TRƯỜNG THPT HƯƠNG CẦN (Đề thi có 5 trang) ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề: 101 (Cho: h = 6,625.10 -34 Js; c = 3.10 8 m/s; g = π 2 = 10m/s 2 ; N A =6,02.10 23 mol -1 ; 1u =1,66055.10 -27 kg) Câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos6 π t (cm). Chất điểm dao động với tần số bằng: A. 6Hz. B. 5Hz. C. 6 π Hz. D. 3Hz. Câu 2: Một con lắc đơn có độ dài dây treo l, vật nặng có khối lượng m, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Chu kì dao động của con lắc được tính theo công thức: A. 2π g l B. 2π l g C. 2π gl D. π 2 1 g l Câu 3: Dao động của con lắc đồng hồ là: A. Dao động cưỡng bức. B. Dao động duy trì. C. Dao động tự do. D. Dao động tắt dần Câu 4: Khẳng định nào sau đây về dao động tắt dần là đúng? A. Luôn có lợi. B. Luôn có hại. C. Có chu kì giảm dần. D. Có biên độ giảm dần. Câu 5: Khi biên độ vật dao động điều hòa tăng 2 lần, còn các đại lượng khác không đổi, thì cơ năng của vật A. Tăng 2 lần. B.Tăng 4 lần. C. Giảm 2 lần D. Giảm 4 lần Câu 6: Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình lần lượt là: x 1 =6cos(5 π t) (cm); x 2 =8cos(5 π t- π )(cm). Dao động tổng hợp có pha ban đầu là: A. 0,5 π rad. B. π rad. C. – π rad. D. 0 rad Câu 7: Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α = 10 0 , vật nặng có khối lượng m = 100g. Lực căng dây treo khi con lắc đi qua vị trí cân bằng có độ lớn bằng: A. 1,03N B.103N C.10,3N D.0,13N Câu 8: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có tỉ số giữa lực đàn hồi cực đại và lực đàn hồi cực tiểu bằng 3. Thời gian nén của lò xo trong một chu kì dao động bằng: A. 3s. B. 2s C. 1 s D. 0s Câu 9: Con lắc đơn treo trên trần một thang máy dao động với chu kì 2s, khi con lắc chuyển động nhanh dần đều đi lên với gia tốc a = 4m/s 2 thì con lắc dao động với chu kì bằng bao nhiêu? A. 1,37 s. B. 2,37 s. C. 2,73 s. D. 2 s. Câu 10: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Quãng đường đi được của vật đến khi dừng lại là: A. 40 cm B. 20 cm C. 10 cm D. 24 cm Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ? A. Sóng ngang truyền được trong chất rắn và chất lỏng. B. Sóng truyền được trên bề mặt chất lỏng là sóng ngang. C. Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc. D. Sóng dọc truyền được trong chất lỏng và chất khí. Câu 12: Khi bay, con muỗi có thể đập cánh được 1800 lần/phút. Âm thanh do tiếng đập cánh phát ra là: A. Hạ âm . B. Siêu âm. C. Âm sắc. D. Âm nghe được. Trang /5 1 Câu 13: Trong giờ chào cờ, khi một học sinh hát Quốc ca thì âm thanh nghe được tại chân cột cờ là 12dB, nếu cả lớp gồm 35 học sinh cùng hát Quốc ca thì âm nghe được tại chân cột cờ là bao nhiêu dB? Coi các học sinh có cùng công suất phát âm và cùng đứng một chỗ. A. 90 dB. B. 80 dB. C. 26,8 dB. D. 36,8 dB Câu 14: Một người nằm nghe nhạc phát ra từ một chiếc loa, đầu người đó hướng về phía loa, cách loa 1m thì nghe được âm có mức cường độ 40dB, sau đó người đó xoay 180 0 để chân hướng về phía loa, sao cho khoảng cách từ người đến loa không đổi thì nghe được âm có mức cường độ 31dB. Hỏi độ cao từ chân đến tai của người đó bằng bao nhiêu? Coi người đó luôn nằm thẳng : A, 1,82m. B. 1,78m C. 1,86m D. 2m Câu 15: Tại hai điểm A, B cách nhau 20cm có hai nguồn sóng đồng bộ, dao động với tần số 40Hz, tốc độ lan truyến sóng 1,2m/s. Điểm M trên thẳng đi qua A và vuông góc với đoạn AB dao động với biên độ cực đại, M gần A nhất. MA có độ dài bằng: A. 10 cm. B. 8 cm. C. 6 cm D. 2 cm Câu 16: Khi làm thí nghiệm về sóng mặt nước, một học sinh dùng nam châm điện có tần số 50Hz để tạo sóng. Quan sát hai điểm A, B cùng một phía so với nguồn sóng; Khi A nhô lên thì 1s sau B mới nhô lên. Biết B cách A 20cm. Bước sóng của sóng mặt nước bằng: A. 25mm. B. 4mm. C. 25 cm. D. 4 cm. Câu 17: Đặt vào hai đầu một điện trở thuần điện áp xoay chiều u = 220cos100 π t(V). Dòng điện chạy qua điện trở có pha ban đầu bằng: A. 2 π rad. B. 3 π rad. C. 6 π rad D. 0 rad Câu 18: Đặt vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 0,1H một điện áp u = 220cos100 π t(V). Công suất tiêu thụ của mạch bằng: A. 10 W. B. 0 W. C. 22 W. D. 100 W. Câu 19: Một học sinh làm thí nghiệm với mô hình máy phát điện trong phòng thí nghiệm, khi quay khung dây với tốc độ n vòng/phút thì đèn sáng bình thường. Khi học sinh đó tăng tốc độ quay lên 2n vòng/phút thì khẳng định nào sau đây đúng? A. Tần số dòng điện giảm . B. Tần số dòng điện tăng, đèn sáng bình thường C. Đèn sẽ cháy . D. Công suất của đèn tăng gấp đôi . Câu 20: Đặt vào hai đầu đoạn mạch LC, cuộn dây thuần cảm một điện áp u = 220cos100 π t(V). Mạch đang có tính dung kháng. Để xẩy ra hiện tượng cộng hưởng điện thì cách nào sau đây đúng? A. Giảm dung kháng của cuộn dây. B. Tăng cảm kháng của tụ. C. Tăng dung kháng của cuộn dây. D. Không thể làm mạch cộng hưởng. Câu 21: Cho đoạn mạch xoay chiều RLC, cuộn dây thuần cảm có R = Z L = Z C = 100 Ω . Tổng trở của mạch bằng: A. 300 Ω . B. 0 Ω . C. 100 Ω . D. 200 Ω . Câu 22: Đặt điện áp u = U 0 cos(100πt + π/4) (V) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần thì cường độ dòng điện trong mạch là i = I 0 cos(100πt + φ) (A). Giá trị của φ bằng A. - π/4 B. - π/2. C. 3 π/4. D. π/2. Câu 23: Điện năng được truyền từ Thanh Sơn đến Hương Cần, đường dây thuần trở, thì công suất hao phí trên đường dây bằng 0,1 lần công suất tiêu thụ tại Hương Cần. Giữ nguyên công suất tiêu thụ tại Hương Cần. Muốn giảm hao phí trên đường dây xuống 10 lần thì phải tăng điện áp tại Thanh Sơn lên bao nhiêu lần? A. 2. B. 3. C. 4. D. 10. Trang /5 2 Câu 24: Một đoạn mạch gồm một cuộn cảm có điện trở r = 50Ω và độ tự cảm L = π 2 3 H mắc nối tiếp với một điện trở thuần R = 100Ω. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều có biểu thức: u = 100cos100πt(V). Xác định biểu thức điện áp hai đầu cuộn cảm. A. u =100cos(100πt + π/6) (V) B. u = 100cos(100πt + π/6) (V) C. u =100cos(100πt + π/3) (V) D. u = 100cos(100πt - π/4) (V) Câu 25: Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm R và C mắc nối tiếp. Điện áp hai đầu mạch có biều thức u = 100cos100πt(V) , bỏ qua điện trở các dây nối. Biết cường độ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng là 1A và sớm pha π/3 so với điện áp hai đầu mạch. Xác định biểu thức điện áp giữa hai bản tụ điện. A. u = 50cos(100πt -π/3)(V) B. u = 50cos(100πt - π/3)(V) C. u = 50cos(100πt - 5π/6)(V) D. u = 50cos(100πt - π/6)(V) Câu 26: Cho đoạn mạch xoay chiều như hình vẽ, C = 31,8 µF; L = 1/2π (H), R = 50Ω. Điện áp tức thời giữa hai điểm AM (M nằm giữa L và C) có dạng u AM = 100cos(100πt) (V). Điện áp u AB là: A. u AB = 50cos100πt V B. u AB =100cos(100πt + π/4) V C. u AB = 100cos(100πt + π/4) V D. u AB = 100cos(100πt - π/2) V Câu 27: Mắc mạch điện theo thứ tự L-R-C, trong đó cuộn dây thuần cảm. Biết các giá trị hiệu dụng U LR = 200V; U RC = 150 V và biểu thức u LR , u RC lệch nhau 90 0 , dòng điện hiệu dụng qua mạch là 1A. Tìm L và R. A. HLR π 6,1 ,120 =Ω= B. HLR π 6,1 ,60 =Ω= C. HLR π 8,0 ,120 =Ω= D. HLR π 8,0 ,60 =Ω= Câu 28: Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được xác định bởi hệ thức nào sau đây? A. C L T π 2= B. L C T π 2= C. LC T π 2 = D. LCT π 2= Câu 29: Khi ta đưa một thanh sắt từ vào lõi cuộn cảm của mạch LC thì tần số dao động của mạch thay đổi thế nào? A. Tăng B. Giảm C. Không đổi D. Không thể xác định. Câu 30: Một sóng điện từ đang truyền từ một đài phát sóng ở Hà Nội đến máy thu. Tại điểm A có sóng truyền về hướng Bắc, ở một thời điểm nào đó, khi cường độ điện trường là 4V/m và đang có hướng Đông thì cảm ứng từ là B. Biết cường độ điện trường cực đại là 10V/m và cảm ứng từ cực đại là 0,15T. Cảm ứng từ B là: A. Hướng xuống và có độ lớn 0,075T. B. Hướng lên và có độ lớn 0,06T. C. Hướng xuống và có độ lớn 0,06T. D. Hướng lên và có độ lớn 0,075T. Câu 31: Một mạch chọn sóng có điện dung biến thiên trong khoảng 10pF đến 210pF khi tụ xoay từ 0 0 đến 180 0 . Mạch có thể thu được các sóng vô tuyến có bước sóng trong khoảng từ 5m đến 15m. Để thu được sóng vô tuyến có bước sóng 10m thì phải xoay tụ một góc bao nhiêu độ? A. 15 0 . B. 25 0 . B. 27 0 . B. 37 0 . Câu 32: Khẳng định nào sau đây sai khi nói về tia tử ngoại? A. Có cùng bản chất với tia X. B. Có tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại. C. Có tần số lớn hơn của tia hồng ngoại. D. Bị thủy tinh hấp thụ mạnh. Câu 33: Khẳng định nào sau đây sai khi nói về tia hồng ngoại? Trang /5 3 A. Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt. B. Tia hồng ngoại có bước sóng dài hơn của ánh sáng đỏ C. Tia hồng ngoại không thể gây ra hiện tượng quang-phát quang D. Thạch anh trong suốt đối với tia hồng ngoại Câu 34: Khẳng định nào sau đây đúng? A. Tính chất hạt của ánh sáng đỏ rõ hơn của ánh sáng tím B. Tính chất sóng của ánh sáng đỏ rõ hơn của tia X C. Người ta có thể dùng tia tử ngoại để sấy khô thực phẩm D. Trong y học người ta dùng tia gama để chụp phim. Câu 35: Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tấn số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng nói trên, ánh sáng này có: A. Màu tím và tần số f. B. Màu cam và tần số 1,5f. C. Màu cam và tần số f. D. Màu tím và tần số 1,5f. Câu 36: Khoảng cách giữa 5 vân sáng trong thí nghiệm Y-âng bằng 5mm, cho khoảng cách giữa hai khe Y-âng bằng 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn chắn bằng 2m. Ánh sáng làm thí nghiệm có bước sóng bằng: A. 625nm. B. 500nm. C. 400nm. D. 2500nm. Câu 37: Khi làm thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa, một học sinh dùng hai khe Y-âng cách nhau 1,5mm. Lúc đầu khi khoảng cách từ màn chắn đến hai khe là D thì đo được độ rộng 10 vân sáng bằng 9mm. Sau đó tăng khoảng cách thêm 25cm thì thấy trong khoảng 9mm có vừa đúng 9 vân sáng. Bước sóng ánh sáng mà học sinh đó đã làm thí nghiệm bằng: A. 500 nm. B. 520 nm. C. 600 nm. D. 650 nm. Câu 38: Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì kết luận nào sau đây sai? A. Nguyên tử hay phân tử vật chất hấp thụ hay bức xạ ánh sáng thành từng lượng gián đoạn. B. Mỗi phôtôn mang một năng lượng nhất định. C. Cường độ chùm sáng tỉ lệ với số phôtôn trong chùm. D. Khi ánh sáng truyền đi, các phôtôn bị thay đổi do tương tác với môi trường. Câu 39: Thiết bị nào dưới đây không phải là ứng dụng của pin quang điện? A. Máy tính bỏ túi chạy bằng năng lượng Mặt Trời. B. Đèn tín hiệu giao thông chạy bằng năng lượng Mặt Trời. C. Bình nước nóng Thái Dương Năng. D. Vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất trong thời gian dài. Câu 40: Xét các yếu tố: I-Khả năng đâm xuyên; II-Tác dụng phát quang; III-Giao thoa ánh sáng; IV- Tán sắc ánh sáng; V-Tác dụng ion hóa. Những yếu tố biểu hiện tính chất hạt của ánh sáng là: A. I, II, IV. B. II, IV, V. C.I, III, V. D. I, II, V. Câu 41: Khi êlectron trong nguyên tử hydro chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái có bán kính quỹ đạo lớn gấp 4 lần trạng thái ban đầu. Quỹ đạo mới của êlectron đó là: A. K . B. L. C. M. D. N. Câu 42: Khi chiếu vào kim loại một bức xạ có bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện của kim loại đó 4 lần thì vận tốc ban đầu cực đại của quang êlectron bằng: B. 0 . 3 λ e m hc B. 0 . λ e m hc . C. 0 . 6 λ e m hc . D. 0 .6 λ e m hc Câu 43: Hạt nhân nguyên tử được tạo nên bởi các hạt nào sau đây? A. Nơtron. B. Proton. C. Nuclôn D. Êlectron Câu 44: Phóng xạ nào sau đây không tạo ra hạt nhân mới? Trang /5 4 A. α . B. + β . C. − β D. Không có phóng xạ nào Câu 45: Một mẫu hạt nhân phóng xạ ban đầu có 100g dạng tinh khiết, sau 2 chu kì phóng xạ, khối lượng hạt nhân phóng xạ còn lại là: A. 50g . B. 25g C. 75g. D. 12,5g Câu 46:Cho phản ứng hạt nhân nXSrUH 1 0 91 39 238 92 1 1 3++→+ . Hạt nhân X có cấu tạo gồm A. 54 prôtôn và 120 nơtron. B. 54 prôtôn và 154 nơtron. C. 54 prôtôn và 140 nơtron. D. 54 prôtôn và 145 nơtron. Câu 47: Hiện nay các thanh U 235 phục vụ nghiên cứu đặt tại Đà Lạt, có mức độ làm giàu 20%. U 235 có chu kì bán rã 7.10 8 năm. Khoảng bao nhiêu năm nữa các thanh U 235 này có mức độ làm giàu 18%. Coi quá trình phóng xạ không làm giảm khối lượng mẫu vật. A. 10 7 năm. B. 2. 10 7 năm. C. 10 6 năm. D. 10 8 năm. Câu 48: Dùng hạt proton có động năng 5,48 MeV bắn phá vào hạt nhân Na 23 11 đứng yên sinh ra hạt α và hạt X. Phản ứng không bức xạ γ. Biết động năng của hạt α là 6,66 MeV. Tính động năng của hạt X. Cho m p = 1,0073u, m Na = 22,98503u, m X = 19,9869u, m α = 4,0015u; 1u = 931,5 MeV/c 2 A. 2,48 MeV B. 4,68 MeV C. 8,52 MeV D. 3,43 MeV Câu 49: Dụng cụ nào sau đây không dùng cho bài thực hành KHẢO SÁT ĐOẠN MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU CÓ R,L,C MẮC NỐI TIẾP? A. Tụ điện. B. Cuộn dây. C. Compa. D. Nguồn điện một chiều 6V. Câu 50: Trong âm nhạc, khoảng cách giữa hai nốt nhạc trong một quãng được tính bằng cung và nửa cung (nc). Mỗi quãng tám được chia thành12 nc. Hai nốt nhạc cách nhau nửa cung thì hai âm (cao, thấp) tương ứng với hai nốt nhạc này có tần số thỏa mãn ff tc 1212 2= . Tập hợp tất cả các âm trong một quãng tám gọi là một gam (âm giai). Xét một gam với khoảng cách từ nốt Đồ đến các nốt tiếp theo Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô tương ứng là 2nc, 4nc, 5nc, 7nc, 9nc, 11nc, 12nc.Trong gam này, nếu âm ứng với nốt Fa có tần số 320 Hz thì âm ứng với nốt La có tần số là A. 230 Hz. B. 269 Hz. C. 320 Hz. D. 296 Hz. (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Trang /5 5 . TRƯỜNG THPT HƯƠNG CẦN (Đề thi có 5 trang) ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề: 101 (Cho: h = 6,625.10 -34 Js;. từ Thanh Sơn đến Hương Cần, đường dây thuần trở, thì công suất hao phí trên đường dây bằng 0,1 lần công suất tiêu thụ tại Hương Cần. Giữ nguyên công suất tiêu thụ tại Hương Cần. Muốn giảm hao. kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm