f B. OA = f C. OA = 2f D. OA = 3f Câu 29: Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính 15 cm. Ảnh sẽ ngược chiều với vật khi tiêu cự của thấu kính là: A. 40 cm. B. 30 cm. C. 20 cm D. 10 cm. Câu 30: Tia tới có đường kéo dài qua tiêu điểm của thấu kính phân kỳ cho tia ló: A. Đi qua tiêu điểm . B. Tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. C. Song song với trục chính. D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. Hết Mã đề A. Trang :5 PHÒNG GD – ĐT CHỢ MỚI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KN THTN NĂM HỌC : 2011 - 2012 MÔN : VẬT LÍ 9 ( Phần lý thuyết ) Thời gian : 30 phút ( không kể thời gian phát đề ) Họ tên :……………………………………… Ngày sinh :………………………………… Nơi sinh : …………………………………… Học sinh trường : …………………………… Kỳ thi: ………………………. Khoá ngày: ………………… Hội đồng thi :………………… ……………………………… Số thứ tự Giám thị 1 Giám thị 2 Số mật mã Số báo danh :………………………………… Số phòng : …………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Điểm (bằng số ) Điểm (bằng chữ) Giám khảo 1 Giám khảo 2 Số mật mã PHẦN TRẢ LỜI Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Đáp Án Câu Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Đáp Án Câu Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 Đáp Án ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ : Mã đề A. Trang :6 PHÒNG GD – ĐT CHỢ MỚI ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HS GIỎI KN THTN NĂM HỌC : 2011 - 2012 MÔN : VẬT LÍ 9 ( Phần lý thuyết ) Thời gian : 30 phút ĐÁP ÁN Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Đáp Án B A C D B A B D A B Câu Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Đáp Án D A C D B D C A C B Câu Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 Đáp Án C A D B C D A B D C MÃ ĐỀ : A Mã đề A. Trang :7 PHÒNG GD – ĐT CHỢ MỚI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KN THTN NĂM HỌC : 2011 - 2012 MÔN : VẬT LÍ 9 ( phần thực hành ) Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề ) Phòng : …………Số báo danh…………. Thí sinh làm hai bài thí nghiệm sau và ghi kết quả vào giấy thi : Bài 1: ( 7,0 điểm ) Với các dụng cụ có sẵn bao gồm: 1 nguồn điện 6V một chiều, 10 đoạn dây dẫn, 1 công tắc, 1 biến trở, 1vôn kế 1 chiều, 1 ampekế 1 chiều, 1 cuộn dây điện trở, 1 bảng lắp điện. Hãy làm thí nghiệm để xác định giá trị điện trở của cuộn dây ( Tiến hành 3 lần thí nghiệm với các hiệu điện thế khác nhau giảm dần, sau đó tính giá trị trung bình của điện trở ) Biết dây điện trở trên có đường kính 0,3 mm, làm bằng contantan điện trở suất là 0,50. 10 -6 m . Tính chiều dài dây dẫn ? Bài 2: (7,0 điểm ) Với các dụng cụ có sẵn bao gồm: 1 giá đỡ, 1 lực kế, 1 bình chia độ, 1 cốc nước, khoảng 5 hòn sỏi ( đá ), khăn lau, 2 bọc ny long, 1 đoạn dây Với các dụng cụ đã cho, thực hành nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét theo các yêu cầu sau: 1. Đo lực đẩy Ác-si-mét. Đo 3 lần, lấy kết quả ghi vào bài tường trình. 2. Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật. Đo 3 lần, lấy kết quả ghi vào bài tường trình. 3. So sánh kết quả đo F A và P. Nhận xét và rút ra kết luận. 4. Từ kết quả đo được hãy tính khối lượng riêng của sỏi Bài tường trình thực hiện theo các yêu cầu : Bài 1 : ( 3,0 điểm ) - Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở - Lập bảng kết quả đo U, I, tính giá trị điện trở tương ứng - Tính chiều dài của đoạn dây dẫn. Bài 2 : ( 3,0 điểm ) - Lập bảng kết quả đo lực đẩy Ác-si-mét. - Kết quả đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật. - So sánh kết quả đo F A và P. Nhận xét và rút ra kết luận. - Tính khối lượng riêng của sỏi. Hết ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề A. Trang :8 HÒNG GD – ĐT CHỢ MỚI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KN THTN NĂM HỌC : 2011 - 2012 MÔN : VẬT LÍ 9 ( phần thực hành ) HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN THAO TÁC: I. Hướng dẫn phần thực hành điện: - Giám khảo để thí sinh tự mắc mạch điện. - Giám khảo kiểm tra lại mạch điện sau khi thí sinh đã mắc xong. - Nếu thí sinh mắc đúng thì cho đóng khóa K, thí sinh bắt đầu làm bài. - Nếu thí sinh mắc sai: + Giám khảo -1 điểm và cho thí sinh tự mắc lại. + Nếu sau khi mắc lần thứ 2, thí sinh vẫn sai, thì giám khảo cho điểm 0 bài thực hành này. - Nếu mạch không hoạt động do dụng cụ thì giám khảo đổi dụng cụ cho học sinh Chú ý: Nếu thí sinh lúc đầu chưa biết thao tác tiến hành thí nghiệm, do nhìn bạn mà biết, sau đó làm đủ và đúng từng bài thì cho điểm tổng thao tác là mỗi tối đa là : + Bài 1: 3 điểm + Bài 2: 3 điểm. II. Hướng dẫn chấm điểm thao tác: Bài 1 : 7 điểm Bài Thao tác đúng Điểm tối đa Điểm chấm a) Lắp mạch ( 3 điểm ) - Lắp đúng mạch điện - Các bộ phận trong mạch điện bố trí đều - Các bộ phận trong mạch điện bố trí hợp lí - Dây dẫn gọn, không chéo 1,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Bài 1: 7 điểm b) Mạch hoạt động ( 4 điểm ) - Công tắc mở khi lắp mạch - Đặt con chạy của biến trở ở vị trí điện trở lớn nhất trước khi đóng công tắc ( 0,25đ x 3 lần ) - Điều chỉnh biến trở để thay đổi hiệu điện thế ( 0,25đ x 3 lần ) 0,5đ 0,75đ 0,75đ ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề A. Trang :9 - Đặt mắt đọc đúng số chỉ của ampekế và vônkế ( 0,5đ x 3 lần ) - Sau khi làm thí nghiệm bài 1 xong, tháo các thiết bị đã mắc, sắp xếp gọn gàng 1,5đ 0,5 đ Bài Thao tác đúng Điểm tối đa Điểm chấm a) Đo lực đẩy Ác-si-mét ( 4 điểm ) - Điều chỉnh giá thí nghiệm thẳng đứng - Điều chỉnh lực kế trước khi đo - Đo trọng lượng P của vật khi vật đặt trong không khí. Treo lực kế vào giá đỡ, Đặt mắt đọc đúng kết quả trên lực kế (0,5đ x 3 lần ) - Đo hợp lực F của các lực tác dụng lên vật khi vật chìm trong nước. (nếu làm nước tràn - 0,5đ) (0,5đ x 3 lần ) - Vật không chạm vào thành cốc và đáy cốc - Xác định độ lớn lực đẩy Acsimet bằng công thức: F A = P - F 0,25đ 0,25đ 1,5đ 1,5đ 0,25đ 0,25đ Bài 2: 7 điểm b) Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật (3 điểm ) - Đặt bình chia độ thẳng đứng - Rót nước vào bình chia độ đúng cách - Đánh dấu mực nước trong bình trước khi nhúng vật vào: V 1 - Thả vật vào và lấy vật ra đúng cách - Đánh dấu mực nước trong bình sau khi nhúng vật chìm trong nước: V 2 - Thể tích V của vật : V=V 1 -V 2 .Đặt mắt đọc đúng kết quả trên bình chia độ (0,25đ x 3 lần ) - Đổ thể tích nước V vào bọc và dùng lực kế đo trọng lượng của phần nước (0,25đ x 3 lần) 0,25 đ 0,25 đ 0.25đ 0,5 đ 0,25đ 0,75 đ 0,75đ Mã đề A. Trang :10 PHIẾU CHẤM THAO TÁC VẬT LÝ 9 HỌ TÊN THÍ SINH : ………………………………………………………. SBD : ……………… Bài 1 : 7 điểm Bài Thao tác đúng Điểm tối đa Điểm chấm a) Lắp mạch ( 3 điểm ) - Lắp đúng mạch điện - Các bộ phận trong mạch điện bố trí đều - Các bộ phận trong mạch điện bố trí hợp lí - Dây dẫn gọn, không chéo 1,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Bài 1: 7 điểm b) Mạch hoạt động ( 4 điểm ) - Công tắc mở khi lắp mạch - Đặt con chạy của biến trở ở vị trí điện trở lớn nhất trước khi đóng công tắc ( 0,25đ x 3 lần ) - Điều chỉnh biến trở để thay đổi hiệu điện thế ( 0,25đ x 3 lần ) - Đặt mắt đọc đúng số chỉ của ampekế và vônkế ( 0,5đ x 3 lần ) - Sau khi làm thí nghiệm bài 1 xong, tháo các thiết bị đã mắc, sắp xếp gọn gàng 0,5đ 0,75đ 0,75đ 1,5đ 0,5 đ Bài Thao tác đúng Điểm tối đa Điểm chấm Bài 2: 7 điểm a) Đo lực đẩy Ác-si-mét ( 4 điểm ) - Điều chỉnh giá thí nghiệm thẳng đứng - Điều chỉnh lực kế trước khi đo - Đo trọng lượng P của vật khi vật đặt trong không khí. Treo lực kế vào giá đỡ, Đặt mắt đọc đúng kết quả trên lực kế (0,5đ x 3 lần ) - Đo hợp lực F của các lực tác dụng lên vật khi vật chìm trong nước. (nếu làm nước tràn - 0,5đ) (0,5đ x 3 lần ) - Vật không chạm vào thành cốc và đáy cốc 0,25đ 0,25đ 1,5đ 1,5đ 0,25đ [...]... - Đặt bình chia độ thẳng đứng - Rót nước vào bình chia độ đúng cách - Đánh dấu mực nước trong bình trước khi b) Đo trọng nhúng vật vào: V1 lượng của - Thả vật vào và lấy vật ra đúng cách phần nước - Đánh dấu mực nước trong bình sau khi có thể tích nhúng vật chìm trong nước: V2 bằng thể - Thể tích V của vật : V=V1-V2 Đặt mắt đọc tích của vật đúng kết quả trên bình chia độ (0,25đ x 3 (3 điểm ) lần ) -... lần) Giám khảo 1 : …………………… 0,25 đ 0,25 đ 0.25đ 0,5 đ 0,25đ 0,75 đ 0,75đ Điểm dự kiến : Điểm thống nhất : Chữ ký : ………………………………… Giám khảo 2 : …………… 0,25đ Điểm dự kiến : Chữ ký : ………………………………… Mã đề A Trang :11 . Mã đề A. Trang :1 PHÒNG GD – ĐT CHỢ MỚI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KN THTN NĂM HỌC : 2011 - 2012 MÔN : VẬT LÍ 9 ( Phần lý thuyết ) Thời gian : 30 phút ( không kể thời gian phát đề ) Chọn. Hết Mã đề A. Trang :5 PHÒNG GD – ĐT CHỢ MỚI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KN THTN NĂM HỌC : 2011 - 2012 MÔN : VẬT LÍ 9 ( Phần lý thuyết ) Thời gian : 30 phút ( không kể thời gian phát đề ) Họ. ÁN Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Đáp Án B A C D B A B D A B Câu Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Đáp Án D A C D B D C A C B Câu Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 Đáp Án C A D B C D A B D C MÃ ĐỀ : A Mã đề A. Trang :7 PHÒNG GD – ĐT CHỢ MỚI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KN THTN NĂM HỌC : 2011 - 2012 MÔN : VẬT LÍ 9 ( phần thực hành )