6 7 8 9 10 Họ và tên thí sinh:…………………… ………… Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:…………………………… ……… …………….……………… SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: HÓA HỌC (Chuyên) * Lớp: 10 Ngày thi: 07/7/2011 * Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1 (2,5 điểm) a. Bằng phản ứng hóa học hãy chứng minh: axit axetic mạnh hơn axit cacbonic nhưng yếu hơn axit sunfuric. b. Hãy phân biệt 5 chất lỏng: benzen, rượu etylic, axit axetic, etyl axetat, glucozơ bằng phương pháp hóa học. Câu 2 (2,5 điểm) Chia hỗn hợp rượu etylic và axit axetic thành hai phần bằng nhau: Phần 1 : Cho tác dụng vừa đủ với natri thu được 5,6 lít H 2 (đktc). Phần 2 : Đem đun nóng với axít H 2 SO 4 đặc thì thu được 8,8 gam este. Tính thành % theo khối lượng của rượu etylic trong hỗn hợp ban đầu (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). (Cho: C = 12, H = 1, O = 16). Câu 3 (2,5 điểm) Hãy viết các phương trình hóa học minh họa cho chuỗi chuyển hóa sau đây: Fe 1 FeCl 3 2 FeCl 2 3 FeCl 3 4 Fe(OH) 3 5 Fe 2 O 3 Fe Fe 3 O 4 FeO Fe 2 (SO 4 ) 3 Câu 4 (2,5 điểm) Nhúng một lá sắt vào 50ml dung dịch CuSO 4 15% (có khối lượng riêng D = 1,12 g/ml). Sau một thời gian lấy lá sắt ra, rửa nhẹ, làm khô rồi cân lại thấy nặng hơn so với ban đầu 0,16 g. a. Tính khối lượng sắt đã tan ra và khối lượng đồng đã bám vào lá sắt. b. Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng. HẾT (Gồm 01 trang) CHÍNH THỨC SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: HÓA HỌC (Chuyên) * Lớp: 10 Ngày thi: 07/7/2011 * Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (2,5 điểm) a. Axit axetic mạnh hơn axit cacbonic: 2CH 3 COOH + CaCO 3 ⎯ ⎯→ (CH 3 COO) 2 Ca + CO 2 ↑ + H 2 O (0,5đ) Axit axetic yếu hơn axit sunfuric: H 2 SO 4 + (CH 3 COO) 2 Ca ⎯ ⎯→ 2CH 3 COOH + CaSO 4 (0,5đ) b. - Mỗi lần thử sử dụng một ít hóa chất (0,25đ) - Nhận ra axit axetic bằng giấy quỳ tím hóa đỏ ( 0,25đ) - Nhận ra dung dịch glucozơ bằng phản ứng với Ag 2 O/NH 3 → Ag ↓ C 6 H 12 O 6 + Ag 2 O 0 3 dd NH , t ⎯ ⎯⎯⎯⎯→ C 6 H 12 O 7 + 2Ag↓ (0,25đ) - Phân biệt C 6 H 6 và C 2 H 5 OH bằng Na thấy có H 2 ↑→C 2 H 5 OH 2C 2 H 5 OH + 2Na → 2C 2 H 5 ONa + H 2 ↑ (0,25đ) - Nhận ra benzen bằng cách cho dung dịch brom và một ít bột Fe vào, đun nóng Æ màu đỏ nâu của brom bị mất dần. C 6 H 6 + Br 2 ⎯ ⎯⎯→ 0 Fe, t C 6 H 5 Br + HBr ↑ (0,25đ) - Chất còn lại là etyl axetat (0,25đ) Câu 2 (2,5 điểm) Gọi x, y là số mol của C 2 H 5 OH và CH 3 COOH trong mỗi phần. (0,25đ) Phần 1: 2 C 2 H 5 OH + 2 Na 2 C 2 H 5 ONa + H 2 ↑ (0,25đ) 2 mol 2 mol 2 mol 1 mol x mol x mol x mol 0,5x mol 2 CH 3 COOH + 2 Na 2 CH 3 COONa + H 2 ↑ (0,25đ) 2 mol 2 mol 2 mol 1 mol y mol y mol y mol 0,5y mol (Gồm 03 trang) CHÍNH THỨC t 0 t 0 t 0 t 0 t 0 t 0 Số mol H 2 = 5,6 : 22,4 = 0,25 mol Ta có : 0,5x + 0,5y = 0,25 hay x + y = 0,5 (0,25đ) Phần 2: CH 3 COOH + C 2 H 5 OH 0 24 ,H SO dac t ⎯ ⎯⎯⎯⎯→ ←⎯⎯⎯⎯⎯ CH 3 COOC 2 H 5 + H 2 O (0,25đ) Số mol este = 8,8 : 8,8 = 0,1 mol (0,25đ) - Nếu n este = n rượu = 0,1 mol n axít = 0,5 - 0,1 = 0,4 mol 0,1 .46 x 100 % mC 2 H 5 OH = = 16,08 % (0,5đ) 0,1 .46 + 0,4 x 60 - Nếu n este = n axít = 0,1 mol n rượu = 0,5 – 0,1 = 0,4 mol 0,4 . 46 x 100 %C 2 H 5 OH = = 75,41 % (0,5đ) 0,4 .46 + 0,1 .60 Câu 3 (2,5 điểm) Mỗi phương trình 0,25 điểm Viết các phương trình hóa học minh họa cho chuổi biến hóa hóa học: 1. 2Fe + 3Cl 2 2FeCl 3 2. 2FeCl 3 + Fe 3FeCl 2 3. 2FeCl 2 + Cl 2 2FeCl 3 4. FeCl 3 + 3NaOH Fe(OH) 3 + 3NaCl 5. 2Fe(OH) 3 Fe 2 O 3 + 3H 2 O 6. Fe 2 O 3 + 3CO 2Fe + 3CO 2 7. 3Fe + 2O 2 Fe 3 O 4 8. Fe 3 O 4 + CO 3FeO + CO 2 9. 2Fe 3 O 4 + 10H 2 SO 4đ 3Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + 10H 2 O 10. 2FeO + 4H 2 SO 4đ Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + 4H 2 O Câu 4 (2,5 điểm) a. Gọi a là số mol Fe đã phản ứng, ta có phản ứng Fe + CuSO 4 FeSO 4 + Cu a a a a (0,25đ) - Khối lượng Fe tan ra là : 56a gram - Khối lượng Cu bám vào là : 64a gram (0,25đ) Mà ta có : m Fe tăng = m Cu bám vào – m Fe tan ra Do đó : 64a – 56a = 0,16 = > a = 0,02 (0,25đ) Vậy m Fe tan ra = 1,12g m Cu bám vào = 1,28g (0,25đ) b. Ta có : Số mol CuSO 4 ban đầu = (V dd *d*C%)/(100%*M) = (50*1,12*15)/(100*160) = 0,0525 mol (0,25đ) Dung dịch sau phản ứng gồm : CuSO 4 dư = 0,0325 mol 4 FeSO 4 = 0,02 mol (0,25đ) Mà: m dd CuSO4 ban đầu = d.V = 1,12 * 50 = 56(g) (0,25đ) m dd sau phản ứng = m Fe p/ư + m dd CuSO ban đầu - m Cu = 1,12 + 56 – 1,28 = 55,84g (0,25 đ) Vậy m CuSO4 = 0,0325*160 = 5,2 (g) C% CuSO4 = 9,31% (0,25đ) m FeSO4 = 0,02*152 = 3,04 (g) C% FeSO4 = 5,44% (0,25đ) HẾT . chất có trong dung dịch sau phản ứng. HẾT (Gồm 01 trang) CHÍNH THỨC SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: HÓA HỌC (Chuyên) * Lớp: . 9 10 Họ và tên thí sinh: …………………… ………… Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:…………………………… ……… …………….……………… SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: HÓA HỌC. * Môn thi: HÓA HỌC (Chuyên) * Lớp: 10 Ngày thi: 07/7 /2011 * Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1 (2,5 điểm) a. Bằng phản ứng hóa học hãy chứng minh: axit