KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn: Lịch sử 8 Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Phần lịch sử thế giới: ( 4 điểm) Trình bày hoàn cảnh, nội dung, kết quả của cuộc Duy Tân Minh trị ở Nhật Bản đã được thực hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX? Phần lịch sử Việt Nam: ( 14 điểm) Câu 1: Qua trình bày những nét chính về quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ 1858 đến 1885, em hãy nêu thái độ của nhân dân ta và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong quá trình Pháp xâm lược nước ta? Câu 2: Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của những cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Vì sao những cải cách duy tân đó không được thực hiện? Câu 3: Vì sao Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước mới? Con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với những nhà cách mạng tiền bối (1911 – 1926)? Phần lịch sử địa phương:(2 điểm) Kể tên các di tích lịch sử văn hóa ở Thanh Hóa gắn với chiến công của các vị anh hùng dân tộc thế kỷ III và thế kỷ XV. Trách nhiệm của bản thân em đối với các di tích đó? Hết Đáp án và biểu chấm: I. Lịch sử thế giới: ( 4 điểm ) Cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản diễn ra như thế nào? - Trước sự nhòm ngó của các nước tư bản phương Tây buộc Nhật Bản phải lựa chọn con đường để phát triển đất nước (0,25 điểm ) - Tháng 1/ 1868 Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành 1 loạt cải cách để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu ( 0,25 điểm ) + Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sự độc quyền của g/c pk, phát triển kinh tế TBCN, xây dựng cơ sở hạ tầng ( 0,5 điểm ) + Về chính trị: Xoá bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hoá lên nắm quyền ( 1 điểm ) + Về giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung KH – KT ( 1 điểm ) + Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, phát triển công nghiệp quân sự ( 0,5 điểm ) - Kết quả: Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước công nghiệp. (0,25 điểm ) I. Lịch sử Việt Nam: ( 14 điểm ) Câu 1 (6 điểm) - Khái quát về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta trải qua các thời kỳ lịch sử …(0,5 điểm) - Giữa thế kỷ XIX CNTB phương tây đang phát triển mạnh và chuyển sang CNĐQ. Vì vậy vấn đề thị trường và thuộc địa là một nhu cầu tất yếu ….Châu á là đối tượng nhòm ngó của TB phương tây , Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó. (1 điểm) - Đầu thế kỷ XIX Nguyễn ánh lập lên nhà Nguyễn nhưng không nhận được sự ủng hộ của nhân dân vì đã lật đổ một triều đại tiến bộ… vì thế nhà Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng (1 điểm) - Nhà Nguyễn thi hành những chính sách phản động… mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà Nguyễn ngày càng sâu sắc, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra nhưng đều bị dập tắt nhưnhg đã làm cho nhà Nguyễn suy yếu tạo cơ hội cho TB phương tây xâm lược. (1 điểm) - Năm1858 pháp và Tây ban nha xâm lược nước ta , nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp cùng với quân đội triều đình nhưng nhà Nguyễn không kiên quyết mặc dù có thể đánh bại Pháp vì lúc đó Pháp chưa đủ mạnh để xâm lược nước ta nên mới phảI liên kết với Tây Ban Nha … Thái độ nhân nhượng dần đi tới thoả hiệp càng làm cho TD Pháp lấn tới buộc triều đình phải ký những điều ước có lợi cho TD Pháp nhượng 3 tỉnh miền Đông rồi 3 tỉnh miền tây. Mặc dù các cuộc đấu tranh đã liên tiếp nổ ra như của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, ….Chiến thắng ở Cầu Giấy lần 1 và lần 2 làm cho TDP lo sợ nhưng triều đình không biết tận dụng cơ hội để phát động nhân dân kháng Pháp mà tiếp tục thoả hiệp…(1 điểm) - Phong trào đấu tranh của các nhà văn nhà thơ diễn ra mạnh mẽ nhưng cũng không được nhà Nguyễn ủng hộ mà còn ra sức ngăn cấm như Phạm Văn Nghị… Khước từ một loạt các đề nghị cải cách duy tân của các sĩ phu tiến bộ Vì vậy năm 1883 và 1884 nhà Nguyễn liên tiếp ký các hiệp ước Hác Măng và Patơ nốt chấp nhận sự có mặt của Pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Việc nướ ta rơi vào ta Pháp là trách nhiệm của nhà Nguyễn. (1 điểm) Tóm lại Pháp xâm lược nước ta lúc đầu nhà Nguyễn con có 1 vài hành động tích cực nhưng rồi sau đó trượt dài trong sự nhân nhượng thoả hiệp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình, quên đi quyền lợi của dân tộc, không cùng nhân dân chống Pháp, nên việc mất nước là một điều tất yếu. (0,5 điểm) Câu 2 Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ 19(4đ) * Hoàn cảnh: - Triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu(0,25đ) - Xã hội Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng. (0,25đ) - Bộ máy chính quyền từ TW đến địa phương mục ruỗng. (0,25đ) - Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. (0,5đ) - Mâu thuẫn dân tộc ngày thêm gay gắt. (0,25đ) - Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ dữ dội(0,25đ) => Trong bối cảnh đó các trào lưu cải cách Duy Tân ra đời. (0,25đ) * Nội dung : - Năm 1868 Trần Đình Túc và Nguyễ Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định) (0,25đ) - Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở 3 cửa biển ở Miền Bắc và Miền Trung để thông thương với bên ngoài. (0,25đ) - Từ 1863-1871 Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại , phát triển công thương nghiệp và tài chính (0,25đ) - Năm 1877 và 1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng dâng hai bản "thời vụ sách " lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng hưng trí, khai thông dân trí (0,25đ) * Ý nghĩa - Gây được tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ (0,25đ) - Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời(0,25đ) - Chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. (0,25đ) * Vì sao (0,25đ) - Thái độ của nhà Nguyễn(Bảo thủ, chính sách lạc hậu…) Câu 3* Sơ lược tiểu sử, xu hướng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.(4đ) - Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19.5.1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên - Nam Đàn- Nghệ An.(0,5) - Nguyễn Ái Quốc sinh ra vào thời buổi nước mất nhà tan, chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu nước, được tiếp xúc với những nhà lãnh đạo cách mạng đương thời, được sống trên mảnh đất quê hương có truyền thống chiến đấu bất khuất, tiếp thu truyền thống gia đình, sẵn có lòng yêu nước thương dân, căm thù Đ.quốc xâm lược. Các phong trào đấu tranh lần lượt thất bại…(0,75đ) Tất cả những điều đó đã hun đúc ý chí quyết tâm và Người quyết chí ra đi tìm đường cứu nước mới, khác với con đường của các bậc tiền bối (Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh), Người quyết định sang phương tây tìm đường cứu nước mới giúp đỡ đồng bào, cứu dân tộc.(0,75) * Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1911-1917). - 5.6.1911 Nguyễn Ái Quốc rời tổ quốc tại bến cảng Nhà Rồng làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp để có cơ hội sang các nước Phương tây. (0,5đ) - 1911-1917 Người đi qua nhiều nước ĐQ, TB, thuộc địa, phụ thuộc, làm nhiều nghề để kiếm sống nhưng trong lòng vẫn luôn nung nấu một hoài bão: làm thế nào để tìm được con đường cứu nước cứu dân (0,5đ) -> Đây là cơ sở đầu tiên (trực tiếp) giúp Người nhận thức được sự đoàn kết quốc tế giữa các dân tộc bị áp bức trên thế giới, từ đó người có điều kiện tiếp thu quan điểm về giai cấp cà đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác- Lê nin. - 1917 Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp học tập, rèn luyện trong quần chúng và giai cấp câng nhân Pháp. (0,5đ) -Tham gia vào hội những người yêu nước tại Pháp như: viết báo, truyền đơn, tham gia diễn đàn, mít tinh, tố cáo TD Pháp, tuyên truyền cho CM VN. Người sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của CM tháng Mười Nga-> tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc dần có những chuyển biến. (0,5đ) III. Lịch sử địa phương(2 điểm): - Đền Bà Triệu, khu di tích lịch sử Lam Kinh(Thọ Xuân)(1 đ) - Trách nhiệm: Tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nước(0,5) Bảo vệ, gìn giữ… (0,5) . KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn: Lịch sử 8 Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Phần lịch sử thế giới: ( 4 điểm) Trình bày. nửa cuối thế kỷ XIX? Phần lịch sử Việt Nam: ( 14 điểm) Câu 1: Qua trình bày những nét chính về quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ 185 8 đến 188 5, em hãy nêu thái độ của. còn ra sức ngăn cấm như Phạm Văn Nghị… Khước từ một loạt các đề nghị cải cách duy tân của các sĩ phu tiến bộ Vì vậy năm 188 3 và 188 4 nhà Nguyễn liên tiếp ký các hiệp ước Hác Măng và Patơ nốt