Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (169)

4 196 0
Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (169)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm( 2 điểm) Hãy khoanh tròn trước những chữ cái có phương án đúng. Câu 1: Em hiểu thế nào là tục ngữ? A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C. Là một thể loại văn học dân gian. D. Cả 3 ý trên. Câu 2: Theo em câu tục ngữ có cách nói “ thứ nhất, thứ nhì” dùng nhấn mạnh thứ tự các yếu tố được coi là quan trọng đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 3. Những câu tục ngữ được biểu đạt theo phương thức nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 4: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn? A. Ai cũng phải học đi đôi với hành. B. Anh trai tôi luôn học đi đôi với hành. C. Học đi đôi với hành. D. Rất nhiều người học đi đôi với hành. Câu 5: Điền một từ( cụm từ) thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “ Trong ta thường gặp nhiều câu rút gọn” A. văn xuôi B. truyện cổ dân gian C. truyện ngắn D. văn vần, thơ, ca dao tục ngữ. Câu 6: Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào ? A.Luận điểm B. Luận cứ C. Lập luận D. Cả 3 yếu tố Câu 7: Trong câu trạng ngữ bao giờ cũng được ngăn cách với thành phần chính bằng dấu phẩy đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 8: Trong các câu sau câu nào là câu bị động? A. Mẹ đang nấu cơm B. Lan được thầy giáo khen C. Trời mưa to D. Trăng tròn II. Tự luận:(8 đ) Câu 1( 1,0đ) Chép theo trí nhớ bài thơ “ Cảnh khuya” ? Bài thơ của tác giả nào? Câu 2(2 đ) a. Thế nào là liệt kê? Có mấy kiểu liệt kê? Kể tên? b. Viết 3 câu trong đó có sử dụng phép liệt kê? ( Viết thành đoạn văn) Câu 3(5,0đ) Cảm nghĩ của em về bài ca dao sau: Anh em như chân với tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 I. Trắc nghiệm( 2 điểm) Mỗi đáp án trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A D C D D A B II. Tự luận( 8 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 (1đ) Chép đúng bài thơ “ Cảnh khuya” Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Hồ Chí Minh 1,0đ Câu 2 (2đ) a. Nêu được đúng khái niệm liệt kê Các kiểu liệt kê: - liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp - liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến 1,0đ b. Ví dụ: Trong vườn nhà em có nhiều cây cối như cây mít, xoài, nhãn, ổi, na Các thứ cây đó có đủ các loại trái to, nhỏ, xanh, chín vào các mùa cây nào cũng sai trĩu quả. 1,0đ Câu 3 ( 5đ) 1. Mở bài: - giới thiệu câu( tục ngữ) ca dao. - Đó là đạo lí tình cảm anh em, con người trong gia đình. Trích câu ca dao. 0,5đ 2. Thân bài: - Tình anh em trong gia đình: + Anh em trong gia đình được coi như chân với tay là những bộ phận không thể thiếu trên cơ thể con người. + Nếu bị thiếu đi một bộ phận nào đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. 1,5đ - Tình anh em được coi là sự che chở cho nhau không thể thiếu. + Rách, lành đùm bọc nhau + Dở, hay giúp đỡ nhau 1,5đ - Đó là tình cảm con người, tình anh em, cha mẹ, là lẽ sống đạo lí ở đời. 1,0đ 3. Kết bài: - ý nghĩa của câu ca dao - liên hệ ngày nay 0,5đ . UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm( 2 điểm) Hãy khoanh tròn trước những. câu sau là câu rút gọn? A. Ai cũng phải học đi đôi với hành. B. Anh trai tôi luôn học đi đôi với hành. C. Học đi đôi với hành. D. Rất nhiều người học đi đôi với hành. Câu 5: Điền một từ(. gọn” A. văn xuôi B. truyện cổ dân gian C. truyện ngắn D. văn vần, thơ, ca dao tục ngữ. Câu 6: Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào ? A.Luận điểm B. Luận cứ C. Lập luận D. Cả 3 yếu tố Câu 7:

Ngày đăng: 29/07/2015, 07:38