SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ THI THỬ THPTQUỐC GIA NĂM HỌC 2014-2015 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; I=127; Ba=137. Thí sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học Mức 1(25 câu): Câu 1: Một mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca 2+ , Mg 2+ , HCO 3 − , Cl − , SO 2 4 − . Chất làm mềm mẫu nước cứng trên là A. HCl. B. NaHCO 3 . C. Na 3 PO 4 . D. BaCl 2 . Câu 2: Chất nào sau đây chứa cả 3 loại liên kết (ion, cộng hoá trị, cho - nhận)? A. K 2 CO 3 . B. NaHCO 3 . C. NaNO 3 . D. HNO 3 . Câu 3: Cho 200 gam dung dịch chứa glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư, khối lượng Ag sinh ra cho vào dung dịch HNO 3 đậm đặc dư thấy sinh ra 0,2 mol khí NO 2 . Vậy nồng độ % của glucozơ trong dung dịch ban đầu là A. 18 % . B. 9 %. C. 27% D. 36% Câu 4 : Khối lượng tripeptit được tạo thành từ 178 gam alanin và 75 gam glyxin là: A. 253 g B. 235 g C . 217 g D. 199 g. Câu 5: Phản ứng nào sau đây không thuộc phản ứng tự oxi hoá, tự khử ? A. 3S + 6NaOH → o t Na 2 SO 3 + 2 Na 2 S + 3H 2 O B. 2NO 2 + 2NaOH → NaNO 3 + NaNO 2 + H 2 O C. 2KClO 3 → xtt o , 2KCl + 3O 2 D. Cl 2 + 2KOH → KCl + KClO + H 2 O Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit. B. Lòng trắng trứng gặp HNO 3 tạo thành hợp chất có màu tím. C. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure với Cu(OH) 2 . D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. Câu 7: Cho các cân bằng sau (I) 2HI (k) H 2 (k) + I 2 (k) ; (II) CaCO 3 (r) CaO (r) + CO 2 (k) ; (III) FeO (r) + CO (k) Fe (r) + CO 2 (k) ; (IV) 2SO 2 (k) + O 2 (k) 2SO 3 (k) Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 8: Cho dung dịch Ba(HCO 3 ) 2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl 2 , Ca(NO 3 ) 2 , NaOH, Na 2 CO 3 , KHSO 4 , Na 2 SO 4 , Ca(OH) 2 , H 2 SO 4 , HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là A. 6. B. 7. C. 4. D. 5. Câu 9: Có thể dùng NaOH( ở thể rắn) để làm khô các chất khí sau: A. N 2 , Cl 2 , O 2 , CO 2 , H 2 B. NO 2 , N 2 , CO 2 , CH 4 , H 2 C. NH 3 , O 2 , N 2 , CH 4 , H 2 D. NH 3 , SO 2 , CO, Cl 2 Câu 10: Trong các tiểu phân sau: 24 Cr 2+ , 26 Fe 2+ , 25 Mn 2+ , 29 Cu 2+ . Tiểu phân có số electron độc thân lớn nhất là A. Fe 2+ B. Cr 2+ C. Cu 2+ D. Mn 2+ Câu 11: Cho 3,38g hỗn hợp X gồm CH 3 OH, CH 3 COOH, C 6 H 5 OH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 672ml H 2 (đktc) và thu được hỗn hợp chất rắn X 1 có khối lượng là: A. 3.61g B. 4,70g C. 4,76g D. 4,04g Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn x mol axit hữu cơ Y được 4x mol CO 2 . Mặt khác, để trung hoà x mol Y cần vừa đủ 2x mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là A .C 2 H 5 COOH B .HOOC- COOH C .CH 3 COOH D .HOOC -CH 2 -CH 2 – COOH Câu 13: Trong phản ứng oxi hoá - khử sau: 2 4 2 4 4 2 4 2 H S KMnO H SO S MnSO K SO H O + + → + + + . Hệ số (tối giản) của các chất tham gia phản ứng lần lượt là A. 3, 2, 5 B. 5, 2, 3 C. 2, 2, 5 D. 5, 2, 4 Câu 14: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ. B. Chì (Pb) có ứng dụng để chế tạo thiết bị ngăn cản tia phóng xạ. C. Kẽm có ứng dụng để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép. D. Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn vàng. Câu 15: Trong các dung dịch sau : Ca(OH) 2 , BaCl 2 , Br 2 , H 2 S. Số dung dịch có thể dùng để phân biệt được 2 khí CO 2 và SO 2 là A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 16: Cho các este: C 6 H 5 OCOCH 3 (1); CH 3 COOCH=CH 2 (2); CH 2 =CH-COOCH 3 (3); CH 3 -CH=CH- OCOCH 3 (4); (CH 3 COO) 2 CH-CH 3 (5). Những este nào khi thủy phân không tạo ra ancol? A. 1 , 2 , 4 , 5 B. 1 , 2 , 4 C. 1 , 2 , 3 D. 1 , 2 , 3 , 4 , 5 Câu 17: Monome nào sau đây được dùng để điều chế thủy tinh hữu cơ? A. CH 2 = CH-COOCH 3 B.CH 2 = CH-COOH C. CH 2 = C(CH 3 )-COOCH 3 D. CH 3 -COO C(CH 3 ) = CH 2 Câu 18:Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl. A. Phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH) 2 . B. Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu C. Phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH) 2 khi đun nóng và phản ứng lên mên rượu D. Phản ứng lên men rượu và phản ứng thủy phân Câu 19:Al và Cr giống nhau ở điểm: A. Cùng tác dụng với HCl tạo ra muối có mức oxi hóa là +3. B. Cùng tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra chất Na[M(OH) 4 ]. C. Cùng tác dụng với khí clo tạo ra muối có dạng MCl 3 . D. Cùng bị thụ động trong dung dịch nước cường toan. Câu 20: Cho các dung dịch riêng biệt chứa các chất: anilin (1), metylamin (2), glixin (3), axit glutamic (4), axit 2,6- điamino hexanoic (5), H 2 NCH 2 COONa (6). Các dung dịch làm quỳ tím hoá xanh là A. (1), (2). B. (2), (5), (6). C. (2), (5). D. (2), (3), (6). Câu 21: Phản ứng nào sau đây giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động A. CaCO 3 + CO 2 + H 2 O → Ca(HCO 3 ) 2 . B. CaCO 3 → CaO + CO 2 . C. Ca(HCO 3 ) 2 → CaCO 3 + CO 2 + H 2 O. D. Ca(OH) 2 + 2CO 2 → Ca(HCO 3 ) 2 . Câu 22: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trình tự tính bazơ tăng dần từ trái sang phải: amoniac, anilin, p-nitroanilin, p-nitrotoluen, metylamin, đimetylamin. A.C 6 H 5 NH 2 < O 2 NC 6 H 4 NH 2 < H 3 CC 6 H 4 NH 2 < NH 3 < CH 3 NH 2 < (CH 3 ) 2 NH B.O 2 NC 6 H 4 NH 2 < C 6 H 5 NH 2 < H 3 CC 6 H 4 NH 2 < NH 3 < CH 3 NH 2 < (CH 3 ) 2 NH C.O 2 NC 6 H 4 NH 2 < H 3 CC 6 H 4 NH 2 < C 6 H 5 NH 2 < NH 3 < CH 3 NH 2 < (CH 3 ) 2 NH D. O 2 NC 6 H 4 NH 2 < H 3 CC 6 H 4 NH 2 < NH 3 < C 6 H 5 NH 2 < CH 3 NH 2 < (CH 3 ) 2 NH Câu 23: : Cho các hợp chất sau: axetanđehit (1); metyl axetat (2); axit fomic (3); etyl fomat(4); Glucozơ(5); axetilen(6). Số chất có thể tác dụng được với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 ( trong điều kiện thích hợp) là A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 24: Cho dãy các chất : NaOH, NaHCO 3 , KHSO 4 , Al(OH) 3 , CH 3 COONH 4, H 2 NCH 2 COOH, Số chất trong dãy có tính lưỡng tính là : A. 2. B.1. C.3. D. 4 Câu 25: Thực hiện các thí nghiệm sau: Cho Fe vào dung dịch HCl ; Đốt dây sắt trong khí clo ; Cho Fe dư vào dd HNO 3 loãng ; Cho Fe vào dung dịch AgNO 3 dư ; Cho Fe vào dd KHSO 4 Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Mức 2(5 câu): Câu 26. Cho các phát biểu sau: 1. Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học. 2. Trong y khoa, ozon được dùng chữa sâu răng. 3. Fomalin được dùng để ngâm xác động vật. 4. Axit flohiđric được dùng để khắc chữ lên thủy tinh. 5. Naphtalen được dùng làm chất chống gián. 6. Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh. 7. Khí CO 2 được dùng để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm. Số phát biểu đúng là A. 3 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 27: Hòa tan hết 22,0 gam hỗn hợp X gồm RHCO 3 và R 2 CO 3 bằng dung dịch HCl thu được 0,2 mol khí. Kim loại R là: A. Li B. Na C. K D. Rb Câu 28: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 24, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Phát biểu không đúng là A. X tan ít trong nước. B. X là chất khí ở điều kiện thường. C. Liên kết hoá học trong phân tử X 2 là liên kết cộng hoá trị không cực. D. Trong tất cả các hợp chất, X có số oxi hoá là -2. Câu 29: Có bao nhiêu chất hoặc dung dịch sau đây cho phản ứng với nước brôm: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, ancol etylic, anđehit axetic, axit fomic, axit benzoic, phenol và anilin? A. 6 B. 7 C. 5 D. 8 Câu 30: Xà phòng hóa hoàn toàn 13,2 gam hỗn hợp hai este HCOOC 3 H 7 và CH 3 COOC 2 H 5 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H 2 SO 4 đặc ở 140 o C, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước . Giá trị của m là A. 1,35 B. 2,7 C. 5,4 D. 4,05. Mức 3(5 câu): Câu 31 : Cho a gam P 2 O 5 vào dung dịch chứa a gam KOH, thu được dung dịch X. Chất tan có trong dung dịch X là: A. KH 2 PO 4 và H 3 PO 4 B. K 2 HPO 4 và K 3 PO 4 C. KH 2 PO 4 và K 2 HPO 4 D. K 3 PO 4 và KOH Câu 32: Cho 5,52 gam bột Mg vào 200 ml dung dịch gồm HCl 0,2M CuCl 2 0,5 M và FeCl 3 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn A . Khối lượng chất rắn A là A. 6,40 gam. B. 10,88 gam C. 9,76 gam D. 12,00 gam Câu 33: : Trộn lẫn 100ml dung dịch HCl 1M với 200ml dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 0,1M dung dịch X, Cho 0,125 mol Ba(OH) 2 vào dung dịch X được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 15,54 B. 17,10 C. 14,76 D. 13,98 Câu 34: Dung dịch X có chứa các ion: Ca 2+ , Mg 2+ , Ba 2+ , 0,08 mol 3 NO − và 0,04 mol Cl - . Dung dịch X tác dụng vừa đủ với Vml dung dịch Y gồm Na 2 CO 3 0,15M và K 2 CO 3 0,25M. Giá trị của V là: A. 100 ml B. 150 ml C. 450 ml D. 600 ml Câu 35: Cho 4,26 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi dư, thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 6,66 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là A. 66 ml. B. 100 ml. C. 150 ml. D. 180 ml. Mức 4(15 câu) Câu 36:Cho các phản ứng sau : (1) Ca + dung dịch Na 2 CO 3 (2) Nhiệt phân (NH 4 ) 2 Cr 2 O 7 (3) H 2 S + dung dịch FeCl 3 (4) Mg + CO 2 (t 0 ) (5) Na 2 S 2 O 3 + dung dịch HCl (6) SO 2 + dung dịch HI (7) dung dịch KI + dung dịch CuSO 4 (8) O 2 + NH 3 (k,t 0 ) (9) KBr + dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng (10) H 2 O 2 + dung dịch KMnO 4 /H 2 SO 4 loãng (11) dung dịch AgNO 3 + dung dịch FeCl 2 (12) Zn + dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng (13) Trộn 3 dung dịch FeCl 2 , KMnO 4 , H 2 SO 4 loãng với nhau (t 0 ) (14) Cho phân urê vào dung dịch NaBrO Số phản ứng tối đa thu được sản phẩm có thể có đơn chất là : A. 14 B. 11 C. 12 D. 13 Câu 37: Hỗn hợp X gồm SO 2 và O 2 có tỷ khối so với H 2 bằng 28. Lấy 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) cho đi qua bình đựng V 2 O 5 nung nóng. Hỗn hợp thu được lội qua dung dịch Ba(OH) 2 dư thấy có 33,19 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng oxi hoá SO 2 là: A. 94,96% B. 40% C. 75% D. 25% Câu 38: Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH 2 =CH-COOH, CH 3 COOH và CH 2 =CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75 M . Khối lượng của CH 2 =CH-COOH trong X là A. 1,44 gam B. 2,88 gam C. 0,72 gam D. 0,56 gam Câu 39: Hỗn hợp X gồm andehit fomic, andehit oxalic, axit axetic, etilenglycol, glyxerol. Lấy 4,52 gam X đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm đi qua bình 1 đựng H 2 SO 4 (đặc, dư), bình 2 đựng 600 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2M thấy bình 1 tăng 2,88 gam, bình 2 xuất hiện m gam kết tủa. Xác định m? A. 23,64 gam. B. 15,76 gam. C. 17,73 gam. D. 19,70 gam Câu 40:Thực hiện các phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 4,56 gam Cr 2 O 3 (trong điều kiện không có O 2 ), sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl (loãng, nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,688 lít H 2 (đktc). Còn nếu cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch NaOH (đặc, nóng), sau khi phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là: A. 0,16 mol B. 0,06 mol C. 0,08 mol D. 0,10 mol Câu 41: X và Y lần lượt là các tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amoni axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH 2 . Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O 2 vừa đủ thu được sp gồm CO 2 , H 2 O và N 2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% ), sau phản ứng cô cạn dd thu được bao nhiêu gam chất rắn ? A. 9,99 gam B. 87,3 gam C. 94,5 gam D. 107,1 gam Câu 42: X, Y là hai hợp chất hữu cơ đơn chức. Nếu đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau hoặc khối lượng bằng nhau thì đều thu được CO 2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 và hơi nước có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Hỗn hợp X, Y có phản ứng tráng bạc. Có bao nhiêu cặp chất X, Y thỏa mãn điều kiện trên ? A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 43. Điện phân dung dịch chứa x mol NaCl và y mol CuSO 4 với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khí nước bị điện phân ở 2 điện cực thì ngừng. Thể tích khí ở anot sinh ra gấp 1,5 lần thể tích khí ở catot ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Quan hệ giữa x và y là A. x = 6y B. x = 3y C. y = 1,5x D. x =1,5y Câu 44: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anđehit metacrylic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp X một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni, thu được hỗn hợp hơi Y gồm hỗn hợp các ancol, các anđehit và hiđro. Tỉ khối hơi của Y so với He bằng 95/12. Mặt khác dẫn toàn bộ hỗn hợp Y qua dung dịch nước Br 2 thì làm mất màu vừa đủ a mol Br 2 . Giá trị của A là A. 0,16 mol B. 0,20 mol C. 0,02 mol D. 0,04 mol Câu 45: Hòa tan 22 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO 3 , Fe 3 O 4 vào 0,5 lít dung dịch HNO 3 2M thì thu được dung dịch Y (không có NH 4 NO 3 ) và hỗn hợp khí Z gồm CO 2 và NO. Lượng HNO 3 dư trong Y tác dụng vừa đủ với 13,44 gam NaHCO 3 . Cho hỗn hợp Z vào bình kín có dung tích không đổi 8,96 lít chứa O 2 và N 2 tỉ lệ thể tích 1 : 4 ở 0 0 C và áp suất 0,375 atm. Sau đó giữ bình ở nhiệt độ 0 0 C thì trong bình không còn O 2 và áp suất cuối cùng là 0,6 atm. Phần trăm khối lượng của Fe 3 O 4 trong hỗn hợp X là A. 52,73%. B. 26,63%. C. 63,27%. D. 42,18%. Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, axetanđehit, etanđial và anđehit acrylic cần 0,975 mol O 2 và thu được 0,9 mol CO 2 và 0,65 mol H 2 O. Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thì thu được tối đa bao nhiêu gam Ag ? A. 54,0 gam. B. 108,0 gam. C. 216,0 gam. D. 97,2 gam. Câu 47: Cho 8,04 gam hỗn hợp hơi gồm CH 3 CHO và C 2 H 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 /NH 3 thu được 55,2 gam kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng còn lại m gam chất không tan. Giá trị của m là: A. 61,78 B. 55,2 C. 61,67 D. 41,69 Câu 48: Đốt 11,2 gam bột Ca bằng O 2 thu được m gam chất rắn A gồm Ca và CaO. Cho chất rắn A tác dụng vừa đủ với axit trong dung dịch gồm HCl 1M và H 2 SO 4 0,5M thu được H 2 và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được (m+21,14) gam chất rắn khan. Nếu hòa tan hết m gam chất rắn A vào dung dịch HNO 3 loãng dư thu được 0,896 lít NO (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 50,72 gam B. 47,52 gam C. 45,92 gam D. 48,12 gam Câu 49: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO và H 2 O thu được dung dịch A. Sục khí CO 2 vào dung dịch A, qua quá trình khảo sát người ta lập đồ thị của phản ứng như sau: Giá trị của x là: A. 0,025 B. 0,020 C. 0,050 D. 0,040 Câu 50: Cho các nhận xét sau: (1) Thủy phân saccarozơ và mantozơ với xúc tác axit đều thu được cùng một loại monosaccarit (2) Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron (3) Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetylamin > metylamin > anilin > điphenylamin (4) Muối mononatri của axit 2 – aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được gọi là bột ngọt hay mì chính (5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 2 loại đipeptit là đồng phân của nhau (6) Cho Cu(OH) 2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm (7) Peptit mà trong phân tử chứa 2, 3, 4 nhóm –NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit (8) Glucozơ, axit glutamic, axit lactic, sobitol, fructozơ và axit ađipic đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức Số nhận xét đúng là A. 5 B. 4 C . 3 D. 2 x 15x Số mol CO 2 Khối lượng kết tủa . SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ THI THỬ THPTQUỐC GIA NĂM HỌC 2014-2015 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Cho biết khối lượng nguyên. đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm đi qua bình 1 đựng H 2 SO 4 (đặc, dư), bình 2 đựng 600 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2M thấy bình 1 tăng 2,88 gam, bình 2 xuất hiện m gam kết tủa. Xác định m? A Cho hỗn hợp Z vào bình kín có dung tích không đổi 8,96 lít chứa O 2 và N 2 tỉ lệ thể tích 1 : 4 ở 0 0 C và áp suất 0,375 atm. Sau đó giữ bình ở nhiệt độ 0 0 C thì trong bình không còn O 2