KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi: SINH HỌC NHAN HUNG

5 215 1
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi: SINH HỌC NHAN HUNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN Môn: SINH HỌC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (0,5 điểm). a) Phát biểu nội dung qui luật phân li độc lập của Menđen. b) Nêu các điều kiện nghiệm đúng qui luật phân li của Menđen. Câu 2: (1,0 điểm) a/ Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao? b/ Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích? Câu 3: (1,0điểm) Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ là bao nhiêu? Thế nào là động vật biến nhiệt, thế nào là động vật đẳng nhiệt? Trong các loài sau đây, loài nào là động vật biến nhiệt: thằn lằn, gà gô trắng, nhím, sâu hại táo, ruồi nhà, kì nhông. Câu 4 (1,5 điểm) Theo dõi sự di truyền một loại bệnh ở người trong một gia đình qua bốn thế hệ, nhà khoa học lập được sơ đồ phả hệ như sau: a) Tính trạng bệnh do gen trội hay gen lặn qui định? Vì sao? b) Gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính? Vì sao? c) Biện luận xác định kiểu gen của người I 2 và IV 10 . Biết rằng tính trạng bệnh do một gen qui định. Câu 5: (1,5điểm ) So sánh cấu trúc ADN và ARN. Câu 6: (1,5điểm) Ở cà chua; A: quả đỏ, a: quả vàng; B: lá chẻ, b: lá nguyên. Hai cặp tính trạng về màu quả và về dạng lá di truyền độc lập với nhau. Người ta thực hiện các phép lai sau : + Phép lai 1: P: Quả đỏ lá chẻ X quả vàng lá nguyên; F1: 100% đỏ chẻ. + Phép lai 2: P: Quả đỏ lá nguyên X quả vàng lá chẻ F1: 120 đỏ chẻ : 118 đỏ nguyên : 122 vàng chẻ : 120 vàng nguyên. + Phép lai 3: P: Quả đỏ chẻ X quả vàng chẻ F1: 360 đỏ chẻ : 120 đỏ nguyên. Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho mỗi phép lai. Câu 7: (1,5điểm ) Một cặp gen Bb tồn tại trên một cặp NST tương đồng . Gen B có chiều dài 5100 ăngstron và có hiệu A – G = 20 % . Gen b có 150 chu kì xoắn và có hiệu số T– G = 300 ( Nu ). a/ Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại của cặp gen Bb. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 I II III IV Nam bình thường Nam bị bệnh Nữ bình thường Nữ bị bệnh b/ Tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân 3 đợt liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu?. Câu 8: (1,5điểm) Một tế bào sinh dục đực và 1 tế bào sinh dục cái của một loài đều nguyên phân với số lần bằng nhau. Các tế bào con được tạo ra đều tham gia giảm phân cho tổng cộng 180 giao tử đực và cái. a/ Xác định số tinh trùng, số trứng và số thể cực b/ Tính số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN MÔN: SINH HỌC Câu Đáp án Điểm Ghi chú Câu 1 0,5đ - Phát biểu đúng quy luật. - Nêu được 4 điều kiện nghiệm đúng. 0,25 đ 0,25 đ Câu 2 1,0đ a/ - Cơ chế xác định giới tính ở người: Nam: XX, Nữ: XY Sơ đồ lai: Trên qui mô lớn, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1 - Nói người mẹ quyết định giới tính của con là sai, vì giao tử mang NST Y để tạo hợp tử XY (phát triển thành con trai) được hình thành từ người bố. b/ - Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai. - Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng). 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 3 1,0đ - Đa số các loài sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50 o C - Động vật biến nhiệt là động vật có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ của môi trường. - Động vật đẳng nhiệt là động vật có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. - Các loài động vật biến nhiệt: thằn lằn, sâu hại táo, ruồi nhà, kỳ nhông. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 4 1,5đ a) Vì I 1,2 bình thường mà con trai II 4 mắc bệnh  tính trạng bệnh do gen lặn quy định. b) Nằm trên nhiễm sắc thể thường vì: Quy ước gen trội A, gen lặn a. +) Nếu a nằm trên Y thì I 1 cũng bị bệnh (trái với dữ kiện bài tập)  a không nằm trên Y. +) Nếu a nằm trên X thì IV 10 bị bệnh ( trái với dữ kiện bài tập)  a không nằm trên X.  Do vậy gen gây bệnh nằm trên NST thường. c) Biện luận tìm được kiểu gen của người I 2 và IV 10 là Aa. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ Câu 5 1,5đ a/Giống nhau - Đều có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân - Mỗi đơn phân đều có 3 thành phần: H 3 PO 4 , đường C 5 , bazơ nitric - Trên mạch đơn các đơn phân đều liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững - Đều có cấu tạo xoắn - Đều đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố các đơn phân 0,125đ 0,125đ 0,125đ 0,125đ 0,125đ - Các đơn phân đều phân biệt bởi bazơ nitric b/Khác nhau ADN ARN - Đại phân tử có kích thước, khối lượng rất lớn - Có cấu trúc mạch kép - Xây dựng từ 4 loại nuclêotit - Có Timin ( không có U ) - Trong mỗi Nu có đường C 5 H 10 O 4 - Đại phân tử có kích thước khối lượng bé - Có cấu trúc mạch đơn - Xây dựng từ 4 loại ribônuclêotit - Có U ( không có T ) - Trong mỗi ribo Nu có C 5 H 10 O 5 0,125đ 0,125đ 0,125đ 0,125đ 0,125đ 0,25đ Câu 6 1,5đ Xét phép lai 1: P: đỏ chẻ (A-B-) x vàng nguyên (aabb). F1: 100% đỏ chẻ. - Cây P: vàng nguyên (aabb) chỉ cho 1 loại giao tử ab. - Để F1: 100% đỏ chẻ (A-B-) thì cây P: đỏ chẻ phải chỉ tạo 1 loại giao tử AB; suy ra kiểu gen là AABB. - Sơ đồ lai đúng. Xét phép lai 2: - P: đỏ nguyên (A-bb) x vàng chẻ (aaB-) - Để F1 xuất hiện vàng nguyên (aabb) chứng tỏ cả 2 cây ở P đều phải cho giao tử ab. - Vậy cây P: đỏ nguyên (A-bb) phải là Aabb. Cây P: vàng chẻ (aaB-) phải là aaBb. - Sơ đồ lai đúng. Xét phép lai 3: P: đỏ chẻ x vàng chẻ; F1: 3 đỏ chẻ : 1 đỏ nguyên. Phân tích từng tính trạng ta có: Về màu quả: P: đỏ x vàng; F1 100% đỏ (A-) - Do cây P:vàng (aa) chỉ cho 1 loại giao tử a, vì vậy cây P: chẻ phải chỉ tạo 1 loai giao tử A chứng tỏ kiểu gen là AA. Về dạng lá: - P: chẻ x chẻ; F1: 3 chẻ : 1 nguyên. F1 có tỷ lệ của định luật phân tính suy ra P: bố và mẹ đều dị hợp tử, kiểu gen là Bb. - Tổ hợp cả 2 tính trạng: Cây P: đỏ chẻ có kiểu gen là: AABb Cây P: vàng chẻ có kiểu gen là: aaBb - Sơ đồ lai đúng. 0,125đ 0,125đ 0,125đ 0,125đ 0,125đ 0,125đ 0,125đ 0,125đ 0,25đ 0,125đ 0,125đ Câu 7 1,5đ a/Tính số lượng Nu mỗi loại của cặp gen Bb + Số lượng Nuclêôtit của gen B ( 5100 : 3,4 ) x 2 = 3000 (N ) Theo NTBS và theo giả thuyết ta có hệ phương trình A + G = 50% (1) A - G = 20% (2) (1) +((2) ta được 2A = 70% ⇒ A=T = 35% 0,125đ G=X = 15% số lượng từng loại nuclêôtit của gen B A=T = 3000 x 35 % = 1050 (N ) G=X = 3000 x 15% = 450 (Nu ) + Số lượng nuclêôtit của gen b 150 x 20 = 3000 (Nu ) Theo NTBS và theo giả thuyết ta có hệ phương trình T-G = 300 (Nu) (1 ) T+G = 3000 :2 (2 ) (1 ) + (2 ) ta được 2T = 1800 (Nu ) ⇒ T= A = 900 ( Nu ) G = X = 600 ( Nu ) + Số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen Bb là: A= T = 1050 + 900 = 1950 ( Nu ) G= X = 450 + 600 = 1050 (Nu ) b/Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào phải cung cấp A=T =1950 x ( 2 3 -1 ) = 13650 ( Nu ) G= X = 1050 x (2 3 -1 ) = 7350 ( Nu ) 0,125đ 0,125đ 0,125đ 0,25đ 0,125đ 0,125đ 0,125đ 0,125đ 0,125đ 0,125đ Câu 8 1,5đ a. Số tinh trùng, số tế bào trứng và số thể định hướng: - Vì số lần nguyên phân của 2 tế bào sinh dục đực và cái đều bằng nhau nên số tế bào con được sinh ra từ quá trình nguyên phân của mỗi tế bào phải bằng nhau. - Mặt khác: 1 tế bào sinh tinh giảm phân cho 4 tinh trùng, 1 tế bào sinh trứng giảm phân cho 1 tế bào trứng và 3 thể cực nên ta có tỉ lệ giữa số tinh trùng và số tế bào trứng là: 4:1 - Vậy:  Số lượng tinh trùng là: 4 180 144 5 × =  Số lượng tế bào trứng là: 1 180 36 5 × =  Số lượng thể cực là: 36 3 108× = b. Số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng: - Số tế bào sinh tinh: 144 36 4 = - Số tế bào sinh trứng: 36 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Chú ý: Mọi cách làm đúng đều được điểm tối đa

Ngày đăng: 29/07/2015, 09:46

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan