1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (178)

4 196 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm ) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (từ 1 đến 6) bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !” (SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2) 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào ? A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt. C. Ý nghĩa văn chương. D. Đức tính giản dị của Bác Hồ. 2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? A. Nghị luận. B. Tự sự. C. Miêu tả. D. Biểu cảm. 3. Nội dung chính của đoạn văn trên? A. Lối sống giản dị của Bác Hồ thể hiện trong quan hệ với mọi người B. Lối sống giản dị của Bác Hồ thể hiện trong đời sống C. Lối sống giản dị của Bác Hồ thể hiện trong bài viết D. Lối sống giản dị của Bác Hồ thể hiện trong lời nói * Đọc câu văn: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ” để trả lời câu hỏi 4 và 5: 4. Vị trí của trạng ngữ trong câu trên nằm ở đâu ? A. Đầu câu. B. Giữa câu. C. Cuối câu. D. Câu đầu và cuối 5. Trạng ngữ của câu văn trên có tác dụng gì ? A. Xác định nơi chốn. B. Xác định mục đích. C. Xác định nguyên nhân. D. Xác định kết quả. 6. Câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” Sử dụng phép tu từ nào ? A. Liệt kê. B. Nhân hoá. C.So sánh. D. Hoán dụ. 7. Câu nào sau đây không thể chuyển thành câu bị động ? A. Cô khen tôi. B. Mọi người rất yêu mến em tôi. C. Tôi ăn cơm. D. Năm 2004, người ta xây dựng lại ngôi trường này. 8. Tình huống nào dưới đây cần viết văn bản đề nghị ? A. Nhà trường cần biết kết quả học tập của lớp. B. Bàn ghế trong lớp bị hỏng vài bộ, cần phải sửa. C. Em cảm thấy hối hận vì phạm lỗi. D. Em phải chuyển trường. II. Phần tự luận: (8 điểm) Câu 1. (2 điểm) Hãy làm rõ nghệ thuật tương phản trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn và hiệu quả biểu đạt của phép nghệ thuật đó? Câu 2. (6 điểm) Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi” HẾT UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KÌ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 7 I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/án D A B A C A C B II. Phần tự luận (8 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 * Chỉ ra phép tương phản: - Tương phản giữa sức người với sức nước: người cố gắng chống đỡ đến gần 1 giờ đêm, sức mệt mỗi lúc một yếu; mưa ngày càng lớn, nước ngày càng dâng cao, thế đê yếu kém trước thế nước - Tương phản giữa cảnh dân hộ đê ngoài trời mưa với cảnh trong đình: dân lam lũ, hốt hoảng, lấm lem, rét mướt; quan phủ và nha lại hách dịch ung dung hưởng lạc trong cảnh xa hoa 1,25 * Tác dụng: Khắc hoạ sâu sắc tình cảnh lầm than, yếu ớt của người dân trước thiên tai và tô đậm bản chất lòng lang, dạ thú của quan phủ và sai nha thờ ơ, vô trách nhiệm trước tính mạng và tài sản cảu nhân dân 0,75 2 a/ Mở bài: 0,5 - Kho tàng kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú. Cuộc sống không ngừng phát triển, cho nên con người phải nỗ lực học tập suốt đời - Lê- nin khuyên: “Học, học nữa, học mãi” 0,25 0,25 b/ Thân bài: 5,0 * Giải thích: Học là gì, học nữa, học mãi là gì? - Học là quá trình tìm hiểu, thu nhận và tích luỹ kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho mình để tăng thêm hiểu biết - Không chỉ học ở trường mà còn học qua sách báo, bạn bè, mọi người xung quanh ta - Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người. Phải thường xuyên học tập, học suốt đời để nâng cao kiến thức 0,5 0,25 0,25 * Tại sao phải học, học nữa, học mãi? - Kiến thức của nhân loại là vô cùng rộng lớn, muốn tiếp thu thì phải học. Học thì mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội và làm việc có hiệu quả - Xã hội ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, sự đòi hỏi của xã hội ngày càng cao. Nếu không học tập thì sẽ bị tụt hậu - Việc học không hạn chế tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh mà tuỳ theo ý thức của mỗi người. Có chịu khó học tập thì mới gặt hái được nhiều thành công + Lúc còn nhỏ thì học đi, học nói + Giám đốc học tập để làm tốt công tác quản lí, đề ra những chiến lược mới để phát triển công ty 0,5 0,5 1,5 + Công nhân học tập để nâng cao tay nghề + Nông dân học tập để nắm vững kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, đẩy mạnh sản xuất + Nhà khoa học cũng không ngừng học tập nghiên cứu * Mở rộng vấn đề - Hiện nay một số học sinh bỏ học, không quan tâm đến việc học, bị kẻ xấu lôi kéo, dần trở thành người vô ích, là gánh nặng cho gia đình và xã hội, không làm được việc gì có ích - Trình độ dân trí thấp là một trong những nguyên nhân làm cho đất nước kém phát triển 0,25 0,25 * Chúng ta là gì để thực hiện lời dạy của Lê-nin? - Học, học nữa, học mãi là mục tiêu phấn đấu của thanh niên. Chúng ta phải tập để có trình độ, có kiến thức để có ích cho bản thân, gia đình và xã hội - Học để nâng cao kĩ năng lao động, để có đủ hành trang bước vào đời vững vàng, để làm giàu cho quê hương đất nước - Học kiến thức trong sách vở và học trong thực tế cuộc sống. Học tập là nhiệm vụ của cả cuộc đời 0,5 0,25 0,25 c/ Kết bài 0,5 - Khẳng định lại ý nghĩa của câu nói - Liên hệ với bản thân 0,25 0,25 * Lưu ý: - Từ 5 đến 6 điểm: Học sinh đạt được các yêu cầu nói trên. Có bố cục rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng sắc sảo. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ - Từ 3 đến 4 điểm: Học sinh đạt được một cách tương đối các yêu cầu nói trên. Có bố cục rõ ràng. Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu. - Từ 1 đến 2 điểm: Bài làm đạt được một cách tương đối các yêu cầu nói trên .Có bố cục tương đối rõ ràng. Mắc tương đối nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu - Cho 0 điểm: Bài làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng HẾT . cho nên con người phải nỗ lực học tập suốt đời - L - nin khuyên: Học, học nữa, học mãi” 0,25 0,25 b/ Thân bài: 5,0 * Giải thích: Học là gì, học nữa, học mãi là gì? - Học là quá trình tìm hiểu,. UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm ) Đọc kĩ đoạn trích. thêm hiểu biết - Không chỉ học ở trường mà còn học qua sách báo, bạn bè, mọi người xung quanh ta - Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người. Phải thường xuyên học tập, học suốt đời để

Ngày đăng: 29/07/2015, 07:38

Xem thêm: Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (178)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w