ĐỀ 4 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ Văn 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) Năm học: 2013-2014 I/ Trắc nghiệm:(2. điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: 1. Bài “Cây tre Việt Nam” thuộc phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Nghị luận. D. Biểu cảm. 2. Bài học đầu tiên Dế Mèn nhận được từ đâu? A. Từ chị Cốc. B. Từ dế Choắt. C. Từ cái chết của dế Choắt. D. Từ những năm tháng sống độc lập. 3. Trong truyện “Vượt thác” ai là nhân vật chính? A. Chú Hai. B. Thằng Cù Lao. B. Dượng Hương Thư. D. Tác giả. 4. “Gấp lại những bức tranh của Mèo, tôi lén trút ra một tiếng thở dài”. Tại sao người anh trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” lại như vậy? A. Vì những bức tranh của em gái vẽ rất buồn. B. Vì nhận thấy em có tài hơn hẳn mình. C. Vì thương hại em. D. Vì cảm thấy những bức tranh ấy chế giễu mình. 5. Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hoá: A. Cây dừa sải tay bơi. B. Cỏ gà rung tai. C. Kiến hành quân đầy đường. D. Bố em đi cày về. 6. Câu thơ “Ấm hơn ngọn lửa hồng” là biện pháp tu từ: A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. 7. Dòng nào nói đúng tâm trạng của thầy Ha-men trong “Buổi học cuối cùng”? A. Đau đớn, xúc động. B. Bình tĩnh, tự tin. C. Bình thường như những buổi học khác. D. Tức tối, căm phẫn. 8. Lí do nào khiến đêm nay Bác không ngủ? A. Do người già thường khó ngủ. B. Bác thương dân công, bộ đội, thương nhân dân vất vả và lo lắng cho công cuộc kháng chiến. C. Vì trời mưa và rét. D. Cả ba đáp án trên đều đúng. II/ Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (1 điểm)Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho ví dụ? Câu 2:(2 điểm) Cảm nhận khổ thơ cuối của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ. Câu 2: (5 điểm) Hãy tả lại hình ảnh của mẹ khi em làm một việc tốt./. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: I/ Trắc nghiệm:(2. điểm) Từ câu 1 đến câu 8, đúng mỗi câu 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Trả lời A C B B D B A B II/ Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (1 điểm): Nêu đúng định nghĩa câu trần thuật đơn ( 0,75 điểm) Cho ví dụ đúng( 0,25 điểm) Câu 2: (2 điểm)Yêu cầu: - Là đoạn kết của bài, là chân lí anh chiến sĩ nhận ra sau khi chứng kiến một đêm không ngủ của Bác - Nghệ thuật đối lập khẳng định khái quát nhấn mạnh sự cao cả vĩ đại của Bác: nâng niu tất cả chỉ quên mình. - Khổ thơ ngẵn gọn giản dị mà sâu sắc khiến ta thêm hiểu biết, kính yêu và biết ơn Bác . Cho 1,75-2 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc diến đạt sáng rõ Cho 1-1,5 điểm: Cảm nhận kha đầy đủ sâu sắc Cho 0,25-0,75: Có vài chi tiết đúng Cho 0 điểm: thiếu hoặc sai hoàn toàn Câu 3*Yêu cầu: - Tả mẹ trong tình huống nào? (Tả trong tình huống cụ thể: Lúc em làm được việc tốt) - Khi em làm được việc tốt thì nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động của mẹ như thế nào? - Cảm nghĩ của em khi ở bên mẹ. * Biểu điểm: - Điểm 9-10: văn trôi chảy, mạch lạc, cảm xúc. Mẹ hiện lên thật rõ nét có ý nghĩa, mắc không quá 2 lỗi dùng từ, đặt câu. - Điểm 7- 8: Văn gọn, rõ, cảm xúc. Mẹ hiện lên rõ nét, đáng yêu, mắc không quá 5 lỗi. - Điểm 5- 6: Giọng văn thường, gọn, rõ, chưa thật đặc sắc., sử dụng biện pháp tu từ chưa thuần, mắc không quá 8 lỗi dùng từ, đặt câu. - Điểm 3- 4: Bố cục chưa rõ ràng, câu văn lủng củng, miêu tả mẹ chưa rõ nét, mắc không quá 10 lỗi. - Điểm 1-2: Không đạt như 3-4. . ĐỀ 4 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ Văn 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) Năm học: 20 13 -20 14 I/ Trắc nghiệm: (2. điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả. giả. 4. “Gấp lại những bức tranh của Mèo, tôi lén trút ra một tiếng thở dài”. Tại sao người anh trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” lại như vậy? A. Vì những bức tranh của em gái vẽ rất buồn. . trên đều đúng. II/ Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (1 điểm)Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho ví dụ? Câu 2: (2 điểm) Cảm nhận khổ thơ cuối của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ. Câu 2: (5