1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO sát học kì i môn văn 7,đề số 11

4 337 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 55,5 KB

Nội dung

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I . Phần trắc nghiệm : 2.0 điểm. Khoanh tròn vào chữ cái đầu các câu trả lời đúng: 1.Trong các từ sau, từ nào là từ láy? A.Đông đủ B.Đông đặc C. Đông đúc D.Đông vui 2. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “ thi nhân”? A. Thi sĩ B.Hoạ sĩ C.Chiến sĩ D.Bác sĩ 3. Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với “gia” trong “gia đình”? A. Gia vị B. Tham gia C.Gia tăng D.Gia sản 4. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là thành ngữ ? A. Chó treo mèo đậy C.Nắng tốt dưa mưa tốt lúa B.Trâu ra, mạ vào D.Đầu tắt mặt tối 5.Dòng nào nêu đúng, đầy đủ các bước tạo lập văn bản ? A.Diễn đạt ý trong bố cục thành câu, thành đoạn B.Tìm ý và sắp xếp ý, diễn đạt ý trong bố cục thành câu, thành đoạn C. Tìm ý và sắp xếp ý, diễn đạt ý trong bố cục thành câu, thành đoạn,kiểm tra văn bản vừa tạo lập D. Định hướng chính xác ,tìm ý và sắp xếp ý, diễn đạt ý trong bố cục thành câu, thành đoạn,kiểm tra văn bản vừa tạo lập 6. Trong các câu văn sau, câu nào là câu biểu cảm? A. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau tết. B.Thơ trung đại VN được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như : thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát C.Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. D. Lão hút xong, đặt xe điếu, quay ra ngoài thở khói. 7. Tác phẩm nào dưới đây không đề cập tới hình ảnh ánh trăng? A. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( Tĩnh dạ tứ – Lí Bạch) B.Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh) C.Xa ngắm thác núi Lư ( Vọng lư sơn bộc bố – Lý Bạch) D.Rằm tháng giêng ( Nguyên tiêu – HCM) 8.Dòng nào là nghệ thuật đặc sắc của văn bản “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”? A. Ngôn ngữ hóm hỉnh, cách thể hiện độc đáo, sáng tạo. B. Hình ảnh thơ đẹp, trong sáng, bình dị. C. Giàu chất tự sự, có sức lôi cuốn mạnh. D. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên không bị luật thơ gò bó. II.Phần tự luận: 8.0 điểm Câu 1 ( 2.0 điểm). Văn bản “ Mùa xuân của tôi” ( NV 7 tập 1) được viết theo thể loại nào? Qua văn bản đó em cảm nhận được điều gì về thiên nhiên và lòng người? Câu 2 (6.0 điểm). Cảm nghĩ về bài ca dao : Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi ! HẾT UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 7 I. Phần trắc nghiệm: 2.0điểm Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A D D D A C B II. Phần tự luận. 8.0điểm Câu Đáp án Điểm Câu 1 (2điểm) - Thể loại tuỳ bút : 0,25 đ - Thiên nhiên : mang đặc điểm của cảnh sắc mùa xuân miền Bắc VN. Vừa có cái vương vất lành lạnh của thời tiết cuối đông, vừa mang hơi ấm nồng nàn của tiết xuân đương độ đến. Mùa xuân của thiên nhiên đất Bắc căng tràn nhựa sống “ như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối ” : 0,75 đ - Lòng người : nhớ thương da diết nồng nàn với quê hương. Tận hưởng và trân trọng những phong vị, vẻ đẹơ của cuộc sống, của thiên nhiên. Mong mỏi đất nước được hoà bình thống nhất. : 0,75 đ 0,5đ o,75đ 0,75đ Câu2 (6.0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp kiểu bài văn biểu cảm. - Bố cục rõ ràng 3 phần mạch lạc. - Kết hợp được các yếu tố miêu tả, tự sự - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. b. Yêu cầu về kiến thức: * MB : 1 điểm Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. * TB : 4 điểm. Lần lượt trình bày những cảm xúc suy nghĩ gợi ra từ tác phẩm. Cụ thể: - Bài ca dao là lời của một bài hát ru viết theo thể thơ lục bát mang âm điệu tâm tình, ngọt ngào và sâu lắng tạo ra sự uyển chuyển có sức lôi cuốn mạnh mẽ : 0,5 đ - Hai câu đầu được viết theo lối ví von thường gặp. Người xưa mượn những cái to lớn vĩnh hằng của thiên nhiên “ núi ngất trời, nước ở ngoài biển đông” để làm hình ảnh so sánh với công cha, nghĩa mẹ. Chỉ có thể là những hình ảnh này mới có thể diễn đạt được đầy đủ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ, đồng thời tạo ra sự sinh động cụ thể trong diễn đạt gây ấn tượng sâu sắc dễ đi vào lòng người : 1,5 đ - Hai câu sau là lời dặn dò nhắn gửi tâm tình nhẹ nhàng mà tha thiết. Bổn phận làm con phải nhớ khắc ghi công ơn cha mẹ “ Núi cao biển rộng mênh mông”.Không nói thêm, ko bàn luận nhiều, bài ca dao kết thúc bằng một câu cảm thán “ Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” để lại sự neo bám, sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ: 1,5 - Trong kho tàng ca dao9 dân caVN có nhiều bài có ND tương tự như bài ca dao trên ( cho 1,2 VD cụ thể). Những bài ca dao đó đi vào tiềm thức của bao thế hệ người Việt ngay từ thuở ấu thơ qua lời hát ru của bà, của 1.0 0,5 1,5 1,5 mẹ đã góp phần làm nên giá trị đạo lý tốt đẹp trong truyền thống nhân văn của con người VN : 0,5đ * KB: 1 điểm - Suy nghĩ của bản thân trước những điều gợi ra từ bài ca dao. - Khái quát lại giá trị, sức sống của bài ca dao trong đời sống 0,5 0,5 0,5 Tổng 8.0 điểm * Lưu ý : Trên đây chỉ là gợi ý. HS có thể viết theo cách khác để bộc lộ cảm xúc. GV cần căn cứ vào mức độ bài làm của Hs cho điểm. Chỉ cho điểm tối đa bài viết thực sự có cảm xúc, chân thành, suy nghĩ sâu sắc về tác phẩm, lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt. . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 7 Th i gian: 90 phút (Không kể th i gian giao đề) I . Phần trắc nghiệm : 2.0 i m. Khoanh tròn vào chữ c i đầu các câu trả l i. SÁT HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 7 I. Phần trắc nghiệm: 2.0 i m M i câu trả l i đúng được 0,25 i m. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A D D D A C B II. Phần tự luận. 8.0 i m Câu Đáp án i m Câu 1 (2 i m) -. vui 2. Từ nào dư i đây đồng nghĩa v i từ “ thi nhân”? A. Thi sĩ B.Hoạ sĩ C.Chiến sĩ D.Bác sĩ 3. Từ nào dư i đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa v i “gia” trong “gia đình”? A. Gia vị B. Tham gia

Ngày đăng: 27/07/2015, 08:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w