1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 10 chọn lọc số 12

3 765 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 46 KB

Nội dung

Phần chung:4 điểm Câu 1 Từ những đặc trng cơ bản của văn học dân gian, hãy nêu rõ sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết.. Cụ thể cần nêu đợc một số ý nh sau : Sự khác nha

Trang 1

Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Trờng THPT Vĩnh Yên

————

Kỳ thi chuyên đề lần thứ nhất lớp 10

môn Ngữ văn Năm học 2010 - 2011

Thời gian làm bài: 120 phút, (không kể thời gian giao đề)

—————

I Phần chung:(4 điểm)

Câu 1

Từ những đặc trng cơ bản của văn học dân gian, hãy nêu rõ sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết

II Phần riêng: ( 6 điểm)

Câu 2 a : Dành cho học sinh lớp 10A6

Cảm nhận của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mơi

Dù là khi tóc bạc

( Trích Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải) Câu 2 b: Dành cho học sinh lớp 10A7

Trong bài thơ “Hạt gạo làng ta”, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:

“ Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy

Có hơng sen thơm Trong hồ nớc đầy

Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay ”

( Trích: Tuyển thơ Trần Đăng Khoa - NXB Thanh Niên 2001 - Trang 109)“ ”

Cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên

—Hết—

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ tên thí sinh Số báo danh

Trang 2

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHUYÊN Đề LầN THứ NHấT LớP 10

môn Ngữ văn

-I Phần chung (4 điểm)

Câu 1:

Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau Cụ thể cần nêu đợc một

số ý nh sau :

Sự khác nhau giữa Văn học đân gian và Văn học viết

- Về thời điểm ra đời: Văn học dân gian có từ rất sơm khi cha có chữ viết; Văn hoc viết ra đời muộn hơn khi có chữ viết

- Về tác giả: VHDG là kết quả quá trình sáng tác tập thể, không mang dấu ấn cá nhân;

VH viết do cá nhân các trí thức sáng tác, mang dấu ấn riêng

- Về phơng thức lu truyền: VHDG lu truyền theo phơng thức truyền miệng; VH viết theo phơng thức chữ viết

- Về hình thức tồn tại: VHDG gắn bó với những sinh hoạt văn hóa cộng đồng; văn học viết cố định trong các văn bản viết độc lập của một tác phẩm văn chơng

(Mỗi ý đúng cho 1 điểm)

II Phần riêng (6 điểm)

A/ Về kỹ năng:

Hiểu đúng yêu cầu của đề bài Biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

B/ Về nội dung :

Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau đôi chỗ có thể có những cảm nhận riêng miễn là phải bám sát tác phẩm, tránh suy diễn tuỳ tiện Đại ý cần làm nổi bật

đợc:

Câu 2 a : Dành cho học sinh lớp 10A6

1 Từ cảm xúc mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mùa xuân của đất nớc Tác giả ớc nguyện đợc hóa thân:

- Làm con chim gọi mùa xuân về đem niềm vui cho mọi ngời

- Làm cành hoa tô điểm cuộc sống, làm đẹp cho thiên nhiên

- Làm nốt trầm hòa ca xao xuyến lòng ngời

- Nghệ thuật: Hình ảnh ẩn dụ tợng trng cho vẻ đẹp, niềm vui, tài trí của đất nớc, con ngời Việt nam

2 Từ cảm xúc mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mùa xuân của đất nớc Tác giả ớc nguyện dâng hiến phục vụ cho đời:

- Làm một mùa xuân nho nhỏ để góp vào mùa xuân bất diệt của đất nớc Đó là ớc nguyện chân thành, giản dị, nhng có ý nghĩa lớn lao

- Nghệ thuật: ẩn dụ, điệp ngữ và thể thơ tự do, nhịp thơ mang đến âm hởng nhẹ nhàng và thanh thoát, vui tơi

Trang 3

3 Đoạn thơ khơi dậy niềm tự hào và niềm tin tởng về quê hơng đất nớc trong lòng ngời

đọc

C/ Thang điểm:

Điểm 6 : Đáp ứng đợc những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn

lọc phong phú, diễn đạt trong sáng Có thể còn có một vài sai sót nhỏ

Điểm 4 : Cơ bản đáp ứng đợc những yêu cầu nêu trên , dẫn chứng cha thật phong phú

nhng phải làm nổi bật đợc trọng tâm, diễn đạt tơng đối tốt Có thể mắc một vài sai sót nhỏ

Điểm 2 : Đáp ứng đợc khoảng 1/2 yêu cầu nêu trên , dẫn chứng cha đầy đủ nhng làm

rõ đợc ý, diễn đạt có thể cha hay nhng dễ hiểu Có thể mắc một vài sai sót nhỏ

Điểm 0 : Không hiểu đề , sai lạc cả về nội dung và phơng pháp.

Câu 2 b : Dành cho học sinh lớp 10A7

a/ Nội dung:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những phát hiện và cảm thụ riêng nhng cần nêu đợc một số ý cơ bản nh sau:

- Hạt gạo xa nay vốn là hình ảnh của vất vả, lam lũ, nhọc nhằn một nắng hai sơng để nuôi sống con ngời Hạt gạo cũng là món quà thơm thảo của quê hơng đất nớc nhiều nắng

m-a, bão bùng nhng tơi đẹp này Ngời xa từng nói gạo là ngọc của đất trời, Trần Đăng Khoa đã phát hiện ra điều kỳ diệu ấy trong hạt gạo nhỏ bé, bình dị Hạt gạo mang đủ cả hơng thơm, vị

đậm, tình yêu thiết tha với quê hơng, gia đình trong lời hát của mẹ tất cả nh… thấm sâu trong từng hạt gạo

- Trong cái dẻo thơm một hạt mà ca dao Việt Nam đã từng nói mang cả bao ý nghĩa Trần đăng Khoa đã rất hiểu cái giá của hạt gạo mà ngời làm ra nó (có cả mẹ anh) đã ngóng trông, chờ đợi biết bao ngày Bao bà mẹ Việt Nam đã từng trông trời, trông đất, trông mây, trông ma, trông nắng để khi chân cứng, đá mềm mới đ… ợc yên Hạt gạo làng ta không chỉ là bài ca về hạt gạo mà là bài ca về đất nớc con ngời Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau

b/ Thang điểm :

Điểm 6 : Đáp ứng đợc những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc

phong phú, diễn đạt trong sáng Có thể còn có một vài sai sót nhỏ

Điểm 4 : Cơ bản đáp ứng đợc những yêu cầu nêu trên, dẫn chứng cha thật phong phú

nhng phải làm nổi bật đợc trọng tâm, diễn đạt tơng đối tốt Có thể mắc một vài sai sót nhỏ

Điểm 2 : Đáp ứng đợc khoảng một nửa yêu cầu nêu trên, dẫn chứng cha đầy đủ nhng

làm rõ đợc các ý, diễn đạt có thể cha hay nhng dễ hiểu Có thể mắc một vài sai sót nhỏ

Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phơng pháp.

-L

u ý chung : Điểm của bài thi là tổng điểm của các câu cộng lại; cho từ điểm 0 đến

điểm 10 Điểm lẻ làm tròn tính đến 0, 5

Ngày đăng: 29/07/2015, 15:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w