1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi thử học sinh giỏi Lớp 12 môn Địa lý năm 2013 (3)

5 425 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 239,5 KB

Nội dung

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÝ (BẢNG A) Câu Nội dung Biểu điểm Câu I: (4,5 điểm) Chứng minh: Nước ta có tiềm năng to lớn về tài nguyên biển để phát triển các ngành kinh tế: công nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải và du lịch. *) Khái quát: Nước ta có bờ biển dài 3260km, diện tích biển hơn 1 triệu km2 trong biển có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ là tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế. 0.5 *) Công nghiệp: - Thềm lục địa nước ta có trữ lượng lớn dầu mỏ, khí đốt (dẫn chứng). Tập trung chủ yếu ở vùng trũng Cửu Long, Thổ Chu - Mã Lai, Nam Côn Sơn, nhiều mỏ đã và đang được thăm dò, khai thác: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Đại Hùng, mỏ khí Tiền Hải… thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí… 0.5 - Với độ mặn nước biển khoảng 30‰ biển là kho tài nguyên muối vô tận, dọc bờ biển có nhiều vùng thuận lợi để sản xuất muối (dẫn chứng), đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ. 0.25 - Biển có nhiều sa khoáng: ôxit ti tan, cát trắng…; đá vôi, phát triển công nghiệp thủy tinh, pha lê, vật liệu xây dựng. 0.25 *) Ngư nghiệp: - Vùng biển nước ta có nguồn lợi thuỷ sản phong phú, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, cho phép hàng năm khai thác 1,9 triệu tấn. Biển có nhiều ngư trường; trong đó có 4 ngư trường lớn cho đánh bắt thủy, hải sản(Hải Phòng - Quảng Ninh, Trường Sa - Hoàng Sa, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Minh Hải - Kiên Giang). 0.5 - Ven bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn để phát triển nuôi trồng thủy sản.(dẫn chứng). 0.25 - Biển nước ta có nhiều đặc sản quý hiếm : bào ngư, trai ngọc, sò huyết 0.25 *) Du lịch: - Dọc bờ biển nước ta có nhiều bãi tắm đẹp: Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu…. Khí hậu nhiệt đới nắng quanh năm, không khí trong lành thuận lợi cho các hoạt động văn hoá - thể thao, an dưỡng… 0.5 - Vùng biển nước ta có nhiều cảnh quan đẹp: Vịnh Hạ Long(di sản thiên nhiên thế giới), Vân Phong, Cửa Hội An, Đảo Phú Quốc, Côn Đảo thuận lợi cho phát triển du lịch biển đảo. 0.25 - Ven biển, nhất là vùng biển Nam Bộ có nhiều rừng ngập mặn trong rừng có nhiều động vật quý hiếm , có những sân chim nổi tiếng… thuận lợi cho du lịch sinh thái. 0.25 *) Giao thông vận tải: 1 - Biển nước ta là một biển kín, một bộ phận của biển Đông, nằm gần tuyến hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương thuận lợi phát triển các tuyến giao thông trên biển nối nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới 0.5 - Bờ biển dài có nhiều vũng vịnh rộng, sâu; nhiều cửa sông lớn để xây dựng các hải cảng: Cái Lân, Hải Phòng, Nghi Sơn, Cửa Lò, Đà Nẵng, Cam Ranh, Sài Gòn…hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng. 0.5 Câu II: (5,5 điểm) 1. Việc làm đang là một vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt nhất ở nước ta, đặc biệt là ở các thành phố. - Nước ta có tỷ lệ ngươì thiếu việc làm và thất nghiệp lớn: theo điều tra của bộ LĐ - TB và XH . Năm 1998 cả nước có 9,4 triệu người thiếu việc làm và 856 nghìn người thất nghiệp. Tỷ lệ thiếu việc làm ở vùng nông thôn là 28,2%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,8%. 0.5 - Mỗi năm nước ta có thêm khoảng hơn 1 triệu lao động đến tuổi cần giải quyết việc làm. 0.25 - Tỷ lệ thiếu việc làm ở Nông thôn và tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị của nước ta không giống nhau giữa các vùng: cao nhất là đồng bằng Sông Hồng, tiếp theo là Bắc Trung Bộ, thấp nhất là Tây Nguyên. 0.5 - Thiếu việc làm và thất nghiệp phải đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên, làm cho tài nguyên suy kiệt, môi trường tự nhiên bị phá hủy. 0.25 - Thiếu việc làm và thất nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người lao động và xã hội. 0.5 - Thiếu việc làm và thất nghiệp ở Nông thôn, người lao động lên thành phố tìm việc làm, làm cho vấn đề giải quyết việc làm ở thành phố vốn đã khó khăn, ngày càng khó khăn hơn, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. 0.5 - Giải quyết được việc làm cho người lao động góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo vệ trật tự xã hội, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và văn minh xã hội. 0.5 2. Các biện pháp giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí nguồn lao động đã và đang được thực hiện ở nước ta. - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng, để vừa tạo thêm được việc làm vừa khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng(dẫn chứng). 0.25 - Đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình (nhất là khu vực nông thôn đồng bằng, các thành phố lớn) để giảm tỷ lệ sinh trên cở sở đó giảm tỷ lệ tăng nguồn lao động. 0.25 - Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn: Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn - khẳng định kinh tế hộ gia đình. Chuyển nền nông nghiệp tự túc tự cấp thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, thâm canh và chuyên canh. Khôi phục các nghề thủ công truyền thống, các hoạt động dịch vụ ở nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn. 0.5 - Đối với thành phố: Phát triển công nghiệp và dịch vụ, chú trọng những hoạt động quy mô nhỏ thu hồi vốn nhanh, sử dụng kĩ thuật tinh xảo và cần nhiều lao động, nhất là lao động trẻ. 0.5 2 - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp ở các nhà trường, hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm. 0.5 - Liên doanh, liên kết với các nước; xuất khẩu lao động ra nước ngoài, vừa góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, vừa nâng cao trình độ lao động và thu ngoại tệ cho đất nước. 0.5 Câu III: 6,0 điểm 1/ Phân tích những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta: a. Thuận lợi: *) Về tự nhiên: - Nước ta có diện tích đất đồng cỏ tươi tốt quanh năm, ở miền núi và cao nguyên là cơ sở thức ăn quan trọng dể phát triển chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò… 0.25 - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển quanh năm. Mặt khác khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi đa dạng. 0.25 *) Về kinh tế - xã hội: - Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích ngành chăn nuôi phát triển (dẫn chứng). 0.25 - Nguồn thức ăn cho chăn nuôi từ sản phẩm ngành trồng trọt, sản xuất lương thực, công nghiệp chế biến thức ăn cho gia súc gia cầm, phụ phẩm ngành thủy sản…. ngày càng đáp ứng tốt hơn. 0.25 - Cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành chăn nuôi không ngừng được tăng cường: công nghiệp chế biến, hệ thống chuồng trại, trạm trại giống, công tác thú y… 0.25 - Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong chăn nuôi, có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật. 0.25 - Nguồn vốn ngày càng được tăng cường (hộ nông dân, nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài…) 0.25 - Thị trường tiêu thụ trong nước và nước ngoài được mở rộng. 0.25 b/ Khó khăn: *) Về tự nhiên: - Diện tích đồng cỏ nước ta có nhiều loại cỏ tạp khó cải tạo. 0.25 - Khí hậu nhiệt ẩm lớn, thời tiết thường có nhiều biến động, thiên tai gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển ngành chăn nuôi. 0.25 *) Về kinh tế – xã hội: - Cơ sở thức ăn cho ngành chăn nuôi chưa đảm bảo, công nghiệp chế biến thức ăn cho gia súc gia cầm còn hạn chế. 0.25 - Cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành: công nghiệp chế biến còn hạn chế, công tác dịch vụ thú y chưa đảm bảo, hệ thống chuồng trại chưa đáp ứng được yêu cầu… Giống gia súc gia cầm nói chung năng suất thấp, chất lượng chưa cao nhất là cho yêu cầu xuất khẩu. 0.25 - Nguồn vốn của hộ nông dân còn thiếu, vốn đầu tư của Nhà nước, vốn nước ngoài còn hạn chế… Trình độ lao động còn thấp, nặng tập quán sản xuất cũ gây khó khăn cho việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỷ thuật vào chăn nuôi. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chưa ổn định. 0.25 2. Thành tựu của ngành chăn nuôi nước ta: 3 - Ngành chăn nuôi nước ta phát triển ngày càng đa dạng hơn (dẫn chứng) 0.25 - Giá trị sản lượng ngành chăn nuôi tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (dẫn chứng) 0.25 - Số lượng đàn gia súc gia cầm tăngnhanh: + Đàn trâu, bò tăng, trong đó bò tăng nhanh hơn(dẫn chứng) + Đàn lợn cung cấp 3/4 sản lượng thịt các loại, hiện nay tăng nhanh (dẫn chứng) + Đàn gia cầm tăng nhanh và ngày càng có vai trò quan trọng(dẫn chứng) …. 0.25 - Các sản phẩm không qua giết mổ như trứng, sữa chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản lượng ngành chăn nuôi 0.25 - Hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi ngày càng tiến bộ, đã bắt đầu tổ chức chăn nuôi tập trung quy mô lớn. 0.25 3. Các giải pháp dể phát triển chăn nuôi: - Đảm bảo tốt cơ sở thức ăn cho chăn nuôi trên cơ sở thâm canh, phát triển công nghiệp chế biến. 0.25 - Đầu tư vốn, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, công tác thú y cho ngành chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới. 0.25 - Phải cải tạo hơn nữa đàn gia súc gia cầm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. 0.25 - Phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi để nâng cao giá trị sản phẩm và khả năng xuất khẩu. 0.25 - Mở rộng và ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành chăn nuôi. 0.25 - Nâng cao trình độ cho người lao động, tăng cường lực lượng lao động chuyên ngành. 0.25 Câu 4: (4 điểm) 1/ Xử lí số liệu và vẽ biểu đồ: a. Xử lí số liệu: Đơn vị: % Năm Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả và cây khác 1990 100,0 100,0 100,0 100,0 1995 126,5 143,3 181,5 112,9 2000 165,7 182,1 325,5 123,3 2003 182,1 241,7 353,5 137,3 0.75 b. Vẽ biểu đồ. Yêu cầu: Biểu đồ chính xác, khoa học, thẩm mĩ. (Cần có tên biểu đồ, chú giải, đúng khoảng cách ) 1.25 2. Nhận xét và giải thích: a. Nhận xét: Từ năm 1990 - 2003: - Giá trị sản xuất của từng nhóm cây trồng dều tăng liên tục nhưng không giống nhau. 0.25 - Giá trị sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh nhất, tiếp đến là cây rau đậu và cây lương thực. Giá trị sản xuất cây ăn quả và cây khác tăng chậm (dẫn chứng). 0.25 b. Giải thích: - Giá trị sản xuất các loại cây trồng đều tăng do: Kết quả của công cuộc đổi mới; sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm đáp nhu cầu ngày một tăng; nước ta có nhiều thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển ngành trồng trọt. 0.5 4 - Giá trị sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh nhất là do: Nước ta có tiềm năng to lớn đặc biệt là đất Feralit thích hợp với cây công nghiệp lâu năm, khí khậu nhiệt đới ẩm; nguồn lao động dồi dào, các chính sách phát triển cây công nghiệp và các vùng chuyên canh cây công nghiệp; lương thực được đảm bảo; công nghiệp chế biến sản phẩm cây công nghiệp phát triển; thị trường tiêu thụ tăng nhanh, nhất là thị trường xuất khẩu 0.5 - Giá trị sản xuất cây ăn quả và cây khác tăng chậm do chưa được chú trọng phát triển. Nhân dân chưa có tập quán sản xuất quy mô lớn các loại sản phẩm của ngành này. Thị trường tiêu thụ còn hạn chế. 0.25 - Giá trị sản xuất cây lương thực, cây rau đậu tăng nhanh là do hình thành những vùng trọng điểm về sản xuất lương thực; hình thành các vùng chuyên canh rau đậu quanh các khu công nghiệp, các thành phố lớn. 0.25 …… Hết …… 5 . SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÝ (BẢNG A) Câu Nội dung Biểu điểm Câu I: (4,5 điểm) Chứng. XH . Năm 1998 cả nước có 9,4 triệu người thi u việc làm và 856 nghìn người thất nghiệp. Tỷ lệ thi u việc làm ở vùng nông thôn là 28,2%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,8%. 0.5 - Mỗi năm nước. lí số liệu: Đơn vị: % Năm Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả và cây khác 1990 100,0 100,0 100,0 100,0 1995 126 ,5 143,3 181,5 112, 9 2000 165,7 182,1 325,5 123 ,3 2003 182,1 241,7 353,5

Ngày đăng: 28/07/2015, 16:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w