1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi Học Sinh giỏi Vật Lý lớp 9 các trường (36)

10 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 73,1 KB

Nội dung

1 UBND HUYỆN AN PHÚ PHÒNG GD & ĐT AN PHÚ ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN: VẬT LÝ (Phần lý thuyết) KHỐI LỚP: 9 Năm học : 2010 - 2011 Thời gian làm bài: 30 phút (Không kể thời gian phát đề) SBD : ………… PHÒNG: ………… Mã đề thi AAA Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: (30,0 điểm) Câu 1: Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên vật thì vận tốc của vật : A. Chỉ có thể tăng B. Chỉ có thể giảm C. Có thể tăng hoặc giảm D. Không đổi. Câu 2: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt : A. Chỉ của chất khí B. Chỉ của chất lỏng C. Chỉ của chất khí và chất lỏng D. Của cả chất khí, chất lỏng, chất rắn. Câu 3: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bổng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe : A. Đột ngột giảm vận tốc B. Đột ngột tăng vận tốc C. Đột ngột rẽ sang trái D. Đột ngột rẽ sang phải. Câu 4: Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét không đúng là : A. Thuyền chuyển động so với người lái thuyền B. Thuyền chuyển động so với bờ sông C. Thuyền đứng yên so với người lái thuyền D. Thuyền chuyển động so với cây cối trên bờ. Câu 5: Hiệu suất của động cơ nhiệt cho biết : A. Động cơ mạnh hay yếu B. Có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích C. Động cơ thực hiện nhanh hay chậm D. Nhiệt lượng tỏa ra khi có 1kg nhiên liệu bị đốt cháy trong động cơ. Câu 6: Một người đi đều với vận tốc v = 1,5m/s, muốn đi quãng đường dài 0,6km thì người đó phải đi trong thời gian là : A. 200s B. 300s C. 400s D. 500s. Câu 7: Có 3 vật chuyển động với vận tốc tương ứng là : vật 1 : v 1 = 54 km/h ; vật 2 : v 2 = 10 m/s ; vật 3 : v 3 = 0,02 km/s. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng với thứ tự tăng dần của vận tốc. A. v 1 < v 2 < v 3 B. v 3 < v 2 < v 1 C. v 2 < v 1 < v 3 D. v 2 < v 3 < v 1 Câu 8: Trong các phương án sau, phương án nào có thể giảm được ma sát ? A. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc. Câu 9: Cuộn sơ cấp máy biến thế có 100 vòng, cuộn thứ cấp có 200 vòng. Để lấy ra ở cuộn thứ cấp một hiệu điện thế 12V thì phải đưa vào cuộn sơ cấp một hiệu điện thế bằng bao nhiêu ? 2 A. 6V B. 24V C. 12V D. 50V Câu 10: A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f, ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB. Gọi d là khoảng cách từ vật đến thấu kính, điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về mối quan hệ giữa d và f? A. d = f B. d = 2f C. d > f D. d < f Câu 11: Thấu kính nào sau đây có thể dùng làm kính lúp ? A. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 8 cm B. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 70cm C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 8 cm D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 70 cm. Câu 12: Đặt một hiệu điện thế 6V vào hai đầu một đoạn dây dẫn thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5. Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn thêm 3V nữa thì cường độ dòng điện qua dây dẫn sẽ : A. Không thay đổi B. Tăng thêm 0,25A C. Giảm đi 0,25A D. Tăng thêm 0,5A Câu 13: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 = 10Ω và R 2 = 20Ω mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 12V. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch là : A. I = 0,2A B. I = 0,3A C. I = 0,4A D. I = 0,6A Câu 14: Công suất được xác định bằng : A. Lực tác dụng trong một giây B. Công thức P = A.t C. Công thực hiện được trong một giây D. Công thực hiện được khi vật dịch chuyển được một mét. Câu 15: Sự truyền nhiệt nào sau đây không phải là bức xạ nhiệt ? A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời đến Trái Đất B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp C. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang cháy ra khoảng không gian bên trong bóng đèn D. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng. Câu 16: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên ? A. Khối lượng của vật B. Trọng lượng của vật C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật D. Nhiệt độ của vật. Câu 17: Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì : A. Nhiệt năng của miếng sắt giảm B. Nhiệt năng của miếng sắt tăng C. Nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi D. Nhiệt năng của nước giảm. Câu 18: Áp suất không có đơn vị đo là : A. Paxcan B. N/m 3 C. N/m 2 D. N/cm 2 . Câu 19: Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây kín thay đổi thế nào khi kéo thanh nam châm ra xa cuộn dây ? A. Tăng dần B. Không thay đổi C. Không xác định. D. Giảm dần Câu 20: Biết khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt một người là 45cm. Thấu kính nào trong bốn thấu kính dưới đây có thể làm kính cận cho người ấy ? 3 A. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 45cm B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 45cm C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 22,5cm D. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 22,5cm Câu 21: Có hai điện trở R 1 và R 2 mắc song song, biết R 2 >R 1 >0. Gọi R tđ là điện trở tương đương của mạch điện thì ta có : A. R tđ > R 2 B. R 1 < R tđ < R 2 C. 0 < R tđ < R 1 D. R tđ = R 1 . Câu 22: Khi tăng hiệu điện thế hai đầu đường dây tải lên 5 lần thì công suất hao phí trên đường dây sẽ : A. Giảm 25 lần B. Tăng 5 lần C. Giảm 5 lần D. Giảm 10 lần. Câu 23: Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác mà không bị gãy khúc khi A. Góc tới bằng 30 0 B. Góc tới bằng 90 0 C. Góc tới bằng 60 0 D. Góc tới bằng 0 0 . Câu 24: Xét các dây dẫn được làm từ cùng loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 3 lần thì điện trở của dây dẫn : A. Tăng gấp 9 lần B. Tăng gấp 3 lần C. Giảm đi 3 lần D. Không thay đổi. Câu 25: Lõi sắt trong nam châm điện có tác dụng gì ? A. Làm cho nam châm được chắc chắn B. Làm tăng từ trường của ống dây C. Làm nam châm được nhiễm từ vĩnh viễn D. Không có tác dụng gì. Câu 26: Máy phát điện xoay chiều là thiết bị dùng để : A. Biến đổi điện năng thành cơ năng B. Biến đổi cơ năng thành điện năng C. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng D. Biến đổi quang năng thành điện năng. Câu 27: Khi đổ 50cm 3 rượu vào 50cm 3 nước, ta thu được hỗn hợp rượu và nước mà thể tích : A. Chỉ có thể bằng 100cm 3 B. Chỉ có thể lớn hơn 100cm 3 C. Chỉ có thể nhỏ hơn 100cm 3 D. Chỉ có thể bằng hoặc nhỏ hơn, không thể lớn hơn 100cm 3 . Câu 28: Kính nào dưới đây là thấu kính phân kì ? A. Kính lúp B. Kính cận C. Kính lão D. Vật kính của máy ảnh. Câu 29: Máy biến thế dùng để : A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi B. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định, không đổi C. Làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện D. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. Câu 30: Nối vỏ kim loại của thiết bị điện với đất bằng dây dẫn sẽ đảm bảo an toàn, vì : A. Luôn có dòng điện chạy qua vỏ kim loại của thiết bị điện này xuống đất B. Dòng điện không khi nào chạy qua vỏ kim loại của thiết bị này C. Hiệu điện thế luôn ổn định để thiết bị này hoạt động bình thường D. Nếu có dòng điện chạy qua cơ thể người khi chạm vào vỏ kim loại, thì cường độ dòng điện này rất nhỏ. HẾT 4 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 9 NĂM HỌC: 2010 – 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN LÝ THUYẾT Đáp án Câu A B C D 1 X 2 X 3 X 4 X 5 X 6 X 7 X 8 X 9 X 10 X 11 X 12 X 13 X 14 X 15 X 16 X 17 X 18 X 19 X 20 X 21 X 22 X 23 X 24 X 25 X 26 X 27 X 28 X 29 X 30 X MÃ ĐỀ AAA 5 UBND HUYỆN AN PHÚ PHÒNG GD & ĐT AN PHÚ ĐỀ CHÍNH THỨC SBD: PHÒNG: ……… KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN: VẬT LÝ (Phần thực hành) KHỐI LỚP: 9 Năm học: 2010 - 2011 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Bài 1: 7,0 điểm. Với những dụng cụ đã cho, em hãy tiến hành thí nghiệm xác định cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp theo các yêu cầu sau : a) Mắc mạch điện và đo cường độ dòng điện qua mạch chính, qua đèn 1 và qua đèn 2. b) Mắc mạch điện và đo hiệu điện thế qua đèn 1, qua đèn 2 và qua cả hai đèn. c) Điền kết quả đo được vào bản tường trình. d) Từ kết quả được, nêu nhận xét về đặc điểm của cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp. Bài 2 : 7,0 điểm. Từ những dụng cụ có sẵn trên khay, em hãy tiến hành một thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật theo các yêu cầu sau : a) Đo lực đẩy Ác-si-mét. Đo 3 lần, lấy kết quả ghi vào bài tường trình. b) Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật. Đo 3 lần, lấy kết quả ghi vào bài tường trình. c) So sánh kết quả đo P và F A . Nhận xét và rút ra kết luận. Bài tường trình thực hiện theo các yêu cầu : Bài 1 : (3,0 điểm) - Lập bảng kết quả đo I 1 , I 2 , I 3 . Nhận xét kết quả đo được. - Lập bảng kết quả đo U 12 , U 23 , U 13 . Nhận xét kết quả đo được. Bài 2 : (3,0 điểm) - Lập bảng kết quả đo lực đẩy Ác-si-mét. - Kết quả đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật. - Nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận. 6 DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ Bài 1: Đối với mỗi học sinh : - 1 Nguồn điện ( 4 chiếc pin ) - 2 bóng đèn pin như nhau - 1 ampe kế có GHĐ từ 0,5A trở lên và ĐCNN là 0,01A - 1 vôn kế có GHĐ 6 V và ĐCNN là 0,1V - 1 công tắc - 7 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 30cm. Bài 2: Đối với mỗi học sinh : - 1 lực kế 0 – 2,5N - 1 cốc nhựa có chia độ ( buộc sẵn dây vào cốc để móc lực kế ) - 1 vật nặng có thể tích khoảng 50cm 3 và bỏ lọt vào cốc nhựa - 1 giá thí nghiệm - 1 chậu đựng nước. 7 PHIẾU CHẤM THAO TÁC VẬT LÝ 9 HỌ TÊN THÍ SINH : ………………………………………………………. SBD : ……………… Bài 1 (7,0 điểm): a) Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp : (3,5 điểm) Thao tác đúng Điểm tối đa Điểm chấm Mắc đúng mạch điện ở mỗi lần đo ( 3 lần x 0,5đ ). 1,5đ Mắc đúng chốt của ampe kế để xác định các giá trị I 1 , I 2 , I 3 tương ứng ( nếu sai chốt mỗi lần – 0,5đ ). 1,5đ Dây nối gọn gàng 0,5đ b) Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp : (3,5 điểm) Thao tác đúng Điểm tối đa Điểm chấm Mắc đúng mạch điện ở mỗi lần đo ( 3 lần x 0,5đ ). 1,5đ Mắc đúng chốt của vôn kế để xác định các giá trị U 12 , U 23 , U 13 tương ứng ( nếu sai chốt mỗi lần – 0,5đ ). 1,5đ Dây nối gọn gàng 0,5đ Giám khảo 1 : …………………… Chữ ký : …………………………… Điểm dự kiến : Giám khảo 2 : …………………… Chữ ký : …………………………… Điểm dự kiến : Điểm thống nhất : 8 PHIẾU CHẤM THAO TÁC VẬT LÝ 9 HỌ TÊN THÍ SINH : ………………………………………………………. SBD : ……………… Bài 2 (7,0 điểm): Thao tác đúng Đo lực đẩy Ác-si-mét Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật Điểm chấm Lắp đúng giá thí nghiệm. 0,5đ Treo vật vào lực kế thẳng đứng. 0,5đ Đo được trọng lượng P của vật khi vật đặt trong không khí 0,5đ Đo được hợp lực F của các lực tác dụng lên vật khi vật chìm trong nước. ( Nếu làm nước tràn – 0,5đ ) 0,5đ Xác định được độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét bằng công thức : F A = P – F. 1,0đ Đánh dấu mực nước trong bình trước khi nhúng vật vào : vạch V 1 . 0,5đ Đánh dấu mực nước trong bình sau khi nhúng vật chìm trong nước : vạch V 2 . 0,5đ Tính thể tích của vật : V = V 2 – V 1 . 0,5đ Dùng lực kế đo trọng lượng của bình khi nước ở mức 1. 1,0đ Đổ thêm nước vào bình đến mức 2 0,5đ Dùng lực kế đo trọng lượng của bình khi nước ở mức 2. 0,5đ Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính bằng : P N = P 2 – P 1 . 0,5đ Giám khảo 1 : …………………… Chữ ký : …………………………… Điểm dự kiến : Giám khảo 2 : …………………… Chữ ký : …………………………… Điểm dự kiến : Điểm thống nhất : 9 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN: VẬT LÝ 9 ( Phần thực hành ) Khóa ngày: 19/03/2011 A/- HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN THAO TÁC (14,0 điểm): I/- Hướng dẫn chấm phần thực hành điện : - Giám khảo để thí sinh tự mắc mạch điện. - Giám khảo kiểm tra lại mạch điện sau khi thí sinh đã mắc xong. - Nếu thí sinh mắc đúng thì cho đóng khóa K, thí sinh bắt đầu tiến hành thí nghiệm. - Nếu thí sinh mắc sai : + Giám khảo –1 điểm và yêu cầu thí sinh mắc lại. + Nếu sau khi mắc lần 2 mà thí sinh vẫn sai thì giám khảo cho điểm 0 bài thực hành này. - Nếu thí sinh mắc mạch điện xong hoặc mắc sai, không báo giám khảo mà tự ý đóng khóa K làm hỏng dụng cụ thì loại không cho thí sinh tiếp tục thi. II/- Hướng dẫn chấm điểm thao tác: Bài 1 (7,0 điểm): a) Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp : (3,5 điểm) Thao tác đúng Điểm tối đa Mắc đúng mạch điện ở mỗi lần đo ( 3 lần x 0,5đ ). 1,5đ Mắc đúng chốt của ampe kế để xác định các giá trị I 1 , I 2 , I 3 tương ứng ( nếu sai chốt mỗi lần – 0,5đ ). 1,5đ Dây nối gọn gàng 0,5đ * Lưu ý: Nếu thí sinh lúc đầu chưa biết thao tác tiến hành thí nghiệm, do nhìn bạn mà biết cách tiến hành, sau đó làm đủ, đúng thì chỉ cho tổng điểm thao tác tối đa là 1,5 điểm. b) Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp : (3,5 điểm) Thao tác đúng Điểm tối đa Mắc đúng mạch điện ở mỗi lần đo ( 3 lần x 0,5đ ). 1,5đ Mắc đúng chốt của vôn kế để xác định các giá trị U 12 , U 23 , U 13 tương ứng ( nếu sai chốt mỗi lần – 0,5đ ). 1,5đ Dây nối gọn gàng 0,5đ * Lưu ý : Nếu thí sinh lúc đầu chưa biết thao tác tiến hành thí nghiệm, do nhìn bạn mà biết cách tiến hành, sau đó làm đủ, đúng thì chỉ cho tổng điểm thao tác tối đa là 1,5 điểm. 10 Bài 2 (7,0 điểm): Thao tác đúng Đo lực đẩy Ác-si-mét Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật Lắp đúng giá thí nghiệm. 0,5đ Treo vật vào lực kế thẳng đứng. 0,5đ Đo được trọng lượng P của vật khi vật đặt trong không khí 0,5đ Đo được hợp lực F của các lực tác dụng lên vật khi vật chìm trong nước. ( Nếu làm nước tràn – 0,5đ ) 0,5đ Xác định được độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét bằng công thức : F A = P – F. 1,0đ Đánh dấu mực nước trong bình trước khi nhúng vật vào : vạch V 1 . 0,5đ Đánh dấu mực nước trong bình sau khi nhúng vật chìm trong nước : vạch V 2 . 0,5đ Tính thể tích của vật : V = V 2 – V 1 . 0,5đ Dùng lực kế đo trọng lượng của bình khi nước ở mức 1. 1,0đ Đổ thêm nước vào bình đến mức 2 0,5đ Dùng lực kế đo trọng lượng của bình khi nước ở mức 2. 0,5đ Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính bằng : P N = P 2 – P 1 . 0,5đ B/- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI TƯỜNG TRÌNH (6,0 điểm): - Lập bảng kết quả đo I 1 , I 2 , I 3 . : 1,0 điểm - Lập bảng kết quả đo U 12 , U 23 , U 13 . : 1,0 điểm - Nhận xét kết quả đo được. : 1,0 điểm - Lập bảng kết quả đo lực đẩy Ác-si-mét. : 1,0 điểm - Kết quả đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật. : 1,0 điểm - Nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận. : 1,0 điểm . AN PHÚ ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN: VẬT LÝ (Phần lý thuyết) KHỐI LỚP: 9 Năm học : 2010 - 2011 Thời gian làm bài: 30 phút (Không kể thời gian phát đề) SBD. Câu A B C D 1 X 2 X 3 X 4 X 5 X 6 X 7 X 8 X 9 X 10 X 11 X 12 X 13 X 14 X 15 X 16 X 17 X 18 X 19 X 20 X 21 X 22 X 23 X 24 X 25 X 26 X 27 X 28 X 29 X 30 X MÃ ĐỀ AAA 5 UBND HUYỆN AN PHÚ PHÒNG GD & ĐT AN PHÚ ĐỀ CHÍNH THỨC SBD: PHÒNG: ……… KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN: VẬT LÝ (Phần thực hành) KHỐI LỚP: 9 Năm học: . THÍ NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 9 NĂM HỌC: 2010 – 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN LÝ THUYẾT Đáp án Câu A B C D 1 X 2 X 3 X 4 X 5 X 6 X 7 X 8 X 9 X 10 X 11 X 12 X 13 X 14 X 15 X 16 X 17 X 18 X 19 X 20 X 21 X 22 X 23 X 24 X 25 X 26 X 27 X 28 X 29 X 30 X MÃ

Ngày đăng: 29/07/2015, 17:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN