1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (180)

3 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN : NGỮ VĂN 7 Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Chọn và chỉ ghi một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước kết quả đúng vào bài làm (mỗi ý đúng được 0,25 điểm) 1. Nghệ thuật nào được sử dụng trong câu tục ngữ: “Một mặt người bằng mười mặt của”? A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D Hoán dụ. 2. Ý nào không phù hợp với nghệ thuật của văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”? A. Kết hợp giữa giải thích, chứng minh và bình luận B. Lập luận chặt chẽ C. Dẫn chứng toàn diện D. Sử dụng nhiều câu văn miêu tả giàu hình ảnh 3. Nội dung nào không có trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh. A. Ý nghĩa của văn chương là lòng thương người rộng ra là thương cả muôn loài, muôn vật B. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. C. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. D. Văn chương là một nghề chơi thanh nhã để di dưỡng tinh thần. 4. Theo em, vì sao nhà văn Hoài thanh nói: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”? A. Vì cuộc sống có trong văn chương chân thật hơn bất kì một loại hình nghệ thuật nào khác. B. Vì nhiệm vụ của nhà văn là phải ghi chép lại tất cả những gì có từ con người và đời sống. C. Vì văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú, đa dạng của con người, xã hội. D. Vì cuộc sống mà nhà văn tạo ra trong văn chương bao giờ cũng luôn đẹp hơn ở ngoài đời. 5. Nghệ thuật chủ yếu trong truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là gì? A. Tăng cấp, so sánh. C. Đối lập, so sánh. B. Tăng cấp, đối lập. D. Tăng cấp, phóng đại. 6. Câu đặc biệt “ Một đêm mùa xuân.” được dùng với tác dụng gì? A. Gọi đáp. C. Bộc lộ cảm xúc. B. Xác định thời gian. D. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vât, hiện tượng. 7. Đề bài nào sau đây thuộc đề văn nghị luận giải thích? A. Hãy làm sáng tỏ đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. B. Em hiểu gì về câu tục ngữ “ Thất bại là mẹ thành công”? C. Bàn về việc bảo vệ rừng trong tình hình hiện nay. D. Cảm nhận của em về lối sống thanh, bạch, giản dị của Bác Hồ. 8. Trong văn nghị luận, phép lập luận giải thích được hiểu là gì? A. Là dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một quan điểm tư tưởng. B. Là nêu vai trò, ý nghĩa của một sự vật, sự việc, hiện tượng trong tự nhiên. C. Là việc làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chât quan hệ… D. Là trình bày, làm rõ đặc điểm, tính chất cơ bản của mọi sự vật trong cuộc sống. II. PhÇn tù luËn (8 ®iÓm) Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn (từ 6 đến 8 dòng) trình bày lối sống vô cùng giản dị thanh bạch của Bác Hồ Câu 2 (6 điểm): Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người. UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HK2 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN : NGỮ VĂN 7 Ký hiệu mã HDC : ……………. I- PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm - Mỗi câu 0,25 điểm). CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐÁP ÁN A D D C B B B C II- PHẦN TỰ LUẬN Câu 1(2 điểm). - Hình thức + Viết đúng đoạn văn, đủ số câu bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. (0.5 điểm) + Các câu liên kết, mạch lạc. (0.5 điểm) - Nội dung (1 điểm) : các câu trong đoạn cùng hướng về nội dung : + Đức tính giản dị thanh bạch của Bác Hồ (bửa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống … của Bác). + Đánh giá : đó là vẻ đẹp của tâm hồn thanh cao, một lối di dưỡng tinh thần đậm cốt cách dân tộc. Câu 2 (6 điểm) I- Mở bài (1): - Dẫn dắt vào vấn đề. - Nêu vấn đề cần chứng minh  Dẫn nội dung đề bài. II- Thân bài: Chứng minh, làm rõ vấn đề( 4đ): 1. Giải thích nghĩa: Môi trường thiên nhiên là gì?(0.5 đ ) 2. Chứng minh vai trò quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với đời sống con người. Gồm các mặt sau( 2 đ): - Không khí. - Nước. - Đất. - Cây xanh… 3. Chứng minh hậu quả của việc làm ô nhiểm, hủy hoại môi trường sống(1đ). 4. Đề ra những biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường sống.(1đ). III- Kết bài (1): - Khẳng định lại vấn đề. - Liên hệ thực tế hoặc bản thân. . di dưỡng tinh thần đậm cốt cách dân tộc. Câu 2 (6 điểm) I- Mở bài (1): - Dẫn dắt vào vấn đề. - Nêu vấn đề cần chứng minh  Dẫn nội dung đề bài. II- Thân bài: Chứng minh, làm rõ vấn đề( . VÀ ĐÀO TẠO MÔN : NGỮ VĂN 7 Ký hiệu mã HDC : ……………. I- PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm - Mỗi câu 0,25 điểm). CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐÁP ÁN A D D C B B B C II- PHẦN TỰ LUẬN Câu 1(2 điểm). - Hình thức. UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN : NGỮ VĂN 7 Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Chọn

Ngày đăng: 29/07/2015, 07:38

Xem thêm: Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (180)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w