Sưu tầm: Nguyễn Đình Hành – THCS Chu Văn An, Đăk Pơ, Gia Lai ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN NĂM 2014 MÔN: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 11.06.2014 Câu I: Nung nóng 308,2 gam hỗn hợp A gồm KMnO 4 và KClO 3 đến khối lượng không đổi, thu được khí B và chất rắn D. Nguyên tố Mangan chiếm 10,69% khối lượng của D. a. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A. b. Cho toàn bộ D vào cốc đựng lượng dư dung dịch H 2 SO 4 loãng, đun nóng nhẹ, thu được khí E. Dẫn toàn bộ hỗn hợp B và E ở trên lần lượt đi qua bình 1 đựng kim loại R (có háo trị I không đổi) đun nóng, bình 2 đựng lượng dư dung dịch KOH đặc, bình 3 đựng lượng dư Photpho đỏ đun nóng nhẹ. Sau thí nghiệm, thấy hỗn hợp các chất trong bình 1 nặng 130,2 gma, khối lượng bình 2 không đổi, khối lượng bình 3 tăng 92,8 gam. Giả thiết hiệu suất các phản ứng là 100%. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp ở bình 1 sau thí nghiệm trên. Câu II. Chia hỗn hợp G gồm 2 oxit của 2 kim loại M và R thành 2 phần bằng nhau. Cho CO dư phản ứng hết với phần 1 tạo ra hỗn hợp H gồm 2 kim loại. Dẫn toàn bộ lượng CO 2 tạo thành ở trên vào cốc đựng 600ml dung dịch Ba(OH) 2 0,75M thấy tạo thành 59,1 gam kết tủa. Đun nóng cốc thì lượng kết tủa tăng lên. Hoà tan hết phần 2 bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M và H 2 SO 4 1M, không có khí thoát ra. a. Tính thể tích hỗn hợp axit cần dùng. b. Cho H vào cốc đựng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thấy có 6,72 lit khí (đktc) bay ra và khối lượng dung dịch tăng 16,2 gam, phần chất rắn không tan là kim loại M có khối lượng bằng 16/37 khối lượng của H. Xác định công thức và tính thành phần % theo khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp G. Câu III. Hỗn hợp K gồm Cu 2 S và CuS. Hỗn hợp L gồm FeS 2 và FeS. Chia L thành 2 phần bằng nhau. Trộn phần 1 với hỗn hợp K được 18,4 gam hỗn hợp X. Cho X tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu được dung dịch Ychỉ chứa chất tan là Cu(NO 3 ) 2 , Fe(NO 3 ) 3 , H 2 SO 4 , HNO 3 và V lit khí NO 2 duy nhất (đktc). Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 23,3 gam kết tủa, cho phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 10,25 gam kết tủa. a. Tính giá trị của V. b. Biết trong L, khối lượng của FeS gấp 2,2 lần khối lượng của FeS 2 . Hãy xác định thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong X. c. Đốt cháy hoàn toàn phần 2 của L thu được chất rắn P và khí Q. Cho Q phản ứng với dung dịch KMnO 4 0,1M vừa đủ. Tính khối lượng của P và thể tích dung dịch KMnO 4 cần dùng. Câu IV. Ba hợp chất X, Y và Z có thành phần nguyên tố chỉ gồm Cacbon, Hidro và Oxi. Cả 3 chất đều không làm mất màu dung dịch Brom. Các chất X và Y đều có khối lượng mol là 76 gam/mol. 1,14 gam mỗi chất X hoặc Y tác dụng hết với Na đều giải phóng 336 ml H2 (đktc). Chất Y phản ứng với NaHCO 3 tạo ra khí CO 2 . a. Xác định CTCT của X và Y. b. Biết rằng: Z chỉ chứa 1 loại nhóm chức; thêm vài giọt dung dịch H 2 SO 4 đặc vào hỗn hợp gồm X và Z làm xúc tác, thu được chất hữu cơ P có CTPT trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 gam P cần dùng vừa hết 1,288 lit Oxi (đktc), sản phẩm chỉ gồm CO 2 và hơi nước có tỉ lệ thể tích tương ứng là 11:6 (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Mặt khác, 4,48 gam P phản ứng vừa đủ với 20ml dung dịch NaOH 2M. Xác định CTPT của P và CTCT của Z. 1 Sưu tầm: Nguyễn Đình Hành – THCS Chu Văn An, Đăk Pơ, Gia Lai Câu V: Đốt cháy hợp chất hữu cơ A (có CTPT trùng với CTĐG) thấy chỉ tạo ra CO 2 và H 2 O. Biết rằng A có thành phần phần trăm theo khối lượng của Hidro và Oxi lần lượt là 6,87% và 42,75%. a. Xác định CTPT của A. b. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, chỉ tạo ra muối của 1 Axit Cacboxylic B và hỗn hợp C gồm 2 Ancol thuộc cùng 1 dãy đồng đẳng. Lấy 1,24 gam hỗn hợp C cho hoá hơi hoàn toàn, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,84 gam Nitơ (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Xác định CTCT của các Ancol trong hỗn hợp C. c. Hoà tan B vào 1 dung môi trơ, rồi chia dung dịch thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng hết với NaHCO 3 tạo ra 672 ml khí (đktc), phần thứ 2 phản ứng hết với Na tạo ra 448 ml khí (đktc). Viết CTCT mọi chất B thoả mãn tính chất trên. 2 . Lai ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN NĂM 2014 MÔN: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Ngày. khí B và chất rắn D. Nguyên tố Mangan chiếm 10, 69% khối lượng của D. a. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A. b. Cho toàn bộ D vào cốc đựng lượng dư dung dịch H 2 SO 4 . Cacbon, Hidro và Oxi. Cả 3 chất đều không làm mất màu dung dịch Brom. Các chất X và Y đều có khối lượng mol là 76 gam/mol. 1,14 gam mỗi chất X hoặc Y tác dụng hết với Na đều giải phóng 336 ml H2 (đktc).