UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: Phân tích những điều em cảm nhận là hay trong các câu thơ sau: Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? … Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? (Ông đồ - Vũ Đình Liên ) Câu 2: Cuộc đời và tính cách của người nông dân Việt Nam qua hai văn bản: Tắt đèn (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) HẾT UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 8 Câu Đáp án Điểm 1 - Viết đúng hình thức đoạn văn 0,25 - Câu thơ đã sử dụng thành công câu hỏi tu từ. Các câu hỏi tu từ đều bộc lộ cảm xúc băn khoăn day dứt của tác giả. 0,25 - Câu hỏi thứ nhất thể hiện niềm thương cảm, ngậm ngùi trước cảnh ông đồ ế khách , khác với trước kia bao nhiêu người xúm quanh, tấm tắc khen ông tài viết chữ. 0,75 - Ở câu thứ hai, trước sự vắng bóng của ông đồ, nhà thơ cất lên lời hỏi như thảng thốt, xót xa, bâng khuâng tiếc nuối. Hỏi “ Những người muôn năm cũ” cũng là lời tự vấn cho thế hệ mình và bản thân mình – lớp người mới, lớp người hiện đại. Câu hỏi còn hướng người đọc những suy nghĩ thầm lặng, sâu xa. 0,75 2 a. Mở bài. - Giới thiệu về Ngô Tất Tố, Nam Cao và đề tài trong sáng tác của hai nhà văn. - Hai tác phẩm thành công của hai nhà văn viết về đề tài người nông dân là Tắt đèn và Lão Hạc. - Điểm giống và khác nhau giữa hai tác phẩm viết về cùng một đề tài. 0,5 b. Thân bài. b1. Hai tác phẩm đều cho người đọc thấy được về tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của người nông dân bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến. * Cuộc sống khổ cực của lão Hạc. - Lão Hạc là một lão nông quay quắt trong nghèo đói và cô quạnh, cả cuộc đời lão là một chuỗi mất mát và bất hạnh. + Vợ lão mất sớm, lão phải sống trong cảnh gà trống nuôi con. + Khi con trưởng thành, do nghèo quá không cưới nổi vợ, uất ức bỏ nhà đi đồn điền cao su. + Cô đơn trong tuổi già, lão chỉ biết làm bạn với cậu vàng – kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. + Nhưng rồi mất mùa, đói kém, ốm đau, lão lâm vào đường cùng phải bán cậu vàng đi. Đây là chấn thương lớn trong tâm hồn và cuộc sống của lão. + Lão chết vì dằn vặt, đau khổ, tuyệt vọng. => Cái chết của lão Hạc phản ánh số phận bi thảm của người nông 3 1,25 dân Việt Nam trong xã hội cũ: Sống mòn, chết thảm, chết thể xác, chết tinh thần. * Cuộc sống khổ cực của chị Dậu. + Không khí căng thẳng, ngột ngạt của làng Đông Xá trong mùa sưu thuế đã đẩy gia đình chị Dậu vào mức đường cùng: Chị phải bán chó, bán đứa con đứt ruột đẻ ra- chị đứt từng khúc ruột – mà cùng không trả được món nợ nhà nước. +Anh Dậu bị chúng đánh trói gần chết nên chị đã liều mạng chống cự lại tên cai lệ. Bị bắt giải lên huyện, chị Dậu vẫn không thoát khỏi những thế lực đen tối của xã hội thực dân phong kiến như tri phủ Tư Ân. Kết thúc truyện là hình ảnh chị Dậu vùng chạy ra ngoài trong khi trời tối đen như mực để chạy trốn lão già. => Nỗi khổ trăm bề của người nông dân b2. Từ hai tác phẩm này chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy hi sinh vì người thân của những người nông dân ấy. * Vẻ đẹp của lão Hạc. - Lão Hạc giàu lòng yêu thương và giàu lòng tự trọng. + Lão Hạc giàu lòng yêu thương. /. Với cậu Vàng: Lão là người nặng tình nghĩa, có tấm lòng mến thương loài vật, con người chung thủy. Lão chăm sóc cậu Vàng, trò chuyện với nó… Khi phải bán cậu Vàng đi, lão lâm vào bi kịch tinh thần đau đớn. Lão đã chọn cái chết đau đớn vật vã như để tự trừng phạt mình và chia se với nỗi đau của cậu Vàng. /. Lão Hạc là câu chuyện về tình phụ tử thiêng liêng, cảm động. - Lão Hạc luôn canh cánh nỗi nhớ con, mong ngóng con trở về. - Mọi hành động của lão đều hướng về con: Sống tằn tiện, chăm chỉ làm việc để vun vén cho con, bán cả cậu Vàng để không phạm vào số tiền dành cho con. Dù đói kém triền miên, lão cũng không bán mảnh vườn. Lão đã chọn cái chết để trọn đạo làm cha, để lại tiếng thơm cho con. + Lão Hạc giàu lòng tự trọng. - Từ chối sự giúp đỡ của ông Giáo. - Gửi ông Giáo tiền để nhờ hàng xóm lo ma chay. * Vẻ đẹp của chị Dậu. - Chị Dậu là hình tượng đep đẽ, tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân trong xã hội xưa. + Chị Dậu là người phụ nữ yêu thương chồng: Chăm sóc chồng ân cần, chu đáo, cứu anh khỏi thần chết. Đó là cách yêu thương của một người đàn bà luôn biết che chở và tận tụy . Phẩm chất ấy là của người đàn bà tự lực cánh sinh và hết lòng vì trọng trách gia đình. 1,25 0,5 3 1,5 1,5 + Chị là người phụ nữ không cam chịu, chị có sức mạnh của trí tuệ và lòng can đảm, có sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng tiềm tàng, khi bị đẩy tới bước đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, thể hiện thái độ bất khuất. => Kết luận: Ở chị Dậu là sức mạnh của tình yêu thương, của tiềm tàng phản kháng. Còn lão Hạc là ý thức về nhân cách, là lòng tự trọng dù trong nghèo đói. b3. Cuộc đời và tính cách của người nông dân đã được hai nhà văn thể hiện bằng những nét nghệ thuật độc đáo: Khắc họa nhân vật qua lời nói, cử chỉ, nội tâm, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn… 0,5 0,5 c. Kết bài. - Khẳng định lại giá trị của hai tác phẩm và rút ra bài học 0,5 HẾT . UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: Phân tích những điều em cảm nhận là hay. dân Việt Nam qua hai văn bản: Tắt đèn (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) HẾT UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 8 Câu Đáp án Điểm 1. lớp người mới, lớp người hiện đại. Câu hỏi còn hướng người đọc những suy nghĩ thầm lặng, sâu xa. 0,75 2 a. Mở bài. - Giới thi u về Ngô Tất Tố, Nam Cao và đề tài trong sáng tác của hai nhà văn. -