1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi: SINH HỌC DONG LY

5 178 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 80,5 KB

Nội dung

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN Môn: Sinh học (Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1,75 điểm) a) Phát biểu nội dung của quy luật phân li độc lập. Điều kiện để các cặp gen phân li độc lập với nhau là gì? b) Xác định số loại kiểu gen, số loại kiểu hình được tạo ra trong các phép lai sau: 1. Aabb x AABb 2. aaBb x AaBb (Biết rằng 1 gen qui định 1 tính trạng, các gen trội hoàn toàn). Câu 2 (1,5 điểm) a) Giao phối gần là gì? Giao phối gần gây ra những hậu quả gì ở động vật? Tại sao phương pháp này vẫn được sử dụng trong chọn giống? b) Ở một quần thể thực vật, thế hệ ban đầu có tỉ lệ kiểu gen là 0,5AA : 0,5Aa. Hãy tính tỉ lệ các loại kiểu gen của quần thể sau 3 thế hệ tự thụ phấn? Câu 3 (1,5điểm) a) Ở ruồi giấm gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh cụt. Người ta cho 2 dòng ruồi giấm thuần chủng lai với nhau, đời F 1 có kiểu hình thân xám, cánh dài và dị hợp về 2 cặp gen (Aa, Bb). b) Có thể dùng phép lai nào để xác định được 2 cặp gen (Aa, Bb) nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau hay cùng nằm trên một nhiễm sắc thể? Câu 4 (1,75điểm) a) Một cá thể chứa 2 cặp gen dị hợp (Aa và Bb) nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cá thể đó có thể có kiểu gen như thế nào? Tương ứng với mỗi kiểu gen đó có những loại giao tử nào được tạo ra? (Không xét đến hoán vị gen và không xảy ra đột biến). b) Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE • FGH (A, B, C, D, E, F, G, H: ký hiệu các gen trên NST; (•): tâm động). Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE • FG - Xác định dạng đột biến. - Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì? Câu 5 (1,5 điểm) Hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp: 1. Chim ăn sâu; 2. Dây tơ hồng bám trên bụi cây; 3. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ cây họ đậu; 4. Giun kí sinh trong ruột của động vật và người; 5. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; 6. Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn; 7. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông; 8. Địa y; 9. Loài cây cọ mọc quần tụ thành từng nhóm; 10. Cáo ăn thỏ. Câu 6 (2,0 điểm) Một tế bào sinh dục của loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9652 NST đơn mới tương đương. Các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng trong đó có 256 tinh trùng mang Y. a) Tìm bộ NST lưỡng bội của loài? b) Tính số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục? 1 c) Để tạo ra 6 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% thì có bao nhiêu cromatit trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu thực hiện sự giảm phân? Hết 2 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI ĐỀ XUẤT KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN Môn: Sinh học Câu Nội dung Điểm Câu 1 (1,75điểm) a) Nội dung của quy luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. Điều kiện nghiệm đúng cả 3 định luật: - Bố mẹ phải thuẩn chủng về cặp tính trạng đem lai. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn. - Số cá thể phải đủ lớn. Mỗi gen quy định một tính trạng. 0,25đ 0,25đ 0,25đ b) Số loại kiểu gen, số loại kiểu hình được tạo ra trong các phép lai sau: Kiểu gen Số loại kiểu gen Số loại kiểu hình Aabb x AABb 4 2 aaBb x AaBb 6 4 1,0 đ (mỗi ý đúng 0,25đ) Câu 2 (1,5 điểm) a) Giao phối gần là sự giao phối giữa các con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. - Giao phối gần gây thoái hóa ở thế hệ sau ở động vât.( Biểu hiện như: sinh trưởng phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, xuất hiện quái thai, dị tật, chết non). - Phương pháp này vẫn được sử dụng trong chọn giống vì: + Người ta dùng phương pháp này để củng cố, duy trì 1 số tính trạng mong muốn + Tạo dòng thuần + Đánh giá KG của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể. 0,25đ 0,25đ 0,5đ b) Tỉ lệ các loại kiểu gen của quần thể sau 3 thế hệ tự thụ phấn: Aa =(1/2) 3 .1/2= 1/16 AA =1/2 + 1/ 2 1/16 2 − =23/32 aa = 1/ 2 1/16 2 − = 7/32 Vậy tỉ lệ các loại KG của quần thể là: 23/32AA: 1/16Aa: 7/32aa (Học sinh có thể tính cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm) 0,5 đ Câu 3 a) Dùng phép lai phân tích: cho ruồi thân xám, cánh dài lai với cơ thể 0,25đ 3 (1,5điểm) đồng hợp lặn lai với thân đen cánh cụt thu được F B . + Nếu F B phân li kểu hình theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1 thì 2 cặp gen Aa, Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. + Nếu F B phân li kểu hình theo tỉ lệ 1: 1 thì 2 cặp gen Aa, Bb liên kết trên cùng 1 cặp NST. 0,25đ 0,25đ b) Cho các cá thể ruồi thân xám, cánh dài tạp lai với nhau được F 2 + Nếu F 2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 : 3 : 3: 1 thì 2 cặp gen Aa, Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau (PLĐL, THTD). + Nếu F 2 có tỉ lệ kiểu hình là 3: 1 hoặc 1: 2 : 1 thì 2 cặp gen Aa, Bb liên kết trên cùng 1 cặp NST. 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 4 (1,75điểm) a) - Một cá thể chứa 2 cặp gen dị hợp (Aa và Bb) nằm trên NST thường. Cá thể đó có thể có kiểu gen là AaBb hoặc AB ab hoặc Ab aB . - Kiểu gen AaBb cho 4 loại giao tử là : AB, ab, Ab và aB . - Kiểu gen AB ab cho 2 loại giao tử là AB và ab. Kiểu gen Ab aB cho 2 loại giao tử là Ab và aB. 0,5đ 0,25đ 0,5đ b) - Dạng đột biến: Do đột biến mất đoạn mang gen H → kiểu đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn. - Hậu quả: ở người, mất đoạn nhỏ ở đầu nhiễm sắc thể thứ 21 gây bệnh ung thư máu. 0,25đ 0,25đ Câu 5 (1,5 điểm) Các mối quan hệ sinh thái: - Quan hệ cùng loài: 7, 9 - Quan hệ khác loài: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10 + Cộng sinh: 3, 8. + Hội sinh: 5. + Hợp tác: 6. + Kí sinh, nửa kí sinh: 2, 4. + Sinh vật ăn sinh vật khác: 1, 10. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 6 (2,0 điểm) a.Vì số tinh trùng chứa Y bằng số tinh trùng chứa X nên số tinh trùng tạo được: 256 x 2 = 512 tinh trùng 0,25đ 4 - Mỗi tế bào sinh tinh trùng tạo nên 4 tinh trùng  Số tế bào sinh tinh trùng: 512 = 128 tế bào 4 0,5đ Theo giả thiết ta có: ( 128 – 1 )2n = 9652  2n = 38NST 0,25đ b. Gọi số đợt nguyên phân là k. Theo kết quả trên ta có: 2 k = 128  k = 7 0,25đ c. Để tạo ra 6 hợp tử với hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Ta có số tế bào trứng cần: 6 x 2 = 12 tế bào 0,25đ - Khi bước vào giảm phân mỗi NST đơn trong mỗi cặp tương đồng đã nhân đôi tạo nên 1 NST kép gồm 2 cromatit. Vậy số lượng cromatit có trong 12 tế bào khi bước vào giảm phân là: 38 x 2 x 12 = 912 cromatit 0,5đ Hết 5 . LỚP 10 THPT CHUYÊN Môn: Sinh học Câu Nội dung Điểm Câu 1 (1,75điểm) a) Nội dung của quy luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao

Ngày đăng: 29/07/2015, 09:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w