UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm ( 2điểm ). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. ( Ngữ văn 7- Tập 2 ) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt B. Đức tính giản dị của Bác Hồ. D. Ý nghĩa văn chương Câu 2: Tác giả đoạn văn trên là ai? A. Hoài Thanh C. Hồ Chí Minh B. Phạm Văn Đồng D. Đặng Thai Mai Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là: A. Miêu tả C. Biểu cảm B. Tự sự D. Nghị luận Câu 4: Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào? A. Nghị luận chứng minh C. Nghị luận bình luận B. Nghị luận giải thích D. Nghị luận phân tích Câu 5: Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn văn: A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. C. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. D. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Câu 6: Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn? A. Một C. Ba B. Hai D. Bốn Câu 7 : Câu ‘‘Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày’’ thuộc kiểu câu gì ? A. Câu đặc biệt C. Câu bị động B. Câu chủ động D. Câu rút gọn Câu 8 : Nhận xét nào đúng với hai câu văn : ‘‘Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm’’ ? A. Là hai câu chủ động C. Là hai câu ghép chính phụ B. Là hai câu bị động D. Là hai câu đặc biệt II. Phần tự luận ( 8điểm ). Ông cha ta trước kia từng dạy : ‘‘ Không thầy đố mày làm nên’’ Em hãy giải thích lời dạy trên. Hết UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HK II MÔN: NGỮ VĂN 7 I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Xác định đúng phương án ở mỗi câu cho 0,25đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/án A C D A C C B B II. Phần tự luận (8 điểm) Phần Nội dung Điểm 1. Mở bài - Dẫn dắt - Giới thiệu luận điểm, trích dẫn 0,5đ 0,5đ 2. Thân bài a. Giải thích câu tục ngữ : - Làm nên :Có được công danh, sự nghiệp, thành đạt - Nếu không có người thầy dạy dỗ thì người học trò không thể nào thành đạt được. - Câu tục ngữ như một lời thách thức ‘‘đố mày’’ đồng thời cũng là lời răn dạy-> khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của học trò. 1đ 1đ 1đ b. Tại sao người thầy có vai trò quan trọng như thế trong sự nghiệp của người trò. - Thầy là người hướng dẫn, cung cấp kiến thức, mở mang trí óc cho ta, dạy ta những điều hay lẽ phải từ lúc còn bé thơ cho đến khi lớn lên-> Sánh ngang bằng công ơn cha mẹ. - Không có một người học trò nào thành đạt, có công danh sự nghiệp mà không do người thầy dạy dỗ cả : ‘‘Không thầy đố mày làm nên’’. - Ngày nay, người thầy đóng vai trò chủ đạo, trò là người chủ động tiếp thu kiến thức > Đây là đạo lí làm người, là hành vi của người có nhân cách, có đạo đức. 1đ 1đ 1đ 3. Kết bài - Khẳng định công lao của người thầy, tình cảm của mình với thầy - Bài học về rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ. 0,5đ 0,5đ * Lưu ý : Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng chung, giáo viên căn cứ vào từng bài làm cụ thể của học sinh mà linh hoạt cho điểm phù hợp. Hết . NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm ( 2điểm ). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng. chiến”. ( Ngữ văn 7- Tập 2 ) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt B. Đức tính giản dị của Bác Hồ. D. Ý nghĩa văn chương Câu. II MÔN: NGỮ VĂN 7 I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Xác định đúng phương án ở mỗi câu cho 0,25đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/án A C D A C C B B II. Phần tự luận (8 điểm) Phần Nội dung Điểm 1. Mở bài -