KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi: SINH HỌC NHAN HOA

5 243 0
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi: SINH HỌC NHAN HOA

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN Môn: Sinh Học (Chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1,5 điểm): a/ Nêu những đặc trưng của quần thể người và quần thể sinh vật. Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có ? b/ Phân biệt tháp dân số trẻ với tháp dân số già. Câu 2 (1 điểm): Ở mèo, tính trạng màu lông do một cặp gen nằm trên NST giới tính X quy định, gen D quy định lông đen, gen d quy định lông hung. Hai gen này không lấn át nhau nên mèo cái dị hợp tử về cặp gen này lông sẽ có ba màu (gọi là meo tam thể). Giải thích vì sao thường gặp mèo cái tam thể mà mèo đực tam thể thì rất hiếm ? Câu 3 (2 điểm): a) Xét một cặp NST tương đồng trong một tế bào sinh tinh có ký hiệu là . Khi tế bào đó giảm phân bình thường (có thể xẩy ra trao đổi chéo tại một điểm giữa B và D) thì hai tế bào tạo thành sau giảm phân I (tinh bào bậc II) được ký hiệu như thế nào? Viết các giao tử có thể có khi tế bào trên hoàn thành giảm phân ? b) Vì sao trên mỗi nhiễm sắc thể chứa nhiều gen ? Sự di truyền liên kết có ý nghĩa gì ? Câu 4 (1 điểm): Từ hai dạng ngô có một cặp gen dị hợp (kiểu gen Aabb và aaBb), người ta muốn tạo ra dạng ngô có hai cặp gen dị hợp ( kiểu gen AaBb). Hãy trình bày các bước để tạo ra dạng ngô đó? Trong thực tế sản xuất, người ta sử dụng các bước nói trên với mục đích gì ? Câu 5 (2 điểm). Trên một phân tử mARN, tổng số X và U là 30% và số G nhiều hơn số U là 10% số nucleotit của mạch, trong đó U= 180 nucleotit. Một trong 2 mạch đơn của gen sinh ra phân tử mARN đó có T=20% và số G=30% số nucleotit của mạch. Xác định số lượng từng loại đơn phân ở mỗi mạch đơn của gen và của phân tử mARN. Câu 6 (1,5 điểm). Ba hợp tử của cùng một loài có bộ NST 2n = 8. Hợp tử thứ nhất nguyên phân một số lần tạo ra số tế bào con bằng 1/4 số tế bào con do hợp tử thứ hai nguyên phân tạo ra. Tổng số tế bào con sinh ra từ hợp tử thứ ba có 512 NST đơn. Quá trình nguyên phân của cả ba hợp tử đã tạo ra số tế bào con có tổng số NST đơn là 832. 1 ABD Abd Xác định số tế bào con do mỗi hợp tử tạo ra và số lần nguyên phân của mỗi hợp tử. Câu 7 (1 điểm): Cha (1) mắt màu đen và mẹ (2) mắt màu nâu sinh được hai con gái: con gái thứ nhất (3) mắt màu nâu và con gái thứ hai (4) mắt màu đen. Người con gái thứ hai (4) lấy chồng (5) mắt màu đen sinh được cháu trai (6) mắt màu nâu. a. Vẽ sơ đồ phả hệ minh họa sự di truyền tính trạng màu mắt gia đình trên. b. Xác định tính trội, lặn trong cặp tính trạng màu mắt. c. Xác định kiểu gen của cá thể số 1. HẾT 2 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN THI: SINH HỌC (CHUYÊN) Câu Nội dung Điểm 1 a/ Đặc trưng của quần thể người và quần thể sinh vật: - Đặc trưng có cả ở quần thể người và quần thể sinh vật: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong. - Đặc trưng có ở quần thể người, không có ở quần thể sinh vật: đó là những đặc trưng về kinh tế- xã hội như pháp luật, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao 0,25 0,25 - Sự khác nhau đó là do con người có tư duy, có trí thông minh nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên, cải tạo hoàn cảnh sống của mình. 0,5 b/ Tháp dân số trẻ là tháp dân số có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hàng năm cao. Cạnh tháp xiên và đỉnh tháp nhọn biểu hiện người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp. Tháp dân số già là tháp dân số có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ tử vong và tỉ lệ sinh đều thấp. Tuổi thọ trung bình cao. 0,25 0,25 2 - Theo đề bài, có kiểu gen của các loại mèo: Mèo đen: cái X D X D , đực X D Y Mèo hung: cái X d X d , đực X d Y 0,25 Mèo tam thể có cả hai gen D, d (dị hợp Dd). Mà gen D, d đều nằm trên NST X → mèo tam thể có kiểu gen X D X d là mèo cái 0,25 Vì mèo đực XY chỉ có một NST X nên rất khó có trường hợp tam thể trừ khi bị đột biến số lượng NST X D X d Y 0,5 3 * Kí hiệu 2 tinh bào bậc II: - Trường hợp 1: Không xẩy ra trao đổi chéo. 0,25 - Trường hợp 2: Có xẩy ra trao đổi chéo. 0,25 * Các giao tử có thể có - Trường hợp 1: Không xẩy ra trao đổi chéo 2 giao tử ABD ; 2 giao tử Abd 0,25 3 - Trường hợp 2: Có xẩy ra trao đổi chéo. 1 giao tử ABD, 1 giao tử Abd, 1 giao tử ABd, 1 giao tử AbD 0,25 * Trong tế bào, số lượng gen nhiều hơn số lượng NST rất nhiều nên một NST phải mang nhiều gen, tạo thành nhóm gen liên kết. Ý nghĩa của di truyền liên kết: - Hạn chế biến dị tổ hợp - Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng - Giúp chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau. 0,25 0,25 0,25 0,25 4 * Các bước tiến hành: - Bước 1: Cho hai dạng ngô có kiểu gen Aabb và aaBb tự thụ phấn: + Từ dạng Aabb khi tự thụ phấn sẽ tạo ra thế hệ lai gồm 3 loại kiểu gen là AAbb, Aabb, aabb. + Từ dạng aaBb khi tự thụ phấn sẽ tạo ra thế hệ lai gồm 3 loại kiểu gen là aaBB, aaBb, aabb. 0,25 - Bước 2: Tiếp tục cho thế hệ lai tự thụ phấn kết hợp với chọn lọc để thu được hai dòng thuần là AAbb và aaBB. 0,25 - Bước 3: Lai hai dòng thuần AAbb và aaBB với nhau để tạo ra con lai khác dòng AaBb 0,25 * Trong thực tế sản xuất, người ta sử dụng các bước nói trên để tạo ra ưu thế lai ở thực vật. 0,25 5 a/ Theo ĐK bài ra ta có: X m + U m = 30% (1) G m - U m = 10% (2) Cộng (1) và (2) ta có: G m + X m = 40% Gọi mạch gen có T= 20%, G= 30% là mạch 1 (kí hiệu T 1 , G 1 ), → A 2 = 20%, X 2 =30%. Như vậy mạch 2 của gen là mạch làm khuôn mẫu để tổng hợp mARN. → G m = X 2 = G 1 = 30%. → X m = 40% - 30% = 10%; U m = 30% - 10% = 20%. → A m = 100% - (G m + X m + U m ) = 100% - (30%+10%+20%) = 40%. 0,5 0,5 - Tổng số nucleotit của mARN = 20 100180x = 900 nucleotit - A m = 100 90040x = 360 nucleotit, G m = 100 90030x = 270 nucleotit - X m = 100 90010x = 90 nucleotit, U m = 180 nucleotit 0,25 0,25 * Số lượng từng loại nucleotit trên từng mạch đơn của gen: Mạch 1 Mạch 2 Số lượng mARN A 1 = T 2 = 360 = A m T 1 = A 2 = 180 = U m G 1 = X 2 = 270 = G m 0,25 0,25 4 X 1 = G 2 = 90 = X m 6 - Số tế bào con do mỗi hợp tử tạo ra: Gọi x là số tế bào con do hợp tử thứ nhất tạo ra. Số tế bào con do hợp tử thứ hai tạo ra là 4x. Số tế bào con được tạo ra từ hợp tử thứ ba là: 512: 8 = 64 Theo điều kiện bài ra ta có: x + 4x + 64 = 104 → x = 40 : 5 = 8 Vậy số tế bào con do mỗi hợp tử tạo ra là: Hợp tử thứ nhất: x = 8 Hợp tử thứ hai: 4x = 32 Hợp tử thứ ba: 64 - Số lần nguyên phân của mổi hợp tử: + Hợp tử thứ nhất: 2 x = 8 = 2 3 . Hợp tử thứ nhất nguyên phân 3 lần + Hợp tử thứ hai: 2 x = 32 = 2 5 . Hợp tử thứ hai nguyên phân 5 lần + Hợp tử thứ ba: 2 x = 64 = 2 6 . Hợp tử thứ ba nguyên phân 6 lần. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 7 - Sơ đồ phả hệ: 6 0,5 - Xác định trội - lặn: Dựa vào phép lai: 4 (đen) × 5 (đen) → 6 (xanh) → đen là trội, tính trạng mắt nâu là lặn. 0,25 - Ký hiệu gen: Gen A : mắt đen; gen a: mắt xanh. Số 1 có KH mắt đen (trội) → KG phải có gen trội A (A_), số 1 có con (số 3) mắt nâu (aa) → KG phải có gen lặn a. → KG của cá thể số 1 là Aa. 0,25 5 3 4 5 1 2 Chú t h ích : : Nam, mắt đen : Nam, mắt nâu : Nữ, mắt đen : Nữ, mắt nâu

Ngày đăng: 29/07/2015, 09:46

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan