Nhiệt phân B thu được C, hơi nước và khí D là hợp chất của cacbon.. Cho các lọ bị mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: HCl, Al2SO43, H2SO4, NaNO3, phenol phtalein.. Nếu chỉ dùng t
Trang 1Nguyễn Đình Hành – THCS Chu Văn An, Đak Pơ, Gia Lai
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 GDTX VÀ LỚP 9 THCS
VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2014-2015 Ngày thi: 03 tháng 3 năm 2015
Môn thi: Hoá học – Lơp : 9 THCS
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
-ĐỀ CHÍNH THỨC
( Đề thi gồm có 02 trang, thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)
Câu 1: (2,0 điểm)
1.1 Ba hợp chất vô cơ A,B,C là các hợp chất của kim loại natri A tác dụng với B cho chất C Nhiệt
phân B thu được C, hơi nước và khí D là hợp chất của cacbon D tác dụng với A cho chất B hoặc C Xác định A,B,C,D
1.2 Cho các lọ bị mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: HCl, Al2(SO4)3, H2SO4, NaNO3, phenol phtalein Nếu chỉ dùng thêm một thuốc thử là dung dịch Ba(OH)2 thì có thể phân biệt được bao nhiêu
lọ hoá chất trên? Trình bày và viết phương trình hoá học minh hoạ
Câu 2: (2,0 điểm)
2.1 Từ hỗn hợp: Fe2O3, Al2O3 hãy viết các phương trình hoá học để điều chế từng kim loại riêng biệt
2.2 Cho 272 gam dung dịch KHSO4 20% vào 200 gam dung dịch hỗn hợp NaOH 0,5M và Na2CO3
0,5M Dung dịch thu được sau phản ứng có làm đổi màu quỳ tím không? Nếu có thì đổi sang màu gì?
Câu 3: (3,0 điểm)
3.1 Cho 6,94 gam hỗn hợp FexOy, Al2O3 và Al hoà tan trong 100ml dung dịch H2SO4 1,8M; sinh ra 0,672 lít khí H2 (đktc) Biết lượng axit đã lấy dư 20% sơ với lượng cần thiết để phản ứng Xác định công thức phân tử của oxit sắt
3.2 Dẫn V lít khí CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M thu được 15,76 gam kết tủa Tính giá trị tối thiểu của V
Câu 4: (3,0 điểm)
Hỗn hợp kim loại X gồm Fe, Al, Ag ở dạng bột Chia 24,5 gam X làm 2 phần không bằng nhau:
- Hoà tan phần (I) trong dung dịch HCl dư, có 4,928 lít H2 (đktc) thoát ra
- Cho phần (II) vào 660ml dung dịch CuSO4 0,5M ( phản ứng xảy ra vừa đủ) thu được dung dịch Y chứa 39,9 gam chất tan và m gam chất rắn Z
a Tính khối lượng của phần (I)
b Tính m.
Câu 5: (3,0 điểm)
5.1 Viết phương trình hoá học xảy ra khi:
a Cho Cl2 vào dung dịch NaOH loãng
b Cho Cl2 vào dung dịch NaOH đặc, nóng
c Nung nóng hỗn hợp bột CuO và bột C.
d Nung nóng hỗn hợp bột Mg và bột Si ở nhiệt độ cao.
5.2 Trên hai đĩa cân ở vị trí thăng bằng có hai cốc thuỷ tinh Cho cào cốc thứ nhất 50 gam dung dịch
cân mất thăng bằng Hỏi phải thêm bao nhiêu gam Al vào cốc thứ hai để sau phản ứng hai đĩa cân giữ được vị trí thăng bằng? Giả sử khí tạo thành đều thoát ra khỏi các cốc, nước và axit bay hơi không đáng kể
1
Trang 2Nguyễn Đình Hành – THCS Chu Văn An, Đak Pơ, Gia Lai
Câu 6: (3,0 điểm)
6.1 Trình bày phương pháp hoá học để tách lấy khí metan từ hỗn hợp với etilen.
6.2 Một hỗn hợp khí gồm 2 hidrocacbon mạch hở, trong phân tử mỗi chất chứa không quá một liên
kết ba hay hai liên kết đôi Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol hỗn hợp thu được 0,04 mol CO2 và 0,03 mol
H2O Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của hai hidrocacbon
Câu 7: (2,0 điểm)
Viết phương trình hoá học thực hiện các biến hoá theo sơ đồ sau:
CH3COONa (1) → CH4 (2) → C2H2 (3) → C2H4 (4)
→ C2H5OH
C2H6
C2H3Cl C6H6 (8)
→ C6H5Br
Câu 8: (2,0 điểm)
Dung dịch X gồm ancol etylic và nước Cho 45,4 gam X tác dụng với Na dư, có 21,28 lít khí H2
( đktc) thoát ra Tính độ rượu (ancol) của dung dịch X ( biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml )
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố ( theo u): H = 1; O =16; C =12; Na =23; Al = 27; S= 32; Cl = 35,5 ; K =39; Mn = 55; Cu = 64; Ag = 108; Ba =137
HẾT 2