1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (176)

5 228 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

[[ UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC KỲ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (không kể phát đề) I. Trắc nghiệm(2 điểm) Hãy khoanh tròn trước những chữ cái có phương án đúng. Câu 1( 0,25 điểm): Em hiểu thế nào là tục ngữ? A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C. Là một thể loại văn học dân gian. D. Cả 3 ý trên. Câu 2( 0,25 điểm): Theo em câu tục ngữ có cách nói “ thứ nhất, thứ nhì” dùng nhấn mạnh thứ tự các yếu tố được coi là quan trọng đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 3( 0,25 điểm): Những câu tục ngữ được biểu đạt theo phương thức nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 4( 0,25 điểm): Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn? A. Ai cũng phải học đi đôi với hành. B. Anh trai tôi luôn học đi đôi với hành. C. Học đi đôi với hành. D. Rất nhiều người học đi đôi với hành. Câu 5( 0,25 điểm): Điền một từ( cụm từ) thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “ Trong ta thường gặp nhiều câu rút gọn” A. văn xuôi B. truyện cổ dân gian C. truyện ngắn D. văn vần, thơ, ca dao tục ngữ. Câu 6( 0,25 điểm): Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào ? A.Luận điểm B. Luận cứ C. Lập luận D. Cả 3 yếu tố Câu 7( 0,25 điểm): Trong câu trạng ngữ bao giờ cũng được ngăn cách với thành phần chính bằng dấu phẩy đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 8( 0,25 điểm): Trong các câu sau câu nào là câu bị động? A. Mẹ đang nấu cơm 1 B. Lan được thầy giáo khen C. Trời mưa to D. Trăng tròn II. Tự luận:(8 điểm) Câu 1 (2 điểm) a. Thế nào là liệt kê? Có mấy kiểu liệt kê? Kể tên? b. Viết 3 câu trong đó có sử dụng phép liệt kê? ( Viết thành đoạn văn) Câu 3 (6 điểm ) Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. … HẾT……. 2 UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012 - 1013 I.Trắc nghiệm( 2 điểm) Mỗi đáp án trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A D C D D A B II. Tự luận( 8 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 2 2 điểm a. Nêu được đúng khái niệm liệt kê Các kiểu liệt kê: - liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp - liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến 1,0 điểm b. Ví dụ: Trong vườn nhà em có nhiều cây cối như cây mít, xoài, nhãn, ổi, na Các thứ cây đó có đủ các loại trái to, nhỏ, xanh, chín vào các mùa cây nào cũng sai trĩu quả. 1,0 điểm Câu 3 6 điểm a) Mở bài - Lòng biết ơn là truyền thồng quý báu của dân tộc - Ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải biết sống ân nghĩa, thuỷ chung - Truyền thống ấy được thể hiện qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 1,0 điểm b) Thân bài - Giải thích + Nghĩa đen : Ăn trái chín mọng, hương vị ngọt ngào thì phải nhớ thì phải nhớ tới công lao vun xới, chăm sóc của người trồng cây. + Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả đó. Khuyên chúng ta phải sống có thuỷ chung, trọng tình nghĩa. 1,0 điểm - Tại sao ăn quả lại phải nhớ người trồng cây ? - Tất cả thành quả lao động vật chất và tinh thần chúng ta đang được hưởng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có. Đó là 1,0 điểm 3 công sức của các thế hệ đi trước tạo nên. Những thành quả đó được đánh đổi bằng mồ hôi, công sức thậm chí bằng máu xương của bao người - Non sông gấm vóc này là do các vua Hùng đã có công xây dựng và giữ gìn tự ngàn đời nay để lại. Nối tiếp truyền thống của tổ tiên, cha ông ta không tiếc máu xương của mình để bảo vệ đất nước - Chúng ta có được cuộc sống ấm no, tự do,hạnh phúc ngày hôm nay là do ánh sáng soi đường chỉ lối của Đảng,của Bác Hồ kính yêu - Chúng ta được sinh ra khoẻ mạnh trên cõi đời này là do mẹ mang nặng đẻ đau cha vất vả nuôi ta khôn lớn - Chúng ta từng ngày hiểu biết hơn, trưởng thành hơn là do công lao dạy dỗ của thầy cô - Miếng cơm ta ăn, tấm áo ta mặc là là do công lao vất vả, khó nhọc của các bác nông dân một nắng hai sương trên đồng ruộng => Chúng ta phải biết trân trọng, phải biết ghi nhớ công ơn của họ - Biểu hiện của lòng biết ơn + Để thể hiện lòng biết ơn các vua Hùng, hàng năm, nhân dân ta thường nhắc nhở nhau “ Dù ai đi ngược về xuôi ” và ngày giỗ tổ hàng năm đã trở thành ngày Quốc giỗ + Biết ơn các anh hùng đã ngã xuống bảo vệ Tổ quốc nhân ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh, liệt sĩ + Nhớ ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ dân tộc ta đã có truyền thống thờ cúng tổ tiên, con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, giúp đỡ ông bà, cha mẹ + Ơn thầy cô: chăm ngoan, học giỏi, đạt nhiều điểm 9,10, mừng ngày nhà giáo Việt Nam 1,0 điểm + Ý nghĩa: Lòng biết ơn là truyền thống đạo lí, là nền tảng vững chắc cho sự tồn tại, phát triển và duy trì xã hội. Xã hội này sẽ ra sao khi con người thiếu lòng biết ơn? - Ngày nay vẫn còn không ít những kẻ vô ơn, bạc nghĩa, phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, bất hiếu với cha mẹ, vô ơn với thầy cô Đó là những biểu hiện suy thoái về đạo đức, nhân cách, cần phải lên án nghiêm khắc 1,0 điểm 4 c) Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ: + Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và vô cùng cần thiết đối với mỗi con người. - Chúng ta phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý ấy, đồng thời phải biết kế thừa những truyền thống tốt đẹp của ông cha. 1,0 điểm HẾT 5 . [[ UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC KỲ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (không kể phát đề) I. Trắc nghiệm(2 điểm) Hãy khoanh tròn trước những chữ. đoạn văn) Câu 3 (6 điểm ) Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. … HẾT……. 2 UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012 - 1013 I.Trắc. câu sau là câu rút gọn? A. Ai cũng phải học đi đôi với hành. B. Anh trai tôi luôn học đi đôi với hành. C. Học đi đôi với hành. D. Rất nhiều người học đi đôi với hành. Câu 5( 0,25 điểm):

Ngày đăng: 29/07/2015, 07:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w