GV: Lê Thị Nhiên 1 Trường THPT TÂY NINH KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ THI THỬ Câu I. (2,0 điểm) 1. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc. Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu vùng? 2. Trong việc sử dụng lao động của nước ta hiện nay còn tồn tại những hạn chế gì? Trình bày phương hướng khắc phục hạn chế đó. Câu II. (3,0 điểm) 1. Trình bày tình hình phát triển đàn lợn của nước ta. Tại sao đàn lợn tập trung đông nhất ở Đồng bằng sông Hồng? 2. Trình bày thế mạnh tự nhiên phát triển giao thông vận tải vùng biển của nước ta. Tại sao phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết vấn đề biển và thềm lục địa? Câu III. (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Trình bày quy mô và cơ cấu ngành của hai trung tâm công nghiệp là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 2. Kể tên các nhà máy nhiệt điện và thủy điện trên 1000MW của nước ta. Câu IV. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT VÀ NUÔI TRỒNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2010 Đơn vị: nghìn tấn Các hoạt động 2005 2010 Tổng số 3466 5142 Trong đó Đánh bắt 1988 2414 Nuôi trồng 1478 2728 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2012, NXB Thống kê, 2013) 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động đánh bắt và nuôi trồng của nước ta năm 2000 và 2010. 2. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động đánh bắt và nuôi trồng của nước ta năm 2000 và 2010 từ biểu đồ đã vẽ và giải thích. HẾT Thí sinh được sử dụngAtlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) trong khi làm bài. GV: Lê Thị Nhiên 2 ĐÁP ÁN - ĐỀ SỐ 02 Câu Ý Nội dung Điểm I (2,0 điểm) 1 Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc. Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu vùng? 1.0 * Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc: + Nằm ở tả ngạn S.Hồng. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích, núi cao chiếm diện tích nhỏ. Hướng nghiêng chung Tây Bắc – Đông Nam. + 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. * Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu vùng: + Làm cho gió mùa Đông Bắc lạnh dễ dàng xâm nhập lấn sâu vào lãnh thổ nước ta, gây ra một mùa đông lạnh cho vùng. Ở đây mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. + Làm khí hậu phân hóa: đai cao, theo hướng địa hình. 0.25 0.25 0.25 0.25 2 Trong việc sử dụng lao động của nước ta hiện nay còn tồn tại những hạn chế gì? Trình bày phương hướng khắc phục hạn chế đó. 1.0 * Trong việc sử dụng lao động của nước ta hiện nay còn tồn tại những hạn chế: - Năng suất lao động nhìn chung còn thấp nên thu nhập của người lao động thấp, làm chậm quá trình phân công lại lao động. - Quỹ thời gian lao động dư thừa còn khá lớn, chưa được sử dụng triệt để, nhất là lao động vùng nông thôn. * Hướng khắc phục: - Tăng năng suất lao động bằng cách đổi mới phương thức đào tạo lao động, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề nâng cao chất lượng lao động. - Phân bố lại dân cư và lao động hợp lí giữa các vùng, các địa phương. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa hoạt động ngành nghề. 0.25 0.25 0.25 0.25 II (3,0 điểm) 1 Trình bày tình hình phát triển đàn lợn của nước ta. Tại sao đàn lợn tập trung đông nhất ở Đồng bằng sông Hồng? 1.5 * Trình bày tình hình phát triển đàn lợn của nước ta. - Số lượng lớn hơn 27 triệu con (2005), cung cấp hơn ¾ sản lượng thịt các loại đáp ứng yêu cầu tiêu thụ thịt của thị trường. - Chăn nuôi lợn khắp cả nước nhưng tập trung nhiều nhất ở đồng bằng. Đồng bằng sông Hồng dẫn đầu cả nước về đàn lợn. * Đàn lợn tập trung đông nhất ở Đồng bằng sông Hồng vì: - Vùng sản xuất lớn về lương thực và hoa màu; tạo ra nguồn thức ăn dồi dào, chủ động và ổn định. Vùng đông dân, tập quán ăn thịt lợn phổ biến. Đàn lợn phát triển mạnh. 0.5 0.5 0.25 GV: Lê Thị Nhiên 3 - Cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ, mạng lưới dịch vụ thú y, chế biến thực phẩm 0.25 2 Trình bày thế mạnh tự nhiên phát triển giao thông vận tải vùng biển của nước ta. Tại sao phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết vấn đề biển và thềm lục địa? 1.5 * Thế mạnh tự nhiên phát triển giao thông vận tải vùng biển của nước ta: - Vùng biển nước ta nằm trên đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. - Dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu (khu vực Móng Cái đến Hải Phòng, từ Quy Nhơn đến Nha Trang). - Có nhiều sông lớn thuận lợi cho việc xây dựng cảng - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi hoạt động giao thông quanh năm. * Phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết vấn đề biển và thềm lục địa: - Biển Đông là biển chung giữa VN và nhiều nước cần tăng cường đối thoại, hợp tác giữa VN và các nước, nhằm tạo sự ổn định và bảo vệ lợi ích chính đáng của nước ta, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. - Nước ta có nhiều lợi ích trên biển Đông. Vì vậy, mỗi công dân có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước cho hôm nay và mai sau. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 III (2,0 điểm) 1 Trình bày quy mô và cơ cấu ngành của hai trung tâm công nghiệp là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 1.0 Quy mô và cơ cấu ngành của hai trung tâm công nghiệp là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh: - Hà Nội: + Qui mô rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng) + Cơ cấu ngành khá đa dạng, trong đó có một số ngành lâu đời mang tính truyền thống (dẫn chứng). - TP. Hồ Chí Minh: + Qui mô rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng) + Cơ cấu ngành khá hoàn chỉnh, đa dạng (dẫn chứng). 0.25 0.25 0.25 0.25 2 Kể tên các nhà máy nhiệt điện và thủy điện trên 1000MW của nước ta. 1.0 Các nhà máy nhiệt điện và thủy điện trên 1000MW của nước ta. - Nhà máy thủy điện: Hòa Bình. - Nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau. 0.25 0.75 Câu IV(3,0 1 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động đánh bắt và nuôi trồng của nước ta năm 2000 và 2010. 2.0 GV: Lê Thị Nhiên 4 điểm) a. Xử lí số liệu: Cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động đánh bắt và nuôi trồng của nước ta năm 2000 và 2010 (đơn vị: %) Các hoạt động 2005 2010 Tổng số 100, 0 100, 0 Trong đó Đánh bắt 57,3 46,9 Nuôi trồng 42,7 53,1 b. Tính bán kính: R 2000 = 1 đvbk R 2010 = 1,2 đvbk c. Vẽ biểu đồ. Yêu cầu: - Chính xác về số liệu. - Có tên biểu đồ và chú giải. Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động đánh bắt và nuôi trồng của nước ta năm 2000 và 2010 0.25 0.25 1.5 2 Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động đánh bắt và nuôi trồng của nước ta năm 2000 và 2010 từ biểu đồ đã vẽ và giải thích. 1.0 a. Nhận xét: - Cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động đánh bắt và nuôi trồng của nước ta năm 2000 và 2010 có sự thay đổi rõ rệt: + Giảm nhanh tỉ trọng đánh bắt (dẫn chứng). + Tăng nhanh tỉ trọng nuôi trồng (dẫn chứng). b. Giải thích: - Tỉ trọng nuôi trồng trong cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta tăng nhanh chủ yếu do nhu cầu của thị trường thế giới. - Tỉ trọng đánh bắt trong cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta tăng nhanh do hoạt động đánh bắt cũng gặp nhiều khó khăn về điều kiện đánh bắt, ngư cụ, tàu thuyền 0.25 0.25 0.25 0.25 . TÂY NINH KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ THI THỬ Câu I. (2,0 điểm) 1. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc. Đặc. dụngAtlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) trong khi làm bài. GV: Lê Thị Nhiên 2 ĐÁP ÁN - ĐỀ SỐ 02 Câu Ý Nội dung Điểm I (2,0 điểm) 1 Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. * Đặc điểm