SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III Năm học 2013-2014 Môn: Ngữ Văn Khối C, D (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) “Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, trang 115, Nxb Giáo dục, 2008) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: a. Trong đoạn thơ trên, tác giả cảm nhận Đất Nước về phương diện nào ? Nhận xét cách định nghĩa của nhà thơ về Đất Nước. b. Chỉ ra và nhận xét cách sử dụng chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ trên. Câu 2 (3 điểm): Bàn về sức mạnh của một quốc gia, có người khẳng định: Sức mạnh thật sự của một quốc gia không phải ở chỗ nhiều tiền hay có đội quân thiện chiến được trang bị vũ khí tối tân hiện đại mà là ở lòng dân. Là một công dân Việt Nam trong những ngày biển Đông dậy sóng, anh/ chị hãy bình luận về ý kiến trên. B. Phần riêng (5 điểm): (Thí sinh chỉ làm một trong hai câu 3a hoặc 3b) Câu 3a: (Dành cho thí sinh theo chương trình ban cơ bản) Về truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), có ý kiến cho rằng: Việt và Chiến là những đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mĩ. Lại có ý kiến khác khẳng định: Việt và Chiến là những hình tượng nghệ thuật độc đáo, có cá tính riêng, không lặp lại. Qua truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), anh chị hãy bình luận những ý kiến trên. Câu 3b: (Dành cho thí sinh theo chương trình nâng cao) Cảm nhận của anh/chị về nét riêng của hai hồn thơ Nguyễn Bính và Xuân Quỳnh qua việc diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu ở hai đoạn thơ sau: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.?” (Tương tư- Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 NC, tập 2, NXB Giáo dục , 2008, tr.55) “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”. (Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 NC, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.123) Hết ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GD VÀ ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III, KHỐI C, D NĂM 2014 Môn: NGỮ VĂN Câu Ý Nội dung Điểm 1 a - Trong đoạn thơ trên, tác giả cảm nhận Đất Nước trong mối quan hệ quyện hòa với tình yêu đôi lứa, hạnh phúc con người trong cuộc sống đời thường. - Nhận xét cách định nghĩa của nhà thơ về Đất Nước: định nghĩa tách riêng các yếu tố Đất và Nước gắn với anh và em rồi gộp lại trong sự hòa quyện với tình yêu của hai người. Đó là lối định nghĩa mới lạ, sâu sắc. 0.5 0.5 b - Chất liệu văn học dân gian được sử dụng trong đoạn thơ trên: Câu thơ Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm lấy ý từ bài ca dao “Khăn thương nhớ ai?- Khăn rơi xuống đất…” - Nhận xét: tác giả không trích dẫn nguyên vẹn lời ca dao mà chỉ lấy ý. Nhờ đó, câu thơ của ông vừa quen thuộc, gần gũi, vừa mới lạ, thú vị, có sức gợi liên tưởng phong phú. 0.5 0.5 2. Bàn về sức mạnh của một quốc gia, có ý kiến cho rằng : Sức mạnh thật sự của một quốc gia không phải ở chỗ nhiều tiền hay có đội quân thiện chiến được trang bị vũ khí tối tân hiện đại mà là ở lòng dân. Là một công dân Việt Nam trong những ngày biển Đông dậy sóng, anh/ chị hãy bình luận về ý kiến trên. 3,0 I. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát. II. Yêu cầu về nội dung: có kiến thức xã hội đúng đắn, sâu sắc. Học sinh có thể có nhiều cách tiếp cận vấn đề và bàn luận theo nhiều hướng khác nhau, miễn là có sức thuyết phục. Dưới đây là những nét chính cần có: 1 Giới thiệu và giải thích ý kiến - Sức mạnh thật sự của một quốc gia là yếu tố đánh giá tổng thể nội lực của một đất nước, đặc biệt là khi đặt nước đó trong tương quan với một nước khác. Thông thường, người ta xem sức mạnh nền kinh tế và tiềm lực quân sự là yếu tố quyết định thực lực của một đất nước. - lòng dân: ý chí, tinh thần đoàn kết của nhân dân. => Ý kiến khẳng định: lòng dân là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sức mạnh của một đất nước, đặc biệt là trong hoàn cảnh đất nước bị đe dọa từ các thế lực bên ngoài. 1,0 2 Bình luận ý kiến: (1,5 điểm) - Từ xưa đến nay, lòng dân là sức mạnh vô địch để bảo vệ Tổ quốc và thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. - Hiện nay, sự yên bình của đất nước ta đang bị đe dọa nghiêm trọng từ phía Trung Quốc. Với sức mạnh kinh tế, quân sự của mình, Trung Quốc đang nuôi dã tâm bá chủ trên biển Đông. Trước sự ngang ngược của Trung Quốc, nhân dân Việt Nam đã thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo 0,5 0,5 vệ chủ quyền dân tộc. - Phát huy sức mạnh lòng dân là điều đặc biệt quan trọng trong lúc này, tuy nhiên, để chiến thắng trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước, cần có nhiều yếu tố khác: chủ trương, đường lối lãnh đạo sáng suốt, tăng cường phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, tận dụng tối đa sự ủng hộ của dư luận quốc tế,… 0,5 3 Bài học nhận thức và hành động: (0,5 điểm) - nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đoàn kết một lòng ,phát huy sức mạnh tổng thể để bảo vệ chủ quyền dân tộc và xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. 0,5 3a I. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học - Bố cục chặt chẽ, văn lưu loát, có cảm xúc. II. Yêu cầu về nội dung: 1 Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, nhân vật và trích dẫn ý kiến.) (0,5 2 Giải thích ý kiến - ý kiến thứ nhất Việt và Chiến là những đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mĩ : khẳng định giá trị đại diện, tính điển hình của hai hình tượng Việt và Chiến. Hai hình tượng này có những phẩm chất đặc trưng, tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ như: có lòng căm thù giặc sâu sắc, yêu gia đình, quê hương, sẵn sàng dâng hiến tuổi xuân cho đất nước - Ý kiến thứ hai: Việt và Chiến là những hình tượng nghệ thuật độc đáo, có cá tính riêng, không lặp lại nêu bật nét riêng, tính cá thể của hai hình tượng Việt và Chiến. Đó là những biểu hiện cá tính riêng của từng nhân vật như: sự hồn nhiên, vô tư lộc ngộc của cậu bé mới lớn ở Việt, sự chín chắn, chu toàn, nữ tính ở Chiến. (0,5) 2 Cảm nhận hai hình tượng Việt, Chiến (3 điểm) - Việt, Chiến là hai chị em sinh ra trong một gia đình chịu nhiều đau thương, mất mát do tội ác Mỹ Diệm. 0,5 - Ở hai chị em sáng lên phẩm chất anh hùng, tình nghĩa của lớp trẻ vùng đồng bằng Nam bộ nói riêng, tuổi trẻ Việt Nam nói chung trong kháng chiến chống Mỹ: + Nung nấu căm thù đối với tội ác quân giặc và có khát khao mãnh liệt được trả thù nhà nợ nước; kiên cường, mạnh mẽ, gan góc, cương trực trong cuộc sống và dũng cảm trong chiến đấu. + Gắn bó thiết tha, sâu nặng, ân tình với gia đình, quê hương xứ sở, đầy ý thức về truyền thống gia đình và có những hành động cụ thể để tiếp nối, phát huy truyền thống ấy. 1,0 - Ngoài những nét chung nổi bật, ở hai chị em lại có những nét riêng làm nên sức hấp dẫn của nhân vật và góp phần thể hiện vẻ đẹp phong phú của tuổi trẻ Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ: + Việt: sự hồn nhiên, vô tư. + Chiến: sự chín chắn, đảm đang xốc vác của cô gái Nam Bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thông qua việc lựa chọn một tình huống truyện độc đáo, lựa chọn điểm nhìn trần thuật phù hợp, chọn lọc các chi 1,0 1,0 tiết đặc sắc, miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế, sinh động, ngôn ngữ mang sắc thái Nam Bộ rõ nét,… tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp của “những đứa con trong gia đình” 3 Bình luận, đánh giá chung: Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc cảm nhận hình tượng một cách trọn vẹn. Với hai hình tượng nghệ thuật này, Nguyễn Thi đã xây dựng thành công chân dung tiêu biểu của lớp trẻ vùng sông nước Nam Bộ nói riêng, con người Việt Nam nói chung kiên cường và tình nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ. 0,5 3b 1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0,5 2 Điểm chung: - Cùng thể hiên nỗi nhớ- một cảm xúc đặc trưng của tình yêu. - Đều đặt nhân vật trữ tình trong mối quan hệ với không gian và thời gian để thể hiện trọn vẹn nỗi nhớ ở mức độ lắng sâu, da diết nhất, - Đều thể hiện được tác động mạnh mẽ của nỗi nhớ đối với tâm hồn con người. 0,5 3 Điểm riêng *Nội dung: - Đoạn thơ trong Tương tư: + Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành những nhớ mong da diết, trĩu nặng. Nỗi niềm ấy được xem như một quy luật tự nhiên không thể cưỡng lại, một thứ “bệnh” khó chữa của kẻ đang yêu. + Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cả không gian như cũng nhuốm đầy nỗi tương tư. - Đoạn thơ trong Sóng: + từ quy luật của tự nhiên, tác giả khẳng định quy luật của tâm hồn: nỗi nhớ bao trùm không gian và thời gian, chiếm lĩnh cả tầng sâu lẫn bề mặt. + Em bộc lộ nỗi lòng trực tiếp: Lòng em nhớ đến anh. Nỗi nhớ ngự trị cả trong ý thức và tiềm thức. *Nghệ thuật: - Tương tư: + sử dụng thể thơ lục bát với âm điệu tha thiết, uyển chuyển + kế thừa những hình thức biểu hiện quen thuộc của ca dao như ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, câu hỏi tu từ, cách dùng đại từ ai… + hình ảnh thơ giản dị, gần gũi góp phân tạo nên không gian nghệ thuật thôn dã. - Sóng: + xây dựng cặp hình tượng sóng – em vừa song hành, sóng đôi lại vừa hòa nhập, thống nhất + thể thơ năm chữ với nhịp ngắn, liền mạch dễ chuyển tải dòng cảm xúc dạt dào…, âm điệu bài thơ – khổ thơ là âm điệu của sóng – âm điệu của những con sóng lòng nhiều dư ba… + Cách nói nghịch lí độc đáo: Cả trong mơ còn thức. 2,5 4 So sánh: - Nguyễn Bính dành cả bài thơ để thể hiện nỗi tương tư - câu nào, khổ nào cũng thấm đẫm nỗi nhớ của chủ thể trữ tình, Xuân Quỳnh chỉ dành một khổ thơ nói về nỗi nhớ, đây cũng là khổ thơ có số câu dôi ra so so với các khổ khác trong bài.( 6 câu/ 4 câu) - Tương tư thể hiện nỗi nhớ và gương mặt tình yêu của chàng trai nơi thôn dã : vừa e dè, kín đáo lại vừa sâu sắc, mãnh liệt, chân thành. Sóng là bài 1,0 thơ về tình yêu, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người con gái khi yêu – Trong quá trình biểu hiện gương mặt tình yêu , Xuân Quỳnh đã giãi bày nỗi nhớ vừa dạt dào - sôi nổi, vừa đằm thắm - lắng sâu -da diết - thường trực… như những con sóng ngoài đại dương. - Đoạn thơ trong Tương tư cho thấy hồn thơ Nguyễn Bính mang nét riêng, không lặp lại khi tìm về cội nguồn thơ ca dân gian để thể hiện nỗi nhớ tình yêu của những chàng trai thôn quê. Đó là chất “quê mùa” đáng yêu của một nhà thơ mới. Đoạn thơ trong Sóng cho thấy hồn thơ Xuân Quỳnh luôn dạt dào, da diết mãnh liệt trong khát vọng tình yêu và hạnh phúc đời thường. 5 Đánh giá - Tình yêu là tình cảm rất nhân văn của con người, nỗi nhớ là trạng thái cảm xúc đặc trưng, làm nên sắc thái của tình yêu đôi lứa. Thể hiện nỗi nhớ của tình yêu, các nhà thơ đã thể hiện được chất nhân văn, màu sắc văn hóa trong đời sống tâm hồn con người. - Những đóng góp, khám phá riêng của mỗi nhà thơ góp phần làm phong phú thêm mảng đề tài tình yêu trong thơ ca; qua đó cũng góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần con người. 0,5 * Lưu ý: - Học sinh có thể làm bài bằng nhiều cách khác nhau miễn là chuyển tải được vấn đề cần làm rõ một cách thuyết phục; nắm vững kĩ năng làm bài mới cho điểm tối đa. - Trân trọng những bài làm sáng tạo. . SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III Năm học 2013-20 14 Môn: Ngữ Văn Khối C, D (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) A. PHẦN CHUNG CHO TẤT. Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 NC, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.123) Hết ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GD VÀ ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III, KHỐI C, D NĂM 20 14 Môn: . giàu mạnh, văn minh. 0,5 3a I. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học - Bố cục chặt chẽ, văn lưu loát, có cảm xúc. II. Yêu cầu về nội dung: 1 Giới thi u vài