UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm( 2 điểm) C©u 1. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. " Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương trong hòm.Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến." ( Ngữ văn 7- t ập 2) ) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? A.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B.Đức tính giản dị của Bác Hồ C.Sự giàu đẹp của Tiếng Việt D.Ý nghĩa văn chương 2. Tác giả của đoạn văn là ai? A. Hoài Thanh B. Phạm Văn Đồng C. Hồ Chí Minh D. Đặng Thai Mai 3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận 4Đoạn văn trên chủ yếu viết theo kiểu nghị luận nào? A. Nghị luạn chứng minh B. Nghị luận giải thích C. Nghị luận bình luận D.Nghị luận phân tích 5. Dòng nào nêu luận điểm của bài văn? A.Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý . B.Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. C.Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày. D.Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương trong hòm. 6.Luận điểm của đoạn văn nói lên điều gì? A.Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta từ xưa đến nay. B. Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong công việc kháng chiến . C.Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân miền Bắc nước ta. D. Nhiệm vụ của mỗi người học sinh là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. 7. Đoạn văn trên câu mấy câu rút gon? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 2.Trong các từ sau từ nào không phải là từ Hán Việt? A.Phong phú B.Kháng chi ến C.Tâm hồn D.Kêu gọi II.Phần tự luận( 8 điểm) Câu 1( 3 điểm) Qua văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ" em hiểu đức tính giản dị và ý nghĩa của nó như thế nào trong cuộc sống? Câu 2( 5 điểm) Tục ngữ có câu "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" nhưng trong thực tế có khi "Gần mực không đen, gần đèn không rạng". Với những hiểu biết của mình , em hãy chứng minh điều đó. Hết UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HK II MÔN: NGỮ VĂN 7 I.Phần trắc nghiệm( 2 điểm) Mỗi ý trả lời đúng: 0,25 điểm Câu 1 2 Đáp án 1A 2C 3D 4B 5A 6A 7C D II.Phần tự luận( 8 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 -Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn trong đó nêu lên được : +Giản dị: Là sống một cách đơn giản, tự nhiên trong cuộc sống, trong lời ăn tiếng nói Đó là một nét đẹp trong nhân cách. +Ý nghĩa: Sống giản dị để hoà đồng với mọi người, dễ được mọi người giúp đỡ, phải có ý thức mới đạt được sự giản dị +Liên hệ bản thân. 0,5 0,5 0, 5 0,5 2 *Yêu cầu về hình thức: -HS viết đúng thể loại văn nghị luận -Đủ bố cục -Văn phong trong sáng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. *Yêu cầu về nội dung: 1. Mở bài: - Hoàn cảnh, môi trường sống luôn có tác động, ảnh hưởng đến đạo đức, tính cách con người - Dẫn dắt câu tục ngữ -Tuiy nhiên cũng có khi "gần mực" mà không đen, "gần đèn" mà "không rạng" 0,5 0,5 2. Thân bài: *Giải thích câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" -Nghĩa đen: Thường xuyên sử dụng, tiếp xú với bút mực, nếu sơ ý hoặc không cẩn thận thì dễ bị dây mực ra tay, chân, bị đen bản. Còn đèn là vật phát sáng, ngồi gần đèn sẽ được sáng sủa, rạng rỡ nhờ ánh đèn. -Nghĩa bóng:Sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu. Sống trong môi trường tốt cũng sẽ trở thành người tốt. Sở dĩ như vậy lá vì một đặc điểm của con người ta là sự bắt chước, sự học hỏi- bắt chước cái hay, cái tốt và cũng bắt chước cả cái dở, cái xấu. *Chứng minh: -Học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt, được giáo dục chu đqáo sẽ trở nên người tốt. -Gia đình hoà thuận -con cái chăm ngoan. -Xã hội tốt đẹp-công dân tốt -Ngược lại, sống trong môi trường gia đình, bạn bè không tốt con người sẽ dễ bị ảnh hưởng, thay đổi theo hướng xấu *Tuy nhiên không phải ai gần mực cũng đen, ai gần đền cũng sáng. -Giải thích: Gần mực mà cẩn thận thì mực không dây bẩn lên mình được. Còn gần đèn mà cố tình ngồi tránh, ngồi khuất thì đèn cũng chẳng chiếu sáng được đến mình. Sống ở môi trường tốt đẹp mà không học hỏi, không noi theo cái tốt thì 0,75 0,75 0,5 0,5 0,5 0,75 không thể trở thành người tốt. Ngược lại khi buộc phải sống trong hoàn cảnh xấu mà biết giữ mình thì cũng giống như loài sen " gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" -Chứng minh: +Gương các chiến sĩ cách mạng hoạt động trong lòng địch +Những tấm gương vượt khó trong đời sống 3. Kết bài. -Khẳng định lại vấn đề -Con người có thể chủ động đón nhận hoàn cảnh -Trong cuộc sống cần có bản lĩnh và nghị lực. -Liên hệ bản thân 0,75 0,5 Hết . NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm( 2 điểm) C©u 1. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời bằng cách. MÔN: NGỮ VĂN 7 I.Phần trắc nghiệm( 2 điểm) Mỗi ý trả lời đúng: 0,25 điểm Câu 1 2 Đáp án 1A 2C 3D 4B 5A 6A 7C D II.Phần tự luận( 8 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 -Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn. yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến." ( Ngữ văn 7- t ập 2) ) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? A.Tinh thần yêu nước