1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi Học Sinh giỏi Vật Lý lớp 9 các trường (37)

10 298 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1 3,0 1,5 0 I (A) U(V) 60 R 30 UBND HUYỆN AN PHÚ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GD - ĐT AN PHÚ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Năm học: 2011 – 2012 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: VẬT LÝ ( Phần lý thuyết ) KHỐI LỚP: 9 SBD: …… PHÒNG: … Thời gian: 30 phút ( không kể thời gian phát đề ) Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau : ( 30,0 điểm ) Câu 1: Đồ thị cho biết mối quan hệ giữa cường độ dòng điện (I) chạy trong dây dẫn với hiệu điện thế (U) giữa hai đầu dây dẫn đó. Dựa vào đồ thị cho biết thông tin nào dưới đây là sai ? A. Khi hiệu điện thế U = 60V thì cường độ dòng điện là 3,0A. B. Khi hiệu điện thế U = 30V thì cường độ dòng điện là 1,5A. C. Khi hiệu điện thế U = 15V thì cường độ dòng điện là 1,0A. D. Khi hiệu điện thế U = 0V thì cường độ dòng điện là 0A. Câu 2: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 24V, khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là I = 1,2A. Nếu tăng điện trở thêm 10 mà vẫn giữ nguyên cường độ dòng điện thì phải sử dụng nguồn điện có hiệu điện thế bằng bao nhiêu? A. 200V. B. 36V. C. 30V. D. 12V. Câu 3: Mắc điện trở R 1 vào nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị I 1 . Thay điện trở R 1 bởi điện trở R 2 thì cường độ dòng điện qua mạch có giá trị I 2 . Biết I 1 = 2I 2 . Mối liên hệ giữa R 1 và R 2 : A. 1 R = 2 R . B. 1 R = 2R 2 . C. 1 R = 2 R 2 . D. 2 R = 1 R 2 . Câu 4: Gọi n 1 và n 2 lần lượt là số vòng của cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến thế. Trường hợp nào sau đây không thể có ? A. n 1 = n 2 B. n 1 < n 2 C. n 1 > n 2 D. n 1 có thể lớn hoặc nhỏ hơn n 2 . Câu 5: Theo đồ thị, thông tin nào đúng khi so sánh giá trị các điện trở? A. R 1 = R 2 . B. R 2 = 0,25R 1 . C. R 1 = 4R 2 . D. R 2 = 4R 1 . Câu 6: Giữa 2 điểm A,B của một mạch điện có hiệu điện thế không đổi U=24V, người ta mắc song song 2 dây điện trở R 1 = 10Ω và R 2 = 15Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở lần lượt là: A. U 1 = 2,4V; U 2 = 1,6V. B. U 1 = 24V; U 2 = 24V. C. U 1 = 12V; U 2 = 12V. D. U 1 = 4V; U 2 = 20V. Mã đề A 100 25 0 I (mA) U (V) 12 R 2 R 1 2 Câu 7: Mắc một bóng đèn pin vào hai cực của một pin còn tốt bằng dây dẫn ngắn rồi sau đó bằng dây dẫn cùng loại nhưng dài hơn. Hỏi cường độ sáng của bóng đèn trong hai trường hợp như thế nào? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau: A. Trường hợp thứ nhất sáng mạnh hơn trường hợp thứ hai. B. Trường hợp thứ nhất sáng yếu hơn trường hợp thứ hai. C. Cả hai trường hợp cường độ sáng là như nhau. D. Cả hai trường hợp đèn đều không sáng. Câu 8: Cho ba bóng đèn cùng loại mắc nối tiếp vào nguồn điện. Nhận xét nào sau đây về độ sáng của các đèn là đúng? A. Đèn 1 sáng nhất, sau đó đến đèn 2. Đèn 3 tối nhất. B. Các đèn sáng như nhau. C. Đèn 3 sáng nhất, sau đó đến đèn 2. Đèn 1 tối nhất D. Đèn 1 và 3 sáng như nhau. Đèn 2 tối hơn. Câu 9: Nếu đồng thời tăng cường độ dòng điện và thời gian dòng điện qua một dây dẫn lên 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn đó A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. tăng 8 lần. D. tăng 16 lần. Câu 10: Chọn câu trả lời đúng nhất. Khi làm một thí nghiệm đưa hai đầu của hai thanh nam châm lại gần nhau, ta thấy chúng đẩy nhau. Vậy hai cực đó là gì ? A. Là hai cực Bắc. B. Là hai cực Nam. C. Là hai cực khác tên. D. Là hai cực cùng tên. Câu 11: Điều nào sau đây đúng khi nói về cực từ của ống dây có dòng điện chạy qua. A. Đầu có các đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam. B. Đầu có các đường sức từ đi vào là cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam. C. Đầu có các đường sức từ đi vào là cực âm, đầu còn lại là cực dương. D. Đầu có các đường sức từ đi vào là cực dương, đầu còn lại là cực âm. Câu 12: Khi đặt một nam châm thẳng gần một ống dây, hiện tượng gì sẽ xảy ra? Chọn phương án đúng trong các phương án sau: A. Chúng luôn hút nhau. B. Chúng luôn đẩy nhau. C. Chúng không tương tác gì với nhau nếu trong ống dây không có dòng điện chạy qua. D. Trong mọi điều kiện, chúng không bao giờ tương tác nhau. Câu 13: Vì sao cho lõi sắt vào trong lòng cuộn dây có dòng điện chạy qua lại làm tăng tác dụng từ của cuộn dây? A. Vì lõi sắt dẫn điện tốt, làm tăng cường độ dòng điện qua cuộn dây. B. Vì lõi sắt làm cuộn dây nặng hơn nên tác dụng từ mạnh hơn. C. Vì lõi sắt bị nhiễm từ trở thành một nam châm cộng thêm tác dụng từ của cuộn dây. D. Vì lõi sắt tương tác với cuộn dây làm cho cuộn dây hoạt động mạnh hơn. Câu 14: Trong các hình vẽ sau đây hình nào không có lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện đi qua? (mũi tên trong hình vẽ chỉ chiều dòng điện chạy qua dâu dẫn) 3 Câu 15: Muốn tạo ra hiện tượng cảm ứng điện từ, ít nhất phải có những dụng cụ nào dưới đây? A. Một nam châm và một cuộn dây dẫn kín. B. Một bình acquy và một nam châm điện. C. Một pin và một cuộn dây dẫn kín. D. Một cuộn dây dẫn kín và đế để quay cuộn dây. Câu 16: Dùng Ampe kế có kí hiệu AC (hay ~). ta có thể đo được : A. Giá trị cực đại của dòng điện xoay chiều. B. Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. C. Giá trị cực tiểu của dòng điện xoay chiều. D. Giá trị tức thời của dòng điện xoay chiều. Câu 17: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể quan sát được ảnh ảo tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính: A. 8 cm B. 16 cm C. 24 cm D. 32 cm. Câu 18: Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ, nếu ảnh A’B’ =1/2 AB thì khoảng cách từ vật đến thấu kính là A. OA = f/2 B. OA = f C. OA = 2f D. OA = 3f Câu 19: Khi dùng máy chụp ảnh chuyên nghiệp ở trạng thái điều chỉnh bằng tay, muốn rõ nét người ta thường điều chỉnh ống kính máy ảnh. Mục đích của việc này là : A. Chủ yếu thay đổi khoảng cách từ ống kính (vật kính) đến phim. B. Thay đổi tiêu cự của vật kính. C. Để ánh sáng chiếu vào buồng tối nhiều hơn. D. Cả A, B đều đúng. Câu 20: Điểm cực viễn của mắt cận thì: A. Ở vô cùng (rất xa). B. Xa hơn điểm cực viễn của mắt thường. C. Xa hơn điểm cực viễn của mắt lão. D. Gần hơn điểm cực viễn của mắt thường. Câu 21: Trước khi mắc biến trở vào mạch điện để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở có giá trị nào dưới đây ? A. Có giá trị lớn nhất B. Có giá trị bằng 0 C. Có giá trị lớn D. Có giá trị nhỏ nhất. Câu 22: Trên cùng đường dây tải đi cùng một công suất điện, nếu tăng tiết diện của dây lên 5 lần thì công suất hao phí do toả nhiệt của dòng điện sẽ : A. Tăng 5 lần. B. Giảm 5 lần. C. Tăng 25 lần. D. Giảm 25 lần. Câu 23: Chọn câu trả lời đúng: Một bóng đèn có ghi 12V- 1,5W. Lần lượt mắc bóng đèn vào hiệu điện thế một chiều rồi vào mạng điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 12V. A. Khi mắc vào mạng điện một chiều đèn sáng hơn. B. Khi mắc vào mạng điện xoay chiều đèn sáng hơn . N S S N S N N S A B C D 4 C. Cả hai trường hợp đèn sáng như nhau. D. Không đủ điều kiện để biết trường hợp nào đèn sáng hơn. Câu 24: Trong các động cơ điện sau đây, động cơ nào thuộc loại động cơ điện một chiều? A. Động cơ máy bơm nước. B. Động cơ trong máy giặt. C. Quạt điện. D. Các loại xe điện. Câu 25: Chọn câu trả lời đúng. Muốn nam châm điện mất từ tính ta phải: A. Đun nóng nam châm điện. B. Thay lõi sắt bằng lõi thép. C. Rút lõi sắt ra khỏi ống dây. D. Ngắt dòng điện. HẾT (Đề thi có 4 trang, được đánh số từ trang 1 dến trang 4) Ghi chú : - Học sinh làm bài trên giấy thi. - Khi làm bài, học sinh kẻ bảng theo mẫu sau : Đáp án Câu A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 ……… 25 5 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 9 NĂM HỌC : 2011 – 2012 HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN LÝ THUYẾT Đáp án Câu A B C D 1 X 2 X 3 X 4 X 5 X 6 X 7 X 8 X 9 X 10 X 11 X 12 X 13 X 14 X 15 X 16 X 17 X 18 X 19 X 20 X 21 X 22 X 23 X 24 X 25 X MÃ ĐỀ A 6 UBND HUYỆN AN PHÚ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GD & ĐT AN PHÚ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Năm học: 2011 – 2012 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: VẬT LÝ ( Phần thực hành ) KHỐI LỚP: 9 SBD: …… PHÒNG: … Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề ) Bài 1 (7,0 điểm): Với những dụng cụ đã cho, em hãy làm thí nghiệm xác định khối lượng riêng của quả nặng, theo các yêu cầu sau: a) Xác định khối lượng của từng quả nặng theo đơn vị gam (g) và kilôgam (kg). b) Xác định thể tích của mỗi quả nặng tương ứng theo đơn vị cm 3 và m 3 . c) Ghi kết quả vào bản tường trình. d) Xác định khối lượng riêng của quả nặng trong 3 lần đo và giá trị trung bình của khối lượng riêng của quả nặng đo được bằng đơn vị kg/m 3 . e) Nhận xét kết quả đo được. f) Từ kết quả khối lượng riêng tính trọng lượng riêng của quả nặng. Bài 2 (7,0 điểm): Từ những dụng cụ có sẵn trên khay, em hãy tiến hành thí nghiệm để: a) Xác định điện trở của dây dẫn với các hiệu điện thế khác nhau. b) Xác định công suất của bóng đèn với các hiệu điện thế khác nhau. * Yêu cầu: - Thực hiện 3 lần đo đối với mỗi dụng cụ và tính điện trở, công suất tương ứng với các lần đo. - Tính giá trị trung bình của điện trở và công suất. - Nhận xét kết quả đo được. Bài tường trình thực hiện theo các yêu cầu: Bài 1 (3,0 điểm): - Lập bảng kết quả đo khối lượng của các quả nặng. - Lập bảng kết quả đo thể tích của các quả nặng tương ứng. - Tính khối lượng riêng của quả nặng trong 3 lần đo và giá trị trung bình của khối lượng riêng của quả nặng đo được bằng đơn vị kg/m 3 . - Nhận xét kết quả đo được. - Xác định trọng lượng riêng của quả nặng. Bài 2 (3,0 điểm): - Lập bảng kết quả đo U, I, tính giá trị điện trở của dây dẫn tương ứng trong mỗi lần đo và tính giá trị trung bình của điện trở. Nhận xét kết quả đo được. - Lập bảng kết quả đo U, I, tính giá trị công suất của bóng đèn tương ứng trong mỗi lần đo và tính giá trị trung bình của công suất. Nhận xét kết quả đo được. * Lưu ý: mỗi bài thực hiện trong 45 phút. 7 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ Bài 1: Đối với mỗi học sinh: - 1 lực kế 0 – 2,5N. - 1 cốc nhựa có chia độ (buộc sẵn dây vào cốc để móc lực kế ). - 1 quả nặng có thể tích khoảng 50cm 3 và bỏ lọt vào cốc nhựa. - 1 giá thí nghiệm. - 1 chậu đựng nước. - 1 khăn lau. Bài 2: Đối với mỗi học sinh : - 1 Nguồn điện (4 chiếc pin). - 1 bóng đèn pin. - 1 ampe kế có GHĐ từ 0,5A trở lên và ĐCNN là 0,01A. - 1 vôn kế có GHĐ 6 V và ĐCNN là 0,1V. - 1 công tắc. - 7 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 30cm. - 1 biến trở. - 1 cuộn dây điện trở. - 1 bảng lắp điện. 8 PHIẾU CHẤM THAO TÁC VẬT LÝ 9 HỌ TÊN THÍ SINH : ………………………………………………………. SBD : ……………… Bài 1 (7,0 điểm): Thao tác đúng Đo khối lượng Đo thể tích của vật Điểm chấm Lắp đúng giá thí nghiệm. 0,75đ Điều chỉnh lực kế trước khi đo. 0,75đ Treo vật vào lực kế thẳng đứng (3 lần). 0,75đ Đặt mắt đọc đúng kết quả đo thực tế (3 lần). 0,75đ Đặt bình chia độ thẳng đứng (3 lần). 0,75đ Rót nước vào bình chia độ đúng cách. 0,75đ Thả vật vào và lấy vật ra đúng cách (3 lần) (nếu làm nước đổ ra ngoài thì mỗi lần – 0,25 điểm). 0,75đ Đặt mắt đọc đúng kết quả trên bình chia độ (3 lần). 0,75đ Làm bài nghiêm túc, không xem bài thí sinh khác. Dụng cụ gọn gàng, ngăn nắp. 1,0đ Giám khảo 1: …………………… Chữ ký: …………………………… Điểm dự kiến: Giám khảo2 : …………………… Chữ ký: …………………………… Điểm dự kiến: Điểm thống nhất: 9 PHIẾU CHẤM THAO TÁC VẬT LÝ 9 HỌ TÊN THÍ SINH : ………………………………………………………. SBD : ……………… Bài 2 (7,0 điểm): a) Đo điện trở của dây dẫn: (3,5 điểm) Thao tác đúng Điểm tối đa Điểm chấm Mắc đúng mạch điện. 0,5đ Mắc đúng chốt của ampe kế để xác định các giá trị I 1 , I 2 , I 3 . 0,5đ Mắc đúng chốt của vôn kế để xác định các giá trị U 1 , U 2 , U 3 . 0,5đ Công tắc mở khi lắp mạch. 0,5đ Đặt con chạy của biến trở đúng vị trí trước khi đóng công tắc. 0,5đ Đặt mắt đọc đúng số chỉ của ampe kế và vôn kế. 0,5đ Làm bài nghiêm túc, không xem bài thí sinh khác. Dây nối gọn gàng, ngăn nắp. 0,5đ b) Đo công suất của bóng đèn: (3,5 điểm) Thao tác đúng Điểm tối đa Điểm chấm Mắc đúng mạch điện. 0,5đ Mắc đúng chốt của ampe kế để xác định các giá trị I 1 , I 2 , I 3 . 0,5đ Mắc đúng chốt của vôn kế để xác định các giá trị U 1 , U 2 , U 3 . 0,5đ Công tắc mở khi lắp mạch. 0,5đ Đặt con chạy của biến trở đúng vị trí trước khi đóng công tắc. 0,5đ Đặt mắt đọc đúng số chỉ của ampe kế và vôn kế. 0,5đ Làm bài nghiêm túc, không xem bài thí sinh khác. Dây nối gọn gàng, ngăn nắp. 0,5đ Giám khảo 1: …………………… Chữ ký: …………………………… Điểm dự kiến: Giám khảo 2: …………………… Chữ ký: …………………………… Điểm dự kiến: Điểm thống nhất: 10 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN: VẬT LÝ 9 ( Phần thực hành ) Khóa ngày: 10/03/2012 I/- Hướng dẫn chấm phần thực hành: - Giám khảo để thí sinh tự mắc mạch điện. - Giám khảo kiểm tra lại mạch điện sau khi thí sinh đã mắc xong. - Nếu thí sinh mắc đúng thì cho đóng khóa K, thí sinh bắt đầu tiến hành thí nghiệm. - Nếu thí sinh mắc sai : + Giám khảo –1 điểm và yêu cầu thí sinh mắc lại. + Nếu sau khi mắc lần 2 mà thí sinh vẫn sai thì giám khảo cho điểm 0 bài thực hành này. - Nếu thí sinh mắc mạch điện xong hoặc mắc sai, không báo giám khảo mà tự ý đóng khóa K làm hỏng dụng cụ thì loại không cho thí sinh tiếp tục thi. - Nếu thí sinh lúc đầu chưa biết thao tác tiến hành thí nghiệm, do nhìn bạn mà biết cách tiến hành, sau đó làm đủ, đúng thì chỉ cho điểm thao tác tối đa là 1/2 điểm của bài thực hành đó. II/- Hướng dẫn chấm bài tường trình: 1. Bài 1: (3,0 điểm) - Lập đúng bảng kết quả đo khối lượng, thể tích của các quả nặng. : 0,75 điểm. - Tính đúng khối lượng riêng của quả nặng trong 3 lần đo. : 0,75 điểm. - Tính giá trị D tb của quả nặng đo được bằng đơn vị kg/m 3 . : 0,5 điểm. - Nhận xét kết quả đo được. : 0,5 điểm. - Xác định đúng trọng lượng riêng của quả nặng. : 0,5 điểm. 2. Bài 2: (3,0 điểm) - Lập đúng bảng kết quả đo U, I. : 0,5 điểm. - Tính đúng giá trị điện trở của dây dẫn tương ứng trong mỗi lần đo. : 0,5 điểm. - Tính đúng giá trị trung bình của điện trở. : 0,25 điểm. - Nhận xét kết quả đo được. : 0,25 điểm. - Lập đúng bảng kết quả đo U, I. : 0,5 điểm. - Tính đúng giá trị công suất của bóng đèn tương ứng trong mỗi lần đo. : 0,5 điểm. - Tính đúng giá trị trung bình của công suất. : 0,5 điểm. - Nhận xét kết quả đo được. : 0,5 điểm. . (A) U(V) 60 R 30 UBND HUYỆN AN PHÚ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GD - ĐT AN PHÚ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Năm học: 2011 – 2012 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: VẬT LÝ ( Phần lý thuyết ) KHỐI LỚP: 9 SBD: …… PHÒNG: … Thời. Câu A B C D 1 X 2 X 3 X 4 X 5 X 6 X 7 X 8 X 9 X 10 X 11 X 12 X 13 X 14 X 15 X 16 X 17 X 18 X 19 X 20 X 21 X 22 X 23 X 24 X 25 X MÃ ĐỀ A 6 UBND HUYỆN AN PHÚ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GD & ĐT AN PHÚ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Năm học: 2011 – 2012 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: VẬT LÝ (. Câu A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 ……… 25 5 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 9 NĂM HỌC : 2011 – 2012 HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN LÝ THUYẾT Đáp án Câu A B C D 1 X 2 X 3 X 4 X 5 X 6 X 7 X 8 X 9 X 10 X 11 X 12 X 13 X 14 X 15 X 16 X 17 X 18 X 19 X 20 X 21 X 22 X 23 X 24 X 25 X MÃ

Ngày đăng: 29/07/2015, 17:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN