1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi thử đại học môn ngữ văn (11)

4 222 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 48,5 KB

Nội dung

KỲTHI TỐT NGHIỆP TRUNG HOC PHỔ THÔNG ĐỀ LUYỆN THI Môn thi: NGỮ VĂN SỐ 21 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ BÀI: I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I. (2 điểm) Trình bày vài nét ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn. Câu II. (3 điểm) Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? II. PHẦN RIÊNG: (5,0) Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu IIIa hoặc IIIb) Câu III.a. Theo chương trình chuẩn: (5,0 điểm) Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài. Câu III.b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm) Phân tích hình tượng con sông Hương qua bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường để thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả. Ghi chú: Giám thị không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 12 MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian: 150 Phút) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH. Câu I: (2 điểm) Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau, nhưng cần nêu bật những ý cơ bản sau: - Lỗ Tấn (1881-1936) tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng Trung Quốc. - Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc. - Sau khi xem bộ phim thấy cảnh người Trung Quốc hăm hở xem quân Nhật giết một người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga, ông đã chuyển sang làm văn nghệ. Vì ông nhận ra rằng: chữa bệnh thể xác không bằng chữa bệnh tinh thần. - Lỗ Tấn dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa. - Sáng tác của ông, chủ yếu tập trung 3 tập truyện ngắn, nhiều tập tạp văn đều tập trung phê phán các căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn. Câu II. (3điểm) a. Yêu cầu kĩ năng: Biết cách làm một bài NLXH, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt hoạt bát, không lỗi dùng từ, chính tả và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và cách trình bày, diễn đạt khác nhau nhưng phải bày tỏ được mối quan tâm tới vấn đề. Cần nêu bật được các ý: - Tai nạn giao thông là một quốc nạn, tác động xấu đến nhiều mặt trong đời sống (vật chất, tinh thần). - Giảm thiểu tai nạn giao thông là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Thanh hiên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? c. Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt - Điểm 2: Trình bày dược một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. II. PHẦN RIÊNG: (5 điểm) Câu III.a. Theo chương trình chuẩn:(5 điểm) a. Yêu cầu kĩ năng: HS biết vận dụng kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, diễn đạt trôi chảy, kết cấu mạch lạc. b. Yêu cầu về kiến thức: HS trên cơ sở nắm nội dung tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” để phân tích hình tượng nhân vật Mị. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật các điểm: * Nội dung: - Ấn tượng về nhân vật ở đầu tác phẩm: Ở nhà thống lí Pá Tra mà cô gái lúc nào cũng buồn, lẫn vào giữa những đồ vật vô tri. - Một số phận éo le, bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lí, có cuộc sống không bằng thân con trâu, con ngựa. - Một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt: + Ý thức về cuộc sống tự do + Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân. + Hành động cởi trói cho A Phủ. * Nghệ thuật: Lời kể mộc mạc, lôi cuốn; phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc; trục thời gian giữa quá khứ và hiện tại đan xen… * Đánh giá: Mị là nhân vật điển hình cho số phận của người phụ nữ miền núi phía Bắc trước CMT8. c. Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt - Điểm 3: Trình bày dược một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu III.b. Theo chương trình nâng cao: (5 điểm) a. Yêu cầu kĩ năng: HS biết vận dụng kĩ năng phân tích tác phẩm tự sự, diễn đạt trôi chảy, kết cấu mạch lạc. b. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể có nhiều cảm nhận khác nhau nhưng phải đảm bảo thể hiện hình tượng sông Hương ở các góc độ: - Địa lí: + Nhìn từ cội nguồn + Khi về thành phố Huế - Dòng sông lịch sử: chứng nhân lịch sử - Dòng sông văn hoá, thi ca: gắn bó với kinh thành Huế, với văn hoá dân gian xứ Huế và những nghệ sĩ. - Dòng sông đời thường: là một người con gái dịu dàng của đất nước. - Nghệ thuật: + Nghệ thuật nhân hoá, so sánh được đặc dụng + Ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu cảm xúc, nhịp điệu - Đánh giá: + Vẻ đẹp về con sông của quê hương đất nước + Tình yêu quê hương và niềm tự hào của tác giả. c. Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt - Điểm 3: Trình bày dược một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. . K THI TỐT NGHIỆP TRUNG HOC PHỔ THÔNG ĐỀ LUYỆN THI Môn thi: NGỮ VĂN SỐ 21 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ BÀI: I. PHẦN CHUNG CHO TẤT. đáo của tác giả. Ghi chú: Giám thị không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 12 MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian: 150 Phút) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH. Câu I:. đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn. Câu II. (3 điểm) Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thi u tai nạn giao thông? II. PHẦN RIÊNG: (5,0) Thí sinh học chương trình nào thì

Ngày đăng: 29/07/2015, 12:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w