Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Ninh Bình năm 2012 - 2013 (Lần 1) môn sinh.DOC

12 616 0
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Ninh Bình năm 2012 - 2013 (Lần 1) môn sinh.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2012 - 2013 Môn: SINH HỌC Bài thi thứ nhất (ngày thi 09/10/2012) Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 10 câu trong 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm): Các mức độ điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực? Vì sao sự điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực lại phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ? Câu 2 (2,0 điểm): 1. Phân tích vai trò của prôtêin khi liên kết với ADN trong cấu trúc nhiễm sắc thể. 2. Dung hợp tế bào trần giống và khác với lai xa kết hợp đa bội hóa như thế nào? Câu 3 (2,0 điểm): Cho biết dạng đột biến gây hội chứng Đao ở người. Phân biệt bộ nhiễm sắc thể của người bình thường với người mắc hội chứng Đao. Câu 4 (2,0 điểm): Khi phân tích sự tiến hóa ở cấp độ phân tử, Kimura nhận định rằng: "Phần lớn các đột biến gen là trung tính". Trên cơ sở cấu trúc của gen và quá trình biểu hiện gen ở sinh vật nhân thực, hãy cho biết các đột biến trung tính có thể được hình thành do những nguyên nhân nào? Câu 5 (2,0 điểm): Trong một quần thể người, tần số bị bệnh bạch tạng đã được xác định là 1/10000. a) Giả sử quần thể người đó đang trong trạng thái cân bằng di truyền thì xác suất để một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa con bạch tạng là bao nhiêu? b) Tần số tương đối của alen quy định bạch tạng trong quần thể này có thể bị biến đổi do những nhân tố nào? Giải thích rõ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đó. Biết rằng người bạch tạng có sức sống và có khả năng sinh sản như người bình thường. Câu 6 (2,0 điểm): 1. Nhân tố tiến hóa là gì? Kể tên các nhân tố tiến hóa. Vì sao giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa? 2. Hoá thạch là gì? Ý nghĩa của việc nghiên cứu các hoá thạch? Câu 7 (1,0 điểm): Quan hệ cạnh tranh và quan hệ vật ăn thịt - con mồi khác nhau như thế nào? Câu 8 (2,0 điểm): Ở cà chua gen A quy định màu quả đỏ, gen a quy định màu quả vàng. Cho lai 2 cây cà chua tứ bội AAaa với nhau thu được F 1 . Khi cho một số cây F 1 thu được ở phép lai trên giao phấn với nhau thì thu được từ 2 cặp lai có tỷ lệ phân li tương ứng là: - 3 quả đỏ : 1 quả vàng. - 11 quả đỏ : 1 quả vàng. Biện luận và viết sơ đồ lai từ F 1 đến F 2 cho từng trường hợp. Câu 9 (2,0 điểm): Một cặp gen dị hợp, mỗi alen đều dài 0,51µm. Alen A có số liên kết hiđrô là 3900, alen a có hiệu số giữa Ađênin với Guanin bằng 20% tổng số nuclêôtit. Do đột biến thể dị bội tạo ra tế bào có kiểu gen Aaa. a) Tìm số lượng mỗi loại nuclêôtit trong kiểu gen. b) Tìm số lượng mỗi loại nuclêôtit trong mỗi giao tử được tạo ra từ kiểu gen đó. Câu 10 (3,0 điểm): Ở bướm tằm, biết A quy định kén dài, a quy định kén tròn, B quy định kén trắng, b quy định kén đen. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, hoán vị gen chỉ xảy ra ở tằm đực. Xét 500 tế bào sinh tinh có kiểu gen aB Ab tham gia quá trình giảm phân trong đó có 150 tế bào xảy ra hoán vị gen. a) Xác định tần số hoán vị gen. b) Xác định khoảng cách giữa các gen quy định hình dạng và màu sắc kén trên nhiễm sắc thể. c) Cho tằm đực có kiểu gen dị hợp hai cặp gen giao phối với tằm cái có kiểu gen chưa biết, kết quả phân li kiểu hình theo tỷ lệ 1:2:1. Không cần lập sơ đồ lai, hãy tìm các kiểu gen hợp lý của tằm cái. Hết ĐỀ CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh : Số báo danh: Chữ ký giám thị 1: Chữ ký của giám thị 2: 2 SỞ GD&ĐT TỈNH NINH BÌNH HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2012 – 2013 Môn: SINH HỌC Bài thi thứ nhất (ngày thi 09/10/2012) Câu Y ́ Nội dung Điểm 1 (2,0) 1 - Các mức độ điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực: + Điều hòa trước phiên mã + Điều hòa phiên mã + Điều hòa sau phiên mã + Điều hòa dịch mã + Điều hòa sau dịch mã - Nguyên nhân: + Cấu trúc ADN trong NST ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn rất nhiều so với cấu trúc ADN ở sinh vật nhân sơ + ADN trong các tế bào nhân thực có số lượng các cặp nuclêôtit rất lớn + Thành phần tham gia điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực rất đa dạng gồm: gen gây tăng cường, gen gây bất hoạt, các gen cấu trúc, vùng khởi động, vùng kết thúc và nhiều yếu tố khác. 1,0 0,5 0,25 0,25 2 (2,0) 1 Vai trò của prôtêin khi liên kết với ADN trong cấu trúc nhiễm sắc thể: - Thu gọn cấu trúc ADN, gói gọn trong nhân - Bảo vệ ADN, hạn chế tổn thương - Đóng duỗi xoắn NST trong chu kì tế bào - Tạo tính đặc thù đối với mỗi NST (mã hitston) - Điều hòa biểu hiện của gen ( Học sinh nêu được 4/5 ý cho điểm tối đa ) 0,25 0,25 0,25 0,25 2 * Giống: Tế bào lai mang vật chất di truyền của 2 loài do đó phát triển thành con lai mang đặc điểm di truyền của 2 loài * Khác: - Dung hợp tế bào trần ngoài dung hợp nhân còn có dung hợp tế bào chất. Còn lai xa kết hợp đa bội hoá tế bào chất của con lai chủ yếu của cây mẹ - Dung hợp tế bào trần tạo tế bào lai tổ hợp được 2 nguồn vật chất di truyền khác xa nhau của 2 loài, còn lai xa kết hợp đa bội hóa khó thực hiện vì khó vượt qua hàng rào sinh học 0,25 0,5 0,25 3 (2,0) * Hội chứng Đao : - Đột biến số lượng NST dạng dị bội - Thể 3 nhiễm thứ 21 * Phân biệt: Bộ NST người bình thường Bộ NST người mắc hội chứng Đao 0,5 0,5 0,5 ĐỀ CHÍNH THỨC - 2n = 46 gồm 44 NST thường + XX (XY) - Có 2 NST thứ 21 - 2n +1 = 47 gồm 45NST thường + XX (XY) - Có 3 NST thứ 21 0,5 4 (2,0) Các đột biến trung tính có thể tạo ra do: - Đột biến gen xảy ra nhưng không làm thay đổi trong phân tử prôtêin do các hiện tượng: Sự thoái hóa của mã bộ ba, gen giả, các vùng ADN không mã hóa, sự tồn tại nhiều bản sao của 1 gen trong bộ gen, sự tồn tại của các intron trong gen. - Đột biến gen xảy ra có làm thay đổi axit amin trong prôtêin nhưng không làm thay đổi hoạt tính và chức năng của prôtêin do vị trí của axit amin bị thay đổi không có vai trò lớn trong prôtêin. - Đột biến gen xảy ra tuy có làm thay đổi chức năng prôtêin dẫn tới làm thay đổi kiểu hình nhưng không làm thay đổi giá trị thích nghi của sinh vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên. - Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại, còn các đột biến trung tính không bị chọn lọc đào thải. Các đột biến có lợi được giữ lại, nhưng chúng chỉ chiếm một tần số rất thấp do các gen hiện đang tồn tại đã được chọn lọc qua hàng triệu năm tiến hóa. 0,5 0,5 0,5 0,5 5 (2,0) a) Qui ước gen: A-bình thường, a-bạch tạng → q a = 1/100; p A =99/100 - Người bình thường có kiểu gen AA hoặc Aa, để sinh con bạch tạng thì kiểu gen cả bố và mẹ phải là Aa - Xác suất gặp kiểu gen Aa trong những người bình thường là 2 2pq p 2pq+ - Xác suất để 1 cặp vợ chồng bình thường sinh một đứa con bị bệnh bạch tạng là: 2 2pq p 2pq+ x 2 2pq p 2pq+ x 1 4 = 9,8 x 10 -5 ≈ 0,0001 b) Những nhân tố làm thay đổi tần số alen qui định bệnh bạch tạng: - Đột biến: A → a → tần số A giảm, tần số a tăng a→ A → tần số a giảm, tần số A tăng - Giao phối có lựa chọn: người bạch tạng khó kết hôn → tần số alen a giảm, tần số alen A tăng - Di cư, nhập cư → thay đổi tần số A, a 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 6 (2,0) 1 - Nhân tố tiến hoá là nhân tố làm biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể. - Các nhân tố tiến hoá: Đột biến, di-nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên. - Giao phối ngẫu nhiên không là nhân tố tiến hoá vì nó tạo nên trạng thái cân bằng di truyền của quần thể nên nó không làm biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể. 0,5 0,25 0,5 2 - Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ 0,25 4 Nhưng rất nhỏ 1 trái đất - Ý nghĩa của việc nghiên cứu các hoá thạch: + Biết được lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của sinh vật + Là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất 0,25 0,25 7 (1,0) Cạnh tranh Vật ăn thịt và con mồi - Diễn ra từ từ, tiềm tàng - Cả hai đều bị hại. - Số lượng cá thể của hai loài biến đổi không theo chu kỳ. - Diễn ra khắc nghiệt trong thời gian ngắn. - Một bên có lợi, một bên có hại. - Số lượng cá thể của 2 loài biến đổi theo chu kỳ: + Phụ thuộc vào nhau. + Phụ thuộc vào sự biến đổi của nhân tố vô sinh. 0.25 0.25 0,5 8 (2,0) * F 2 có tỉ lệ phân ly: 3 quả đỏ : 1 quả vàng. - Quả vàng có kiểu gen aaaa = 1/4 = 1/2aa x 1/2aa - F 1 phải có kiểu gen là Aaaa. Sơ đồ lai : F 1 : Quả đỏ x Quả đỏ Aaaa Aaaa GF 1 : (1/2Aa: 1/2aa) (1/2Aa: 1/2aa) F 2 : + Kiểu gen: 1/4AAaa: 2/4Aaaa: 1/4aaaa. + Kiểu hình: 3 quả đỏ: 1 quả vàng. * F 2 có tỉ lệ phân ly 11 quả đỏ: 1 quả vàng. - Cây có quả vàng F 2 có kiểu gen aaaa = 1/12 = 1/6aa x 1/2aa - Từ đó cho thấy một cây F 1 với kiểu gen AAaa (cho 1/6aa) và cây F 1 thứ hai có kiểu gen Aaaa (cho 1/2aa) Sơ đồ lai: F 1 : Quả đỏ x Quả đỏ AAaa Aaaa GF 1 : (1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa) (1/2Aa: 1/2aa) F 2 : + Kiểu gen: 1/12AAAa: 5/12AAaa: 5/12Aaaa: 1/12aaaa + Kiểu hình: 11 quả đỏ : 1 quả vàng 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 9 (2,0) a) Số lượng mỗi loại nuclêôtit trong từng kiểu gen: -Số nuclêôtit của alen A và a đều bằng nhau và bằng: 4,3 5100 x 2 = 3000 Nu - Số nuclêôtit mỗi loại của alen A: A=T= 600 Nu, G=X =900 Nu - Số nuclêôtit mỗi loại của alen a: A= T= 35% x 3000 = 1050 Nu G=X= 15% x 3000 = 450 Nu - Số nuclêôtit mỗi loại trong kiểu gen Aaa: A= T= 600 + (1050 x2) = 2700 Nu 0,25 0,25 0,25 0,25 G=X= 900 + (450 x2) = 1800 Nu b) Số lượng mỗi loại nuclêôtit trong mỗi giao tử được tạo ra từ kiểu gen Aaa: - Kiểu gen Aaa cho 4 loại giao tử: A, a, Aa, aa - Số nuclêôtit mỗi loại của giao tử A : A=T= 600 Nu, G=X= 900 Nu - Số nuclêôtit mỗi loại giao tử a: A=T = 1050Nu , G=X= 450 Nu - Số nu mỗi loại của giao tử Aa: A=T= 600+1050 =1650, G=X= 900+ 450 =1350 - Số nuclêôtit mỗi loại của giao tử aa: A=T=1050x2= 2100 Nu, G=X= 450x 2= 900 Nu 0,25 0,25 0,25 0,25 10 (3,0) a) - Tổng số tinh trùng được tạo thành: 500 x 4 = 2000 - Mỗi tế bào chứa kiểu gen Ab/aB qua giảm phân tạo ra 4 loại giao tử; trong đó có 2 loại giao tử bình thường, 2 loại giao tử hoán vị. Vậy tổng số giao tử hoán vị gen được tạo thành từ 150 tế bào có xảy ra hoán vị gen là: 150 x 2 = 300 - Tần số hoán vị gen là: 2000 300 x 100% = 15% b) Khoảng cách giữa hai gen quy định hình dạng và màu sắc kén nói trên trên NST là: 15cM. c) Các kiểu gen có thể có là: - Liên kết hoàn toàn: Tằm đực Tằm cái aB Ab x aB Ab aB Ab x ab AB aB Ab x ab Ab AB ab x ab aB ab AB x ab Ab ab AB x aB Ab - Xảy ra hoán vị gen ở tằm đực: Tằm đực Tằm cái aB Ab x aB Ab ab AB x aB Ab 0,25 0,75 0,5 0,5 0,75 0,25 Tổng điểm 20,0 6 Lưu ý: HS làm cách khác mà đúng bản chất vẫn cho điểm tối đa. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2012 - 2013 Môn: SINH HỌC– Bài thi thứ hai (ngày 10/10/2012) Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 10 câu trong 02 trang) Câu 1 (2,0 điểm): Vì sao virut chưa có cấu tạo tế bào mà vẫn được coi là một dạng sống? Tác hại và lợi ích của virut đối với đời sống con người? So sánh mức độ tác hại của virut và vi khuẩn thì trên thực tế hiện nay loại nào có tác hại nhiều hơn? Nêu ví dụ cụ thể 3 trường hợp. Câu 2 (3,0 điểm): 1. Trong quá trình quang hợp, bằng cách nào có thể xác định được nguồn gốc của ôxy được giải phóng ra môi trường bên ngoài? Viết phương trình phản ứng. Các điều kiện bên trong và bên ngoài của cây như thế nào để quá trình sinh lý trên diễn ra bình thường? 2. Chất diệp lục có lẽ là chất hữu cơ lý thú nhất trên Quả Đất. Em có những hiểu biết gì về chất diệp lục để giải thích cho nhận định trên. Câu 3 (2,0 điểm): 1. Giải thích câu nói: “Căng cơ bụng, trùng cơ mắt”. 2. Những động vật thích nghi với nồng độ ôxi thấp thường có đặc điểm hình thái và giải phẫu như thế nào? Câu 4 (2,0 điểm): 1. Theo dõi quá trình tự nhân đôi của 1 phân tử ADN, người ta thấy có 80 đoạn Okazaki, 90 đoạn mồi. Bằng kiến thức di truyền đã học hãy biện luận để xác định ADN trên thuộc dạng nào? Có ở dạng sinh vật nào? 2. Với 4 loại nuclêôtit A, T, G, X. Hãy cho biết: a) Xác suất để gặp một bộ ba không chứa nuclêôtit loại A. b) Xác suất để gặp một bộ ba chứa ít nhất 1 nuclêôtit loại A. Câu 5 (2,0 điểm): Một loài sinh vật có số nhóm gen liên kết bằng 10. Do đột biến bộ nhiễm sắc thể có 22 chiếc. Khả năng đột biến loại nào có thể xảy ra? Giải thích sự khác biệt giữa các đột biến trên. Câu 6 (2,0 điểm): Lai 2 cơ thể ruồi giấm thuần chủng được F 1 đồng loạt mắt đỏ, cánh ngắn. Lai phân tích con đực F 1 được kết quả F 2 : 50% con đực mắt trắng, cánh dài; 25% con cái mắt trắng, cánh ngắn; 25% con cái mắt đỏ, cánh ngắn. Biết rằng kích thước cánh do 1 gen quy định. Tìm quy luật di truyền chi phối phép lai và kiểu gen, kiểu hình của P, F 1 . Câu 7 (2,0 điểm): 1. Dựa vào trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gốc của đoạn gen mã hoá enzim đehydrôgenaza ở những loài sinh vật dưới đây: + Người: – XGA – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG – ĐỀ CHÍNH THỨC + Tinh tinh: – XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG – + Gôrila: – XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TAT – + Đười ươi: – TGT – TGG – TGG – GTX – TGT – GAT – Hãy xác định mối quan hệ từ gần đến xa giữa người với các loài vượn người. 2. Thế nào là biến tính và hồi tính của ADN? Có 3 phân tử ADN thuộc 3 loài sinh vật A, B, C. Dựa vào sự biến tính và hồi tính của ADN hãy trình bày phương pháp xác định mức độ thân thuộc của A và B so với C. Câu 8 (2,0 điểm): Công thức của định luật Hacđi-Vanbec áp dụng cho quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng đối với một locut trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen là: p 2 (AA) + 2pq(Aa)+q 2 (aa) =1 (Trong đó p và q là tần số tương ứng của mỗi alen). Công thức này sẽ được viết như thế nào trong trường hợp locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không tương đồng với nhiễm sắc thể giới tính Y (xét ở loài giới đực dị giao tử XY, tỉ lệ đực:cái = 1:1). Câu 9 (1,0 điểm): Vì sao nhiều loài có hình thái khác biệt nhau nhưng kiểu nhuộm băng nhiễm sắc thể lại giống nhau? Qua đó rút ra kết luận gì? Câu 10 (2,0 điểm): 1. Trong quá trình phát triển của quần xã có đồ thị sau: Hãy xác định và giải thích ở giai đoạn nào (a, b, c) mức cạnh tranh loại trừ nhiều nhất. Nguyên nhân gây ra giai đoạn số lượng loài giảm nhiều nhất? 2. Cho 2 quần xã sinh vật, một quần xã trên cạn, một quần xã dưới nước: Quần xã A có 4 mắt xích, quần xã B có 6 mắt xích. Xác định sinh cảnh của từng quần xã trên. Giải thích? Hết Họ và tên thí sinh : Số báo danh: Chữ ký giám thị 1: Chữ ký của giám thị 2: 8 a c b Mức độ tác động Số lượng loài SỞ GD&ĐT NINH BÌNH HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2012 – 2013 Môn: SINH HỌC Bài thi thứ hai (ngày thi 10/10/2012) Câu Ý Nội dung Điểm 1 (2,0) * Virut chưa có cấu tạo tế bào mà vẫn được coi là một dạng sống vì chúng mang những đặc điểm đặc trưng cơ bản của cơ thể sống là: - Về cấu tạo: Prôtêin và axit nuclêic. - Về hoạt động sống có các quá trình: + Trao đổi chất: Virut sử dụng chất sống trong tế bào vật chủ để tổng hợp nên vật chất sống trong cơ thể mình. + Sinh trưởng và phát triển: Qua quá trình trao đổi chất mà cơ thể virut được hoàn thiện. + Sinh sản: Từ một cơ thể virut bám vào tế bào vật chủ, axit nuclêic của virut nhân lên nhiều lần rồi hình thành nên nhiều cơ thể virut con. + Di truyền: Qua quá trình sinh sản những đặc trưng của loài được bảo tồn. * Tác hại của virut: là tác nhân gây nhiều bệnh hiểm nghèo * Lợi ích của virut: Vì cấu tạo đơn giản nên được sử dụng trong kỹ thuật di truyền, nghiên cứu bệnh mới, ứng dụng trong chế tạo văcxin, hoặc dùng chế tạo thuốc trừ sâu sinh học… * So virut với vi khuẩn thì trên thực tế hiện nay virut được xem như có mức độ tác hại hơn vi khuẩn vì chúng gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo: Ví dụ: - Ở người như virut HIV - Ở động vật như bệnh toi gà - Ở thực vật như bệnh vàng lụi ở lúa 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 (3,0) 1 - Dùng ôxi đánh dấu: O 18 + Dùng H 2 O và CO 2 * (có ôxi đánh dấu): ôxi giải phóng là O 16 + Dùng H 2 O * (có ôxi đánh dấu) và CO 2 : ôxi giải phóng là: O 18 → O 2 giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ H 2 O - Phương trình phản ứng: 2H 2 O 4H + + 4e - + O 2 - Điều kiện bên trong: Tế bào lá chứa diệp lục, sắc tố thích hợp, hệ enzim hoạt động. - Điều kiện bên ngoài: Ánh sáng có cường độ chiếu thích hợp, đầy đủ nước cho cây, hàm lượng khí CO 2 phù hợp, nhiệt độ thích hợp. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 2 - Có 10 loại, quan trọng hơn cả là: Diệp lục a: C 55 H 72 O 5 N 4 Mg Diệp lục b: C 55 H 70 O 6 N 4 Mg - Diệp lục tố gồm vòng poocphirin với phân tử Mg ở giữa và chất phytôn dài. 0,25 0,25 ĐỀ CHÍNH THỨC Ánh sáng Diệp lục + Nhờ hệ thống mối nối đôi cộng hưởng với các nối đơn mà diệp lục tố có khả năng hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng. + Chất diệp lục có khả năng hấp thụ ánh sáng có chọn lọc: Hấp thụ được 6 màu trong phần quang phổ thấy được của ánh sáng mặt trời, nhiều nhất là phần bức xạ đỏ và xanh tím. + Chất diệp lục có khả năng cảm quang và tham gia trực tiếp trong các phản ứng quang hóa bằng cách truyền năng lượng đã hấp thụ cho các chất khác để gây ra chuỗi phản ứng phức tạp của quá trình quang hợp. 0,25 0,25 3 (2,0) 1 - Căng cơ bụng: chỉ sự ăn no; trùng cơ mắt: chỉ sự buồn ngủ. - Khi ăn no, máu dồn về dạ dày để thực hiện sự tiêu hoá thức ăn trong dạ dày, giảm lưu lượng máu đến các cơ quan, tế bào khác => gây buồn ngủ. 0,5 0,5 2 - Hình thái: Bề mặt cơ thể nhẵn bóng để hỗ trợ hấp thụ khí. - Giải phẫu: + Có cơ quan riêng thu khí như mang phụ, phổi. + Có các khoang chứa khí đặc biệt ở trong xương. 0,5 0,5 4 (2,0) 1 - Mỗi đơn vị tái bản có số đoạn ARN mồi = số đoạn Okazaki +2 => Số đơn vị tái bản = 2 8090 − = 5 đơn vị => ADN dạng mạch kép, ở trong tế bào nhân thực 0,25 0,25 0,5 2 a) Xác suất gặp một nuclêôtit loại A bằng 4 1 , không phải A bằng 4 3 - Xác suất để gặp bộ ba không chứa nuclêôtit loại A: 4 3 x 4 3 x 4 3 = 64 27 b) Xác suất để gặp một bộ ba chứa ít nhất một nuclêôtit loại A: 1 - 64 27 = 64 37 0,25 0,25 0,5 5 (2,0) - Số nhóm liên kết gen = bộ NST đơn bội → n=10 → 2n = 20 - Dạng đột biến số lượng NST (thể lệch bội): + Thể 3 kép: 2n+1+1= 20+1+1=22 + Thể bốn: 2n+2= 20+2= 22 - Dạng đột biến cấu trúc NST: Chuyển đoạn Robecsơn - Sự khác biệt giữa 2 dạng đột biến trên : + Đột biến lệch bội: Làm thay đổi hàm lượng vật chất di truyền. + Đột biến chuyển đoạn Robecsơn: Không làm thay đổi hàm lượng vật chất di truyền. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 6 (2,0) - Xét sự di truyền của tính trạng màu mắt: P t/c → F 1 : 100% Mắt đỏ, F 1 lai phân tích → F a : Mắt trắng : mắt đỏ = 3:1 → F 1 dị hợp tử về 2 cặp gen → Tính trạng màu mắt do 2 cặp gen không alen tương tác bổ sung với nhau (kiểu 9:7) => Kiểu gen F 1 là: AaBb x aabb - Xét sự di truyền tính trạng dạng cánh: P t/c → F 1 : 100% Cánh ngắn, F a : Cánh ngắn : cánh dài = 1:1. Vì tính trạng dạng cánh do 1 gen quy định → tính trạng cánh ngắn là trội, F 1 dị hợp tử về một cặp gen => Kiểu gen F 1 : Dd x dd 0,25 0,25 0,25 0,25 10 1 [...]... thái - Kết luận: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể không phải là phương pháp lí tưởng trong nghiên cứu tiến hoá - Đồ thị tròn đều → có nhiều quan hệ cạnh tranh - b là giai đoạn mức cạnh tranh loại trừ mạnh nhất vì tác động chỉ ở mức trung bình nhưng số lượng loài tăng và lại giảm do cạnh tranh loại trừ mạnh - Giai đoạn c số lượng loài giảm mạnh do nhân tố vô sinh bị xáo trộn → mức tác động mạnh - Quần... q(XaY) = 1 - Vì tỉ lệ đực:cái = 1:1 nên tỉ lệ các kiểu gen trên ở mỗi giới giảm đi một nửa khi xét trong phạm vi toàn bộ quần thể Do vậy ở trạng thái cân bằng Hacđi–Vanbec, công thức tính các kiểu gen liên quan đến locut gen trên NST X (vùng không tương đồng) gồm 2 alen là: 0,5 0,5p2(XAXA) + pq(XAXa) + 0,5q2(XaXa) + 0,5p(XAY) + 0,5q(XaY) =1 - Mối quan hệ từ gần đến xa: Người - Tinh tinh - Gôrila - Đười... người: 4 bộ ba 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 - Biến tính ADN: Khi đun nóng phân tử ADN vượt quá nhiệt độ sinh lý  liên kết hyđrô giữa 2 mạch của ADN tách rời nhau → ADN mạch đơn - Hồi tính ADN: Khi hạ nhiệt độ từ từ đến nhiệt độ bình thường làm cho 2 mạch phân tử ADN bị biến tính liên kết nhau → ADN mạch kép 2 9 (1,0) 10 (2,0) 1 1 2 0,25 - Phương pháp xác định mức độ thân thuộc giữa A và B...2 7 (2,0) - Xét sự di truyền chung của hai tính trạng: Fa có tỉ lệ phân li 2:1:1 = 4 tổ hợp = 4 x 1 → 1 trong 2 cặp quy định màu mắt liên kết hoàn toàn với gen quy định dạng cánh - Cả hai tính trạng màu mắt và dạng cánh đều biểu hiện không đều ở hai giới → 2 cặp gen liên kết hoàn toàn trên NST giới tính X (không có alen tương ứng trên Y) (- Kết luận: + Tính trạng màu mắt được... vô sinh bị xáo trộn → mức tác động mạnh - Quần xã A: trên cạn, B: dưới nước - Giải thích: môi trường nước nhiệt độ ổn định hơn, hoạt động của các loài tốn ít năng lượng hơn do đó đa dạng sinh học hơn so với quần xã sống ở môi trường cạn 0,25 Tổng Lưu ý: Học sinh làm cách khác mà đúng bản chất vẫn cho điểm tối đa 12 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 20,0 3 ... (trắng, dài) 0,25 - Đối với 1 locut trên NST X có 2 alen sẽ có 5 kiểu gen: XAXA, XAXa, XaXa, XAY, XaY - Các cá thể cái có 2 alen trên NST X vì vậy khi chỉ xét trong phạm vi giới cái tần số các kiểu gen XAXA, XAXa, XaXa được tính giống như trường hợp các alen trên NST thường, có nghĩa là tần số các kiểu gen ở trạng thái cân bằng Hacdi-Vanbec là: p2(XAXA) + 2pq(XAXa) + q2(XaXa) = 1 - Các cá thể đực chỉ... và C, ADN lai giữa B và C + Tiến hành so sánh mức độ tương đồng của các ADN lai - Nếu ADN lai giữa A và C có mức tương đồng cao hơn ADN lai giữa B và C → Loài A thân thuộc với C hơn so với B và C - Ngược lại, nếu ADN lai giữa B và C có mức tương đồng cao hơn ADN lai giữa A và C → Loài B thân thuộc với C hơn so với A và C - Kiểu nhuộm băng NST giống nhau do: Đột biến xảy ra trong gen không làm thay đổi . SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2 012 - 2013 Môn: SINH HỌC Bài thi thứ nhất (ngày thi 09/10/2 012) Thời gian làm bài 180. lượng loài SỞ GD&ĐT NINH BÌNH HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2 012 – 2013 Môn: SINH HỌC Bài thi thứ hai (ngày thi 10/10/2 012) Câu Ý Nội dung Điểm 1 (2,0) *. cho điểm tối đa. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2 012 - 2013 Môn: SINH HỌC– Bài thi thứ hai (ngày 10/10/2 012) Thời gian làm bài 180 phút

Ngày đăng: 28/07/2015, 16:40

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan