Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Quảng Nam năm 2013 - 2014 môn địa

6 520 1
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Quảng Nam năm 2013 - 2014 môn địa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi : ĐỊA LÍ Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi : 02/10/2013 Câu 1(3 điểm). a) Cho biết thành phố Quảng Ngãi (vĩ độ 15 0 08’B). - Hãy tính vào ngày tháng nào trong năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở thành phố Quảng Ngãi. - Xác định phạm vi trên Trái Đất, Mặt Trời không lặn và không mọc trong ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở thành phố Quảng Ngãi. b) Trình bày những điểm khác nhau của kiểu khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Câu 2(2 điểm). Ngành giao thông vận tải có vai trò gì ? Vì sao để phát triển kinh tế - xã hội miền núi thì giao thông vận tải phải đi trước một bước ? Câu 3(3 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy : a) Nêu đặc điểm và phân bố các loại đất của Đồng bằng sông Cửu Long. b) Giải thích vì sao ở đồng bằng này có diện tích đất phèn, đất mặn lớn. Câu 4(3 điểm ). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta. Câu 5(3 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư vùng Đồng bằng sông Hồng. Câu 6(3 điểm). Cho bảng số liệu về một số sản phẩm nông nghiệp của nước ta. Năm 1995 2000 2004 2007 2010 Trâu ( nghìn con ) 2963 2897 2870 2996 2973 Lợn ( nghìn con ) 1630 6 20194 26144 26561 27628 Gia cầm ( triệu con ) 142 196 218 226 280 a) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản phẩm nông nghiệp của nước ta trong giai đoạn 1995 - 2010. b) Nêu nhận xét và giải thích tình hình tăng trưởng sản phẩm nông nghiệp nước ta trong thời gian trên. Câu 7(3 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. HẾT Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam ( nhà xuất bản Giáo dục) Thí sinh chỉ được sử dụng một màu mực khi làm bài Giám thị không giải thích gì thêm. ĐỀ CHÍNH THỨC Q X s S 0 15 08' D N B T SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013-2014 ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN ĐỊA Lí Câu Nội dung Điểm 1 a) ( 2,0 điểm) * Tính ngày tháng trong năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở thành phố Quảng Ngãi. - Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích Đạo lên chí tuyến Bắc hết 93 ngày với góc 23 0 27 ’ = 1407 ’ - Vậy trong 1 ngày Mặt Trời chuyển động biểu kiến 1 góc là : 1407 ’ : 93 = 15 ’ 08 ’’ = 908 ’’ - Số ngày Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích Đạo lên thành phố Quảng Ngãi (vĩ độ 15 0 08 : 15 0 08 ’ B : 908 ’’ = 60 ngày - Mặt Trời lên thiên đỉnh ở thành phố Quảng Ngãi lần thứ nhất là Từ ngày 21/3 + 60 sẽ là ngày 20 /5 - Mặt Trời lên thiên đỉnh ở thành phố Quảng Ngãi lần thứ hai là Từ ngày 22/6 + ( 93 - 60) sẽ là ngày 25/7 ( Hoặc từ ngày 23/9 -60 sẽ là ngày 25 /7) * Xác định phạm vi trên Trái Đất, Mặt Trời không lặn và không mọc trong ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở thành phố Quảng Ngãi . ST : đường phân giới sáng tối . XĐ : đường Xích Đạo BN : trục Bắc Nam S Q : tia sáng đến Q.Ngãi ngày MT lên thiên đinh Phạm vi trên Trái Đất, Mặt Trời không lặn và không mọc Vòng phân giới sáng tối đi qua sau cực Bắc và trước cực Nam . 90 0 - 15 0 08 ’ = 74 0 52 ’ Phạm vi trên Trái Đất, Mặt Trời không lặn Từ 90 0 B đến 74 0 52 ’ B Phạm vi trên Trái Đất, Mặt Trời không mọc Từ 90 0 N đến 74 0 52 ’ N (Thí sinh có vẽ hình đúng, thưởng 0,25 điểm nhưng câu 1.a vẫn giữ tối đa 2 điểm) b) Những điểm khác nhau của kiểu khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa: ( 1,0 điểm) - Về nhiệt độ : Khí hậu ôn đới hải dương : tháng thấp nhất vẫn trên 0 o C ,biên độ nhiệt năm nhỏ Khí hậu ôn đới lục địa : tháng thấp nhất xuống dưới 0 o C ,biên độ nhiệt năm lớn -Về lượng mưa: Khí hậu ôn đới hải dương : mưa nhiều hơn , mưa quanh năm lượng mưa giảm về mùa hạ Khí hậu ôn đới lục địa : mưa ít hơn, lượng mưa giảm về mùa đông 0.5 0.25 0.25 0.25 0,25 0.25 0.25 0,5 0,5 2ngành a) Vai trò ngành giao thông vận tải: (1,0 điểm) - Tham gia cung ứng vật tư kĩ thuật , nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ.( giúp cho sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường) - Phục vụ nhu cầu đi lại của con người. - Tạo nên mối liên hệ kinh tế xã hội giữa các địa phương. - Thúc đẩy hoạt động kinh tế- văn hóa miền núi,củng cố tính thống nhất của nền kinh tế,tăng cường an ninh quốc phòng và giao lưu kinh tế giữa các nước. ( Ý cuối có 4 ý nhỏ, thí sinh chỉ cần nêu được 2 trong 4 ý nhỏ của đáp án vẫn cho 0,25điểm) 0,25 0,25 0,25 0,25 b) Để phát triển kinh tế-văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước vì: (1,0 điểm) - Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy giao lưu giữa các địa phương ở miền núi, giữa miền núi với đồng bằng.( phá thế “cô lâp” vốn có của miền núi). - Tạo điều kiện khai thác thế mạnh của miền núi.( Góp phần thúc đẩy sự phát triển của nông- lâm nghiệp, công nghiệp, thu hút dân cư và phát triển đô thi.) - Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi . - Văn hóa, giáo dục, y tế có điều kiện phát triển. 0,25 0,25 0,25 0,25 3 a) Nêu đặc điểm và phân bố các loại đất của Đồng bằng sông Cửu Long. ( 2,0 điểm) - Đất của đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là lọai đất phù sa và có tính chất tương đối phức tạp. Có 3 loại đất chính. + Đất phù sa (ngọt) có diện tích 1,2 triệu ha ( 30% diện tích đồng bằng), phân bố dọc theo sông Tiền và sông Hậu. +Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất : 1,6 triệu ha ( 41 % diện tích đồng bằng), phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và vùng trũng Cà Mau. + Đất mặn chiếm diện tích : 75 vạn ha ( 19 % diện tích đồng bằng), phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan + Ngoài ra còn có một số dất khác chiếm diện tích nhỏ ( khoảng 40 vạn ha) : • Đất xám trên đất phù sa cổ phân bố ở dọc biên giới với Campuchia. • Đất feralit phân bố chủ yếu ở đảo Phú Quốc. • Đất cát biển phân bố ở Trà Vinh, Sóc Trăng (Thí sinh chỉ cần trình bày được 2 loại trong 3 loại đất khác vẫn được 0,5 điểm) b)Giải thích ở đồng bằng này có diện tích đất phèn, đất mặn lớn. ( 1,0 điểm) - Vị trí : ba mặt Đông, Tây và Nam giáp biển, - Địa hình thấp , có nhiều vùng trũng ngập nước. - Mùa khô kéo dài làm cho nước mặn xâm nhập vào đất liền làm tăng độ chua và mặn trong đất. - Thủy triều theo các sông lớn vào sâu trong đất liền làm các vùng đất ven biển bị nhiễm mặn. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 4 Trình bày sự phân hóa lượng mưa ở nước ta và giải thích: ( 3,0 điểm) a.Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta lớn: - Trên toàn lãnh thổ lượng mưa trung bình từ 1600 – 2000mm, song có sự phân hóa theo không gian và thời gian. - Giải thích: + Do nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa,giáp biển đã đem tới lượng mưa lớn và phân hóa theo mùa. + Do tác động của địa hình và hình dạng lãnh thổ dẫn đến sự phân hóa theo không gian. b. Biểu hiện sự phân hóa theo mùa: - Từ tháng XI đến tháng IV năm sau được coi là mùa khô của cả nước( lượng mưa phổ biến từ 200 đến 400mm). Riêng duyên hải miền Trung có lượng mưa khá lớn (từ 800 đến 1200mm.) Giải thích: đây là thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh khô và gió tín phong bán cầu Bắc. Duyên hải miền Trung mưa nhiều là do bão, sự dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới,tác động của frông và dãy Trường Sơn đón gió. - Từ tháng V đến tháng X là mùa mưa của cả nước,Lượng mưa phổ biến từ 1200 – 1600mm, nhiều nơi trên 2000mm. Giải thích: Đây là thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa hạ với tính chất nóng ẩm. c. Biểu hiện phân hóa theo không gian: - Tại các vùng núi cao và sườn đón gió có lượng mưa cao trên 2000mm, đặc biệt có nơi trên 2800mm. - Các khu vực khuất gió hoặc địa hình song song với hướng gió thịnh hành có lượng mưa thấp, nhiều nơi thấp dưới 800mm/năm. 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 5 Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư vùng đồng bằng sông Hồng. ( 3,0 điểm) - Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh và thành phố với diện tích gần 15000 km 2 ( chiếm 4,5% diện tích tự nhiên toàn quốc) và số dân năm 2008 là 18,5 triệu người (chiếm 21,7% 0,5 số dân cả nước ) - Đặc điểm : +Mật độ dân số cao nhất nước , phần lớn lãnh thổ có mật độ cao từ 1001-2000 người / km 2 ( gấp 5 lần mật độ dân số trung bình cả nước ) + Dân cư phân bố không đều giữa các địa phương : Vùng trung tâm, ven biển phía đông và đông nam có mật độ cao trên 1000 người / km 2 .Rìa phía bắc ,đông bắc và phía tây nam mật độ chỉ từ 201- 500 và 501- 1000 người / km 2 (Năm 2008 : Mật độ dân số Hà Nội : 1826 người/km 2 ,.Hải Phòng , 1212 người/km 2 , Thái Bình 1172 người/km 2 , trong khi đó mật độ dân số tỉnh Ninh Bình : .674. người/km., Vĩnh Phúc : 823 người/km.) - Giải thích : * Mật độ dân số cao nhất nước vì : + Điều kiện tự nhiên thuận lợi , lịch sử khai thác lâu đời +Các ngành kinh tế ( công nghiệp ,dịch vụ ,nông nghiệp trồng lúa nước thâm canh cao với nghề truyền thống ) phát triển + Là một trong hai vùng phát triển nhất của nước ta, mạng lưới đô thị dày đặc * Dân cư phân bố không đều giữa các địa phương vì: + Do có sự khác biệt giữa các địa phương về các nhân tố :(điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên , lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ ,cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển kinh tế - xã hội ). + Nơi có mật độ dân số cao : các thành phố .thị xã là nơi tập trung hoạt động công nghiệp , dịch vụ ; điều kiện sống thuận lợi + Nơi có mật độ dân số khá cao: ngành nông nghiệp trồng lúa nước thâm canh cao với nhiều nghề truyền thống + Nơi có mật độ dân số thấp hơn rìa đồng bằng ,vùng đất bạc màu ,ven biển ,xa thành phố 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 6 a)Vẽ biểu đồ: ( 1,5 điểm) • Xử lý số liệu : ( Đơn vị : % ) Năm 1995 2000 2004 2007 2010 Trâu 100 97,8 96,9 101,1 100,3 Lợn 100 123,8 160,3 162,9 169,4 Gia cầm 100 138,0 153,5 159,2 197,2 (Xử lý số liệu : lấy một chữ số thập phân sau khi làm tròn số. Nếu thí sinh xử lý số liệu có sai sót nhỏ không làm ảnh hưởng lớn đến chiều hướng biến động của các loại gia súc, gia cầm hoặc thiếu đơn vị thì cho 0,25 điểm ) - Vẽ biểu đồ đường ( 3 đường ). - Yêu cầu có đầy đủ các yếu tố sau: tên biểu đồ, ghi số liệu % tại trục tung, có chú thích, khoảng cách năm phù hợp. Nếu thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm. b) Nhận xét và giải thích: ( 1,5 điểm) * Nhận xét : - Từ năm 1995 đến năm 2010 trâu, lợn và gia cầm đều tăng nhưng tốc độ gia tăng khác nhau - Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là đàn gia cầm (197,2%), đàn lợn ( 169,4 % ) tiếp đến đàn bò ( 162,6 % ). - Đàn trâu tăng chậm nhất (100,3 %) ( Nếu thi sinh nhận xét các loại sản phẩm tăng liên tục , riêng trâu tăng không ổn định thì thưởng 0,25 nhưng vẫn giữ tổng điểm câu 6 tối đa 3 điểm ) * Giải thích : -Tất cả các sản phẩm trên đều tăng là do nguồn thức ăn được đảm bảo,sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ,chính sách của nhà nước ……… - Đàn gia cầm tăng nhanh nhất là do hiệu quả kinh tế cao,thị trường tiêu thụ được mở rộng…… - Đàn trâu tăng chậm nhất là do sức kéo đã được cơ giới hóa. ( Nếu thi sinh giải thích được đàn lợn tăng nhanh do nguồn thức ăn được đảm bảo và nhu câu thị trường lớn thì thưởng 0,25 điểm nhưng câu 6 phải giữ điểm tối đa là 3,0 điểm) 0,5 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 7 So sánh điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành thủy sản giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. ( 3,0 điểm) * Giống nhau a) Thuận lợi : -Tất cả các tỉnh đều tiếp giáp biển , vùng biển rộng ,nhiều bãi cá bãi tôm ven biển với nhiều loại hải sản quí thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt . - Có các cửa sông ,đầm phá thuận lợi để nuôi trồng thủy sản. b) khó khăn : - Chịu ảnh hưởng của thiên tai .(bão, lụt hạn chế số ngày ra khơi.) *Khác nhau a) Thuận lợi : - Điều kiện tài nguyên khai thác : + Bắc Trung Bộ : biển nông ,có điều kiện phát triển nghề cá trong lộng.Vùng biển có trữ lượng thủy sản ít hơn và không có ngư trường lớn . + Duyên hải Nam Trung Bộ : biển sâu ,có điều kiện phát triển nghề cá trong lộng và khơi xa . Vùng biển giàu thủy sản ,có các ngư trường lớn ở cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng sa và Trường Sa - Điều kiện tài nguyên nuôi trồng : Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều vũng vịnh kín nên có nhiều khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn hơn. b) khó khăn : - Bắc Trung Bộ : Mùa Đông chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc ,nạn cát bay Mùa hè : hiện tượng phơn -Duyên hải Nam Trung Bộ :ít chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, nhưng khô hạn khá sâu sắc nhất là mùa khô. 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 . TẠO QUẢNG NAM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 201 3- 2014 ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN ĐỊA Lí Câu Nội dung Điểm 1 a) ( 2,0 điểm) * Tính ngày tháng trong năm, Mặt Trời lên thi n. DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi : ĐỊA LÍ Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi : 02/10 /2013 Câu 1(3 điểm). a). ). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta. Câu 5(3 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày

Ngày đăng: 28/07/2015, 16:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan