1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (161)

3 220 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở câu trả lời đúng nhất. “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.” (Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng) 1. Văn bản “Mùa xuân của tôi” thuộc thể loại văn học nào? A. Truyện ngắn C. Tuỳ bút B. Tiểu thuyết D. Phóng sự 2. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? A. Tình cảm thương mến mãnh liệt của tác giả với mùa xuân miền Bắc. B. Miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc. C. Thuyết minh về không gian, cảnh vật của Hà Nội. D. Sự nuối tiếc của tác giả khi không được thưởng thức trời xuân Bắc Việt. 3. Từ ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “phong” trong câu “Nhụy vẫn còn phong”? A. Gió C. Giữ kín B. Ban tặng D. Vững vàng 4. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ? A. Nhà tôi vừa mua một cái tủ bằng gỗ rất đẹp. B. Hãy vươn lên bằng chính sức của mình. C. Nó thường đến trường bằng xe đạp. D. Bạn Lan viết bài bằng bút mực 5. Trong câu: “Đi tu chùa bắt ăn chay Thịt chó ăn được thịt cầy thì không.’’ Tác giả dân gian đã sử dụng lối chơi chữ nào ? A. Dùng cặp từ trái nghĩa. B. Dùng từ đồng nghĩa. C. Dùng từ đồng âm. D. Dùng lối nói lái. 6. Dòng nào sau đây ghi đúng các bước tạo lập văn bản? A. Định hướng và xây dựng bố cục. B. Xây dựng bố cục và diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh. C. Định hướng, xây dựng bố cục, diễn đạt thành câu, đoạn, kiểm tra văn bản vừa tạo lập. D.Xây dựng bố cục, định hướng, kiểm tra, diễn đạt thành câu, đoạn. 7. Bố cục của văn bản: A. Tất cả các ý được trình bày trong văn bản. B. Những ý lớn, ý bao trùm của văn bản. C. Nội dung nổi bật của văn bản. D. Sự sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí trong văn bản. 8. Văn biểu cảm là kiểu văn bản: A. Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh nhằm khêu gợi lòng đồng cảm của người đọc. B. Kể lại một câu chuyện đầy cảm xúc. C. Tái hiện, mô tả mọi hiện tượng của đời sống. D. Giới thiệu, làm rõ về một sự vật, hiện tượng. II. Phần tự luận: 8 điểm Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn có độ dài 6 đến 8 câu, nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh, trong đoạn văn có sử dụng quan hệ từ. (Gạch chân dưới các quan hệ từ trong đoạn văn). Câu 2: (6, 0 điểm) Cảm nghĩ của em về một món quà được nhận. HẾT UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 7 I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/án C A C A B C D A II. Phần tự luận (8 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 - Đoạn văn đúng hình thức, đủ số câu, trình bày rõ ràng, sạch đẹp - Nêu được cảm nghĩ của cá nhân về bài thơ - Sử dụng đúng và gạch chân dưới quan hệ từ 0,5 1 0,5 2 Mở bài: Giới thiệu được món quà và cảm xúc khi được nhận quà 0,5 Thân bài: Tập trung biểu đạt thái độ, cảm xúc của bản thân về món quà được nhận. - Giới thiệu hoàn cảnh được nhận quà - Món quà xuất hiện như thế nào - Nét độc đáo riêng biệt của món quà làm nên ý nghĩa riêng biệt của nó với bản thân - Mô tả một vài chi tiết, đặc điểm của món quà - Biểu đạt trực tiếp những nỗi niềm cảm xúc trong lòng về món quà, về tình cảm của người tặng quà dành cho mình thông qua món quà … 0,5 0,5 0,5 0,5 2,0 Kết bài: - Vị trí của món quà trong lòng người nhận hôm nay và mai sau - Tình cảm của bản thân đối với người tặng quà 0,5 *Lưu ý: có thể HS sẽ có cách biểu cảm khác mà không phải là các nội dung như đã gợi ý, nếu vậy chỉ cần bài viết tỏ ra có ý, diễn đạt tình cảm rõ ràng, trong sáng, chân thành thì vẫn tính điểm cho các em ở từng phần sao cho phù hợp với từng nội dung diễn đạt cụ thể. HẾT . cục, định hướng, kiểm tra, diễn đạt thành câu, đoạn. 7. Bố cục của văn bản: A. Tất cả các ý được trình bày trong văn bản. B. Những ý lớn, ý bao trùm của văn bản. C. Nội dung nổi bật của văn bản. D UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Đọc. KHẢO SÁT HỌC KÌ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 7 I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/án C A C A B C D A II. Phần tự luận (8 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 - Đoạn văn đúng

Ngày đăng: 29/07/2015, 07:38

Xem thêm: Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (161)

w