1. Trang chủ
  2. » Đề thi

đề ôn thi đại học môn địa lý 2016, đề số 9

6 374 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 772,23 KB

Nội dung

TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG I TỔ: SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN THI: LỊCH SỬ – LỚP 12 Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề Ngày thi 8/2/2015 Câu 1 (2 điểm): Hãy phân tích thời cơ của cách mạng tháng Tám năm 1945? Tại sao nói “Đây là thời cơ ngàn năm có một”? Câu 2 (2 điểm): Đường lối kháng chiến chống Pháp được thể hiện qua các văn kiện lịch sử nào? Hãy phân tích đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta? Câu 3 (3 điểm): Tại sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, coi đây là điểm quyết chiến lược giữa ta và địch? Trình bày diển biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ? Câu 4 (3 điểm): Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một thời kì mới đã mở ra cho các nước Đông Nam Á? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi tham gia tổchức ASEAN? HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 1 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ (Đề chính thức) Lớp 12 THPT Ngày thi: 08 tháng 02 năm 2015 (Hướng dẫn chấm gồm 5 trang) Câu Yêu cầu nội dung Điểm 1 Hãy phân tích thời cơ của cách mạng tháng Tám năm 1945? Tại sao nói “đây là thời cơ ngàn năm có một”? 2 * Thời cơ: - Về khách quan: +Ở mặt trận Châu Âu: Ngày 9/5/1945, phát xít Đức đã phải đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện. Đến đây chiến sự ở Châu Âu kết thúc. +Ở mặt trận Châu Á Thái Bình Dương: Ngày 6/8 và ngày 9/8/1945 Mỹ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố hiện đại nhất của Nhật là Hirôsima và Nagasaki…Ngày 9/8/1945 hồng quân Liên Xô tiêu diệt và bắt sống 70 vạn quân Quan Đông, buộc Nhật Hoàng phải kí văn kiện đầu hàng vô điều kiện quân Đồng minh ngày 15/8/1945. Đến đây chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. - Phát xít Nhật ở Đông Dưong thì rệu rã. Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim hoang mang cực độ ,không còn chổ dựa dẫn đến tình trạng hỗn loạn, tê lệt, và tan rã… - Về chủ quan: : + Đảng ta qua 15 năm chỉ đạo của cách mạng đã thực sự trưởng thành, tỏ rõ năng lực lãnh đạo và uy tín đối với nhân dân. +Toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của đảng đã tập hợp thành một lực lượng chính trị hùng hậu trong các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất, được rèn luyện qua ba lần tổng diễn tập ( 1930-1931; 1936-1939; 1939-1945 =>Rõ ràng, đến đây thời cơ của cách mạng tháng 8 đã chín muồi * Là thời cơ ngàn năm có một - Nó hết quý hiếm và ngắn ngủi (Thời cơ của cách mạng tháng 8 chỉ có 15 ngày, từ khi Nhật đầu hang đồng minh 15/8 đến khi quân đồng minh vào nước ta 28/8). - Nếu trong lúc này ta dành chính quyền thì sẽ dễ dàng hơn và có kế hoạch chủ động đón tiếp quân Đồng minh, đối phó với ngững âm mưu đen tối của chúng… 1,5 0,75 0,25 0,25 0,25 0,75 0,5 0,25 0,5 0,25 0,25 2 Đường lối kháng chiến chống Pháp được thể hiện qua các văn kiện lịch sử nào? Hãy phân tích đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta? 2 *Đường lối kháng chiến chống Pháp được thể hiện qua các văn kiện lịch sử: 0,5 2 - Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12/12/1946… - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch ra đời vào đêm 19/12/1946… - Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh vào 9/1947 =>Tính chất, mục đích, nội dung, phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là: Toàn dân, toàn diện, trường ki, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ củ a quốc tế. * Phân tích: - Kháng chiến toàn dân: + Xuất phát từ quan điểm của Đảng-Bác là cách mạng vốn là sự nghiệp của quần chúng… + Ta tiến hành kháng chiến chống Pháp là để bảo vệ độc lập của tổ quốc, tự do của nhân dân nên nhân dân phải đứng ra để bảo vệ + Xuất phát từ truyền thống đánh giặc của cha ông - Kháng chiến toàn diện: + Thực dân Pháp không chỉ đánh ta về mặt quan sự mà còn đánh ta ở nhiều lĩnh vực khác như: Chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, nên ta củng phải đánh nó trên mọi phương tiện. + Kháng chiến toàn diện mới phát huy được sức mạnh, năng lực, sở trường của từng cá nhân … - Kháng chiến trường kỳ: + Do tương quan lực lượng lúc đầu quá chênh lệch… + Lúc này Pháp thực hiện chiến lược có hữu của bọn đế quốc là đánh nhanh thắng nhanh,còn ta thì chọn cách đánh lâu dài +Ta tiến hành kháng chiến lâu dài là phát huy truyền thống “lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều” của cha ông ta. + Đánh lâu dài để thế giới hiểu được tính chính nghĩa của ta… - Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: + Cách mạng này là sự nghiệp của quần chúng nhân dân nên phải do nhân dân lao động tự dựa vào sức mình + Một dân tộc mà không biết tự đứng lên để bảo vệ độc lập, tự do thì dân tộc đó cũng không xứng đáng được độc lậ p và dân tộc đó cũng không xứng đáng được tự do. +Lúc này ta bị bao vây tứ bề, không có một nước nào công nhận chính phủ VNDCCH cũng như đặt quan hệ ngoại giao và giúp đỡ nên ta phải tự lực cánh sinh. +Tuy nhiên sự giúp đỡ của bên ngoài về vật chất và tinh thần là rất quan trọng 1,5 0,5 0,25 0,5 0,25 3 Tại sao ta quyết định mở hiến dịch Điện Biên Phủ, coi đây là điểm quyết chiến lược giữa ta và địch? Trình bày diển biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ? 3 3 *Ta quyết định mở hiến dịch Điện Biên Phủ, coi đây là điểm quyết chiến lược giữa ta và địch: - Điện Biên Phủ có một vị trí rất quan trọng về chiến lược ở Đông Dương và cả Đông Nam Á… - Pháp – Mĩ xây dựng ĐBP thành một tập đoàn cứ điểm mạh nhất Đông Dương với âm mưu: + Vê lâu dài thì Pháp-Mỹ muốn xây dựng nơi đây thành một căn cứ quân sự, làm bàn đạp cho việc thôn tính Đông Nam Á. +Còn trước mắt, Điện Biên Phủ là nơi sẽ thu hút bồ đội chủ lực của ta vào đây để tiêu diệt. Tổng số binh lực ở đây lúc cao nhất là 16.200 tên…, đựoc bố trí thành 49 cứ điểm và chia làm 3 phân khu: phân khu Bắc; phân khu Trung tâm … - Điện Biên Phủ đã trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava, có phá được Điện Biên Phủ thì mới làm thất bại được kế hoạch Nava, kế hoạch Nava bị phá sản thì mới buộc địch phải ngồi vào bàn đàm phán, thúc đẩy đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi… * Diễn biến: chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt: - Đợt 1: từ ngày 13/3 đến ngày 17/3/1954, ta bắt đầu tấn công phân khu phía Bắc Kết quả, sau 5 ngày chiến đấu dũng cãm, ta đã hoàn toàn làm chủ được phân khu phía Bắc, diệt 2000 tên, hạ 12 máy bay, khép chặt vòng vây khu trung tâm… - Đợt 2: từ ngày 30/3 đến ngày 26/4/1954: Ta tấn công khu Trung tâm Mườ ng Thanh mà mụ c tiêu chính là phía Đông với các cứ điểm quan trọng như: Đồi C1,D1,… đặc biệt là đồi A1, . Kết quả sau đợt 2, ta chiếm được 1 số cụm cứ điểm quan trọng như D1,E1 và nửa quả đồi A1, mặt khác, còn khép chặt vòng vây khu trung tâm bằng 1 hệ thống giao thông hào… - Đợt 3: từ ngày 1/5 đến ngày 7/5/1954: Tối 1/5/1954, chúng ta nổ sung tấn công phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều . Chiều 7/5/1954, ta tấn công vào hầm chỉ huy của Đờ Caxtơri. 17h30 phút cùng ngày, ta đã bắt sống tướng Đờ caxtơri cùng bộ Bộ chỉ huy và hơn một vạn quân lính kéo cờ trắng ra hàng. Chiến dịch Điên Biên Phủ kết thúc thắng lợi sau 56 ngày đêm chiến đấu. - Phối hợp với các chiến trường khác ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi. * Kết quả - Toàn bộ cuộc tổng tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 ta đã tiêu diệt được 128.200 tên, hạ 162 máy bay, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước… - Riêng ở chiến dịch Điện Biên Phủ ta đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ 16200 tên, bắn rơi 62 máy bay, tịch thu toàn bộ các phương tiện chiến tranh … 0,75 0,25 0,25 0,25 1,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 4 * Ý nghĩa: - Trong nước: + Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan mọi nỗ lực, cố gắng cuối cùng của Pháp-Mỹ trong âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh ở Đông Dương, dẫn đến kế hoạch Nava bị phá sản hoàn toàn… + Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng oanh liệt nhất, vĩ đại nhất của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp… + Đây là chiến thắng quyết định cho sự thắng lợi của hội nghị Giơnevơ để chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình - Đối với thế giới: + Là tiếng chuông báo tử đối với CNTD trên thế giới… + Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân bị áp bức trên thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực châu Á và châu Phi. 0,5 0,25 0,25 4 Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một thời kì mới đã mở ra cho các nước Đông Nam Á? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi tham gia tổ chức ASEAN? 3 * Trước những năm 90 + Nhật đầu hàng đồng minh các nước Đ.N.Á nổi dậy giành chính quyền, 1967 thành lập tổ chức ASEAN để hợp tác phát triển kinh tế + Cuối những năm 70 đến giữa những năm 80 của thế kỷ XX ASEAN thực hiện chính sách đối đầu với các nước Đông Dương + Giữa thập niên 80, khi vấn đề Cam-pu-chía dần được giải quyết, các nước này đã bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu. * Đầu những năm 90 + Từ đầu những năm 90 thế kỷ XX “Chiến tranh lạnh” và vấn đề Cam pu chia được giải quyết, tình hình chính trị được cải thiện, xu hướng nổi bật là mở rộ ng thành viên của ASEAN + Kết nạp thêm Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Cam- pu-chia (1999). + Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm sang hoạt động kinh tế. + 1992 ASEAN quyết định trong vòng 10 - 15 năm biến Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA) + Năm 1994, ASEAN lập Diễn đàn khu vực ARF với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo môi trường hòa bình ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. => Như vậy từ một thời kì mới đã mở ra cho khu vực Đông Nam Á. * Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN - Cơ hội: 0,75 0,25 0,25 0,25 1,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,5 5 + Nến kinh tế Việt Nam có được hội nhập với nền kinh tế các nứơc trong khu vực, đó là cơ hội để vươn ra thế giới… + Tạo điều kiện để ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực… + Ta có điều kiện để thu hút nguồn vốn, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỉ thuật, học hỏi trình độ quản lí của các nuớc trong khu vực… + Gia nhập ASEAN, thuận lợi để giao lưu và hợp tác về văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học - kỉ thuật, thể thao với các nước trong khu vực… - Thách thức: + Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. + Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực với nuớc ta do có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, văn hoá, xã hội… + Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá và chủ quyền của dân tộc, hoà nhập đễ hoà tan. 0,5 - Hết- Chú ý: Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, nếu học sinh trình bày bằng phương pháp khác, nhưng vẫn đảm bảo những nội dung cơ bản, thì vẫn cho điểm tối đa . TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG I TỔ: SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN THI: LỊCH SỬ – LỚP 12 Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề Ngày thi 8/2/2015 Câu. luyện qua ba lần tổng diễn tập ( 193 0-1 93 1; 193 6-1 93 9; 193 9- 1 94 5 =>Rõ ràng, đến đây thời cơ của cách mạng tháng 8 đã chín muồi * Là thời cơ ngàn năm có một - Nó hết quý hiếm và ngắn ngủi. quyết, tình hình chính trị được cải thi n, xu hướng nổi bật là mở rộ ng thành viên của ASEAN + Kết nạp thêm Việt Nam ( 199 5), Lào và Mianma ( 199 7), Cam- pu-chia ( 199 9). + Trên cơ sở đó, ASEAN đã

Ngày đăng: 27/07/2015, 04:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN