UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian : 90 phút (không tính thời gian giao đề) __________ Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1 (1 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái mỗi câu trả lời đúng nhất. Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bở bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng , réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ , vả, ngón bấm , day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người. 1.1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? A. Ca Huế trên sông Hương - Hà Minh Ánh B. Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh C. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng D. Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn 1.2. Văn bản “ Ca Huế trên sông Hương” được viết theo hình thức nào? A. Truyện ngắn B. Văn tả cảnh C. Tùy bút D. Bút kí 1.3. Đoạn văn trên miêu tả điều gì? A. Miêu tả các loại nhạc cụ. B. Miêu tả người chơi đàn. C. Miêu tả tài nghệ của các ca công và âm thanh phong phú của nhạc cụ. D. Miêu tả tâm trạng của người nghe đàn. 1.4. Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Đối ngữ B. Tương phản C. Đảo ngữ D. Liệt kê Câu 2 (1 điểm). Nối ý ở phần A với nội dung ở phần B sao cho đúng A Nối B 1. Câu rút gọn a. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác. 2. Câu đặc biệt b. Lược bỏ một số thành phần câu khi nói và viết. 3. Câu chủ động c. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào. 4. Câu bị động d. Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ -vị ngữ. e. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1: ( 2 điểm): a. Tục ngữ là gì? (1điểm) b. Chép thuộc lòng một câu tục ngữ có chủ đề về con người và xã hội. Nêu nội dung câu tục ngữ đó. (1điểm) Câu 2: (6 điểm) Nhân dân ta thường khuyên nhau: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ________ HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7 *Phần I . Trắc nghiệm ( 2 điểm) Câu 1: 1 điểm: Đúng mỗi ý được 0,25điểm Câu 1.1 1.2 1.3 1.4 Đáp án A C C D Câu 2: 1 điểm: Nối đúng mỗi ý được 0,25điểm Nối : 1 – b; 2 – d ; 3 – a; 4 – c . *Phần II . Tự luận( 8 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 - Nêu được đúng khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định , có nhịp điệu, hình ảnh đúc kết những bài học của nhân dân về quy luật của thiên nhiên; kinh nghiệm lao động sản xuất;kinh nghiệm về con người và xã hội. - Học sinh chép đúng câu tục ngữ về chủ đề con người và xã hội. - Nêu được nội dung của câu tục ngữ. 2 1 0,5 0,5 2 * Yêu cầu chung: - Làm đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh. - Đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu phù hợp với nội dung của đề bài. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Lời văn lập luận chặt chẽ. - Trình bày sạch đẹp , khoa học. a- Mở bài: - Trong cuộc sống ai cũng muốn thành đạt .Kiên trì là đức tính quan trọng dẫn đến sự thành công, trích câu tục ngữ… b- Thân bài: - Giải thích sơ lược về câu tục ngữ: Làm bất cứ việc gì dù là nhỏ nhất cũng phải kiên trì, nhẫn nại, cố gắng vượt qua mọi thử thách khó khăn thì mới thành công. - Chứng minh bằng dẫn chứng: + Cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta từ xưa đến nay. + Cuộc chiến đấu chống thiên nhiên bảo vệ môi trường. + Gương học tốt, lao động, sản xuất - Là học sinh cần hiểu và thực hiện theo nội dung câu tục ngữ để phấn đấu đạt được ước mơ, hoài bão của mình. c- Kết bài: - Kiên trì nhẫn nại sẽ thành công. Đây là bài học cho mọi người. 6 0,5 5 1 3 1 1 1 1 0,5 * Lưu ý: - GV cần lưu ý dựa vào các yêu cầu chung để linh hoạt cho điểm. - Chỉ cho điểm tối đa với những bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, diến đạt lưu loát, không sai chính tả. . DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian : 90 phút (không tính thời gian giao đề) __________ Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1 (1 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? A. Ca Huế trên sông Hương - Hà Minh Ánh B. Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh C. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng D. Sống chết mặc bay - Phạm. xã hội. - Học sinh chép đúng câu tục ngữ về chủ đề con người và xã hội. - Nêu được nội dung của câu tục ngữ. 2 1 0,5 0,5 2 * Yêu cầu chung: - Làm đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh. - Đưa ra