1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (181)

4 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 57 KB

Nội dung

UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN:NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ____________ I.Trắc nghiệm: (2đ) Trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là văn bản: A.Nghị luận giải thích B.Nghị luận giải thích và chứng minh C.Nghị luận chứng minh D.Nghị luận chứng minh và phân tích Câu 2:Dẫn chứng trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được lựa chọn và sắp xếp theo trình tự nào? A.Từ hiên tại trở về quá khứ B.Từ quá khứ đến hiện tại C.Từ quá khứ đến hiện tại ,đến tương lai D.Cả ba ý trên đều sai Câu 3:Câu văn: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.” được trích từ văn bản nào? A.Đức tính giản dị của Bác Hồ B.Sự giàu đẹp của tiếng Việt C.Ý nghĩa văn chương D.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Câu 4:Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để làm nổi bật tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm? A.So sánh B.Điệp ngữ C.Ẩn dụ D.Tương phản Câu 5: “Gần một giờ đêm” là: A.Câu đơn B.Câu đặc biệt C.Câu ghép D.Câu rút gọn Câu 6:Dấu câu nào được sử dụng để đánh dấu dãy liệt kê chưa hết? A.Dấu ba chấm B.Dấu chấm C.Dấu hai chấm D.Dấu phẩy Câu 7:Trong phần mở bài của bài văn chứng minh,người viết phải nêu lên nội dung gì? A.Nêu tính chất của đề B.Nêu vấn đề cần chứng minh C.Nêu phạm vi dẫn chứng D.Giới thiệu các dẫn chứng Câu 8:Lớp em muốn nhà trường sửa chữa chiếc quạt trần vừa mới bị hỏng.Em sẽ thay mặt lớp viết loại văn bản nào? A.Báo cáo B.Thông báo C.Tường trình D.Đề nghị II.Tự luận:(8đ) Câu 1(2đ): Viết đoạn văn từ 5-7 câu ,tả cảnh quê hương em,trong đó có sử dụng câu đặc biệt . Câu 2 (6đ)Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí : « Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ». HẾT UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 7 - HỌC KÌ II I .Phần trắc nghiệm: (2đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B C D B A B D II.Phần tự luận: (8 đ) Câu Đáp án Điểm 1 a.Hình thức: -Viết đủ số câu -Trình bày đúng hình thức đoạn văn b.Nội dung: -Tả cảnh quê hương -Có sử dụng câu đặc biệt,chỉ rõ câu đó trong đoạn 0,5 0,25 0,25 1,5 1,0 0,5 2 *Yêu cầu chung: -Kiểu bài:nghị luận chứng minh -Vấn đề cần nghị luận:truyền thống đạo lí của dân tộc:sống là phải biết ơn -Kĩ năng: Cần xác định được vấn đề cần nghị luận .Vận dụng được kĩ năng giải thích và chứng minh trong bài văn nghị luận. -Biết chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu,phù hợp với vấn đề cần chứng minh -Lập luận chặt chẽ,có sức thuyết phục -Hình thức: Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng,lời văn trong sáng, hạn chế các lỗi diến đạt,lỗi chính tả…. *Dàn ý đại cương 1.Mở bài -Truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây -Giới thiệu được vần đề cần nghị luận: Hưởng thụ thành quả lao động phải nhớ ơn người làm ra thành quả ấy 2.Thân bài 0,5 5,0 a.Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: -Nghĩa đen:Khi cầm quả chín ngọt trên tay thì cần phải nhớ đến ngườ người vất vả trồng cây. -Nghĩa bóng: Ăn quả: sự hưởng thụ thành quả lao động Kẻ trồng cây: người làm ra thành quả lao động =>Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi hưởng thụ thành quả lao động cần biết ơn người tạo ra thành quả ấy b.Vì sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây? -Trong cuộc sống,con người không phải lúc nào cũng có thể tự mình làm được tất cả.Hầu hết những gì ta được hưởng đều là kết quả của sự hi sinh của những người đi trước. -Biết ơn là biểu hiện của một nhân cách đẹp,là một đạo lí của con người c.Chứng minh -Trong gia đình:con cái biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; những ngày cúng giỗ,tiết Thanh minh là biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên,ông bà…. -Trong xã hội:biết ơn các vua Hùng (ngày giỗ tổ Hùng Vương) tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ,các gia đình có công với cách mạng (27/7),công ơn của thầy cô giáo(20/11),công ơn của các bà,các mẹ,các chị(8/3),…. -Cách biểu hiện,bày tỏ lòng biết ơn rất đa dạng,phong phú: bằng lời nói, bằng quà tặng, bằng những việc làm cụ thể…Điều quan trọng là phải xuất phát từ tấm lòng chân thành và mục đích trong sáng của bản thân d.Mở rộng: -Phê phán hiện tượng vô ơn bạc nghĩa còn tồn tại trong xã hội 3.Kết bài: -Ý nghĩa giáo dục của câu tục ngữ -Rút ra bài học cho bản thân 1,0 0,25 0,5 0,25 1,0 0,5 0,5 2,5 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 HẾT . ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 7 - HỌC KÌ II I .Phần trắc nghiệm: (2đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B C D B A B D II.Phần tự luận: (8 đ) Câu Đáp án Điểm 1 a.Hình thức: -Viết đủ số câu -Trình bày. UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN:NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ____________ I.Trắc nghiệm: (2đ) Trả. thức đoạn văn b.Nội dung: -Tả cảnh quê hương -Có sử dụng câu đặc biệt,chỉ rõ câu đó trong đoạn 0,5 0,25 0,25 1,5 1,0 0,5 2 *Yêu cầu chung: -Kiểu bài:nghị luận chứng minh -Vấn đề cần nghị

Ngày đăng: 29/07/2015, 07:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w