1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi ngữ văn lớp 9 vào 10 tham khảo sưu tầm bồi dưỡng ôn thi (63)

23 365 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 263,5 KB

Nội dung

Trường THCS ………………………… ĐỀ THI HỌC KỲ II Môn : Ngữ văn Khối 9 I/ Trắc nghiệm : (4 điểm) Mỗi câu đúng được 0,4 đ Vòng tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. Câu 1 : Bài văn "Bàn về đọc sách " của tác giả nào? A. Nguyễn Thiếp B. Chu Quang Tiềm C. Nguyễn Quang Sáng D. Hoài Thanh Câu 2 : Đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai. Câu 3 : Đề tài chính của văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới" là : A. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới. B. Việt Nam đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước C. Con người Việt Nam với những điểm mạnh, điểm yếu. D. Việt Nam hội nhập cùng với các nước bước vào thế kỷ mới. Câu 4 : Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong văn bản "Con cò" của Chế Lan Viên là : A. Hình ảnh người nông dân vất vả. B. Hình ảnh người phụ nữ vất vả, nhọc nhằn, giàu đức hy sinh. C. Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru. D. Cả 3 ý trên. Câu 5 : Ấn tượng đầu tiên khi nhà thơ Viễn Phương ra thăm lăng Bác là hình ảnh nào? A. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng B. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát C. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ. D. Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên. Câu 6 : Trong những câu dưới, câu nào có thành phần khởi ngữ? A. Tôi đọc quyển sách này rồi. B. Quyển sách này tôi đọc rồi. C. Nhà tôi có hai con mèo. D. Tôi vừa làm xong bài tập. Câu 7 : Các câu :"Ta làm con chim hót, Ta làm một cành hoa", đã sử dụng phép liên kết gì? A. Phép thế B. Phép nối C. Phép lặp từ ngữ B. Không có phép liên kết. Câu 8 : Câu tục ngữ " Lá lành đùm lá rách" được hiểu theo : A. Nghĩa tường minh B. Nghĩa hàm ý. Câu 9 : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức là bàn về tư tưởng, văn hoá, đạo đức, lối sống của thế hệ thanh niên - đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 10 : Trong các từ sau đây, từ nào là từ láy : A. Chiền chiện B. Gian lao C. Lợi lộc D. Long lanh II/ Phân tự luận : (6 điểm) Trò chơi điện tử là môn tiêu khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó. Trường THCS Trần Hưng Đạo ĐỀ THI HỌC KỲ II GV : Nguyễn Thị Kim Tam Môn : Ngữ văn Khối 9 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN. I/ Trắc nghiệm : (4 đ, gồm 10 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,4 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phương án B A A C B B C B B D II/ Tự luận : (6 điểm) 1. Yêu cầu về nội dung : (5 điểm) - Giới thiệu được trò chơi điện tử rất hấp dẫn với học sinh hiện nay (0,5 đ) - Hiện nay rất nhiều học sinh trong các trường học vì mải chơi điện tử mà sao nhãng việc học hành (2 điểm) - Lời khuyên rút ra bài học cho bản thân (0,5 đ) 2. Yêu cầu về hình thức (1 điểm) - Bố cục : 3 phần - Chú ý liên kết mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần trong bài văn. Trường THCS Phù Đổng ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Người ra: Ng.Thị Tuyết Môn: Ngữ Văn - Khối 9 Thời gian: 90’ I. Phần trắc nghiệm: (4đ) Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất. Đoạn văn: Có một đám mây kéo ngoài cửa hang. Một đám nữa. Rồi một đám nữa bay qua ngày càng nhanh. Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi. Cơn giông đến. Cát bay mù. Gió quật lên, quật xuống những cành cây khô cháy. Lá bay loạn xạ. Đột ngột như một biến đổi bất thường trong tim con người vậy. Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má. 1. Tác giả của đoạn văn trên là: A. Nguyễn Minh Châu. B. Lê Minh Khuê C. Thanh Hải D. Viễn Phương 2. Đoạn văn trên được trích trong văn bản: A. Bến quê. B. Những ngôi sao xa xôi. C. Bố của Xi-mông. D. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang. 3. Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là: A. Tự sự, miêu tả. B. Miêu tả, biểu cảm. C. Tự sự, nghị luận D. Tự sự, biểu cảm. 4. Phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn qua các từ ngữ: mây, bầu trời… đen, gió quật, mưa …thuộc phép liên kết: A. Phép nối. B. Phép thế. C. Phép liên tưởng D. Phép lặp. 5. Đoạn văn trên có sử dụng phép nối. Đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. 6. Nội dung của đoạn văn trên là: A. Niềm vui của các cô gái khi có mưa đá. B. Tâm trạng ngạc nhiên của các cô gái khi có mưa đá. C. Khung cảnh một cơn mưa. D. Cả ba nội dung trên. 7. Đoạn văn trên có nhiều câu văn ngắn vì: A. Đó là cách viết của tác giả. B. Để diễn tả các hiện tượng nối nhau liên tiếp, dồn dập. C. Để diễn tả tâm trạng, không khí khẩn trương của con người trước một cơn mưa. D. Một mục đích khác của tác giả. 8. Ngôi kể của Những ngôi sao xa xôi giống tác phẩm nào? A. Bến quê B. Lặng lẽ SaPa C. Làng D. Chiếc lược ngà 9. Từ lên, xuống trong “ Gió quật lên, quật xuống…” thuộc từ loại gì? A. Động từ B. Phụ từ C. Quan hệ từ D. Trợ từ 10. Câu: “ Gió.” thuộc kiểu câu gì? A. Câu đơn B. Câu đặc biệt C. Câu rút gọn D. Câu ghép II. Phần tự luận: (6đ) 1. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến 2. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ tiểu về đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật. ĐÁP ÁN ( Ngữ văn 9) Môn: Ngữ Văn I. Phần trắc nghiệm: (4đ - Mỗi câu đúng 0,4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B B A C A C B D A B II. Phần tự luận : ( 6đ) Câu 1. Viết đoạn văn đảm bảo nội dung, diễn đạt lưu loát, hạn chế lỗi diễn đạt, lỗi chính tả - Nội dung: Ước nguyện chân thành, tha thiết (qua điệp ngữ) muốn làm những gì, dù nhỏ bé, nhưng là phần đẹp nhất, có giá trị nhất để đóng góp cho đời. (1điểm) Câu 2. 1. Yêu cầu: 1.1/ Đảm bảo bố cục ba phần, đúng phương pháp bài nghị luận văn học. Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, hạn chế tối đa lỗi diễn đạt. 1.2/ Đảm bảo nôị dung: - Mở bài: giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Những nét chính về phẩm chất của người lính lái xe: Trẻ trung, sôi nổi, lạc quan yêu đời nhưng cũng rất dũng cảm, gan dạ. - Thân bài: Làm rõ những phẩm chất người lính qua những hình ảnh thơ cụ thể với cách thể hiện độc đáo của tác giả (giọng thơ ngang tàng, lời thơ như văn xuôi, sáng tạo hình ảnh chiếc xe không kính,…) - Kết bài: Khẳng định được những phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ, của thế hệ thanh niên trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Liên hệ thế hệ thanh niên hiện nay. 2. Biểu điểm: - Điểm 5: Làm tốt cả 2 yêu cầu. - Điểm 4: Nội dung khá sâu sắc. Giá trị nghệ thuật chưa được khai thác đúng mức. Lỗi diễn đạt không quá 5. - Điểm 2-3: Đảm bảo nội dung cơ bản, một số nội dung khai thác còn sơ sài, giá trị nghệ thuật chưa khai thác đảm bảo. Lỗi diễn đạt không quá 8. - Điểm 1: sai sót nhiều về nội dung. Chưa biết đến các giá trị nghệ thuật. Diễn đạt quá yếu. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9 ( Thời gian làm bài: 90 phút ) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 đ) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi số câu và kí tự đầu câu trả lời đúng nhất ( ví dụ: 1A, 2B, ) " Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !" Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng. Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gởi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với mấy anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra sau, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt ". 1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào: A. Làng B. Lặng lẽ Sa Pa C. Bến Quê D. Những ngôi sao xa xôi. 2. Nhân vật tôi trong đoạn trích là ai: A. Tác giả B. Nho C. Phương Định D. Thao. 3. Câu " Xa đến đâu mặc kệ trong gương " được liên kết với đoạn trước đó bằng phép liên kết gì: A. Lặp từ ngữ B. Phép nối C. Phép thế D.Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa. 4. Cái gì làm cho nhân vật tôi thích ngắm mình trong gương: A. Khuôn mặt đẹp B. Cái cổ cao C. Con mắt D. Cả 3 ý trên. 5. Từ nào trong các từ sau gần nghĩa với từ "xa xăm": A. Xa lạ B. Xa xôi C. Xa xa D. Xa vắng 6. Có bao nhiêu câu trong đoạn trích có thành phần phụ chú: A. 1 câu B. 2 câu C. 3 câu D. 4 câu 7. Có bao nhiêu câu trong đoạn trích có thành phần khởi ngữ: A. 1 câu B. 2 câu C. 3 câu D. 4 câu 8. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép: A. Xa xăm B.Đối dáp C. Săn sóc D. Vồn vã 9. Tác giả của đoạn trích trên: A. Nguyễn Quang Sáng B. Nguyễn Minh Châu C. Lê Minh Khuê D. Kim Lân 10. Dòng nào dưới đây có chứa nghĩa hàm ý: A. Tôi là con gái Hà Nội. B. Nó dài dài màu nâu C. Cô có cái nhìn sao mà xa xăm . D. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6đ) 1. Phân tích khổ thơ đầu bài thơ " Mùa Xuân nho nhỏ" của Thanh Hải. 2. Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn ,và cuộc sống chiến đấu của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : 4 điểm - Mỗi câu trả lời đúng cho 0,4 điểm . - Đáp án 1D, 2C, 3B , 4C , 5B, 6B, 7A, 8B, 9C ,10C. II /PHẦN TỰ LUẬN : 6 điểm Câu 1 : (2 điểm) Viết dưới dạng các đọan văn. Cần thể hiện được các ý chính : - Cảnh mùa xuân thiên nhiên đất trời xứ Huế được phát họa bằng những hình ảnh giản dị , gợi cảm . - Đọan thơ gợi ra cả không gian cao rộng , màu sắc tươi thắm ,âm thanh vang vọng. - Cảm xúc của tác giả say sưa ,ngây ngất trước vẻ đẹp của đất trời . Câu 2 : ( 4 điểm ) -Viết dưới dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện. -Các yêu cầu được thực hiện. 1/Nội dung a /Nêu hoàn cảnh sống và chiến đấu của các nhân vật. b/Nêu vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật.Tập trung phân tích nhân vật chính :Phương Định. c/Cảm nghĩ của em về những nhân vật ấy . 2-Hình thức : a/ Bố cục 3 phần . b/Ở phần thân bài : Học sinh trình bày bài làm theo các luận điểm. c/ Cách dùng từ , đặt câu , viết đọan văn chuẩn xác , hợp lý. 3-Thang điểm a/mức 3,5 >4đ : Dành cho bài làm tốt. b/mức 2đ >3đ : Dành cho bài làm mức TB >Khá. c/mức 1đ >1,5đ : Dành cho bài làm còn nhiều hạn chế về nội dung và hình thức. d/mức dưới 1đ : Bài làm còn yếu ,kĩ năng viết văn còn hạn chế, hoặc sai lệch về nội dung và phương thức làm bài . TRƯỜNG THCS MỸ HOÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Người ra đề : Trương Thanh Tùng Môn : NGỮ VĂN 9. Nguyễn Thị Thanh I. Trắc nghiệm : ( 4 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu cho đúng. Những cái xảy ra hàng ngày : máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoản 300m. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở trên đầu cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa. ( Ngữ văn lớp 9 tập II – Trang 115, 116 ) 1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào ? A. Bến quê. B. Những ngôi sao xa xôi. C. Cố hương. D. Làng. 2. Nối nội dung cột A với nội dung cột B để có một câu trả lời đúng. A B Truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi ” ra đời năm : 1) 1970 2) 1971 3) 1975 4) 1976 3. Lê Minh Khuê là nhà văn thuộc thế hệ : A. Trước cách mạng tháng Tám. B. Trong kháng chiến chống Pháp. C. Trong kháng chiến chống Mỹ. D. Trưởng thành sau năm 1975. 4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là : A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Nghị luận. D. Cả A, B, C. 5. Vai kể trong đoạn văn trên là ai ? A. Tác giả. B. Phương Định. C. Cả ba cô gái. D. Nhừng người cùng đơn vị. 6. Chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung ? A. Chân thật, khách quan, thuyết phục người đọc. B. Bao quát được các đối tượng. C. Tạo ra cái nhìn đa dạng. D. Tất cả A, B, C. 7. Đoạn văn trên giới thiệu với người đọc điều gì ? A. Vẻ đẹp của một cô gái trên một cao điểm Trường Sơn. B. Kể về tuổi thơ của Phương Định. C. Tâm hồn cao đẹp, tinh thần dũng cảm, lạc quan của ba cô gái. D. Cuộc sống chiến đấu của ba cô gái trên cao điểm Trường Sơn. 8. Đặc điểm đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn trên là gì ? A. Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hoá. B. Cách kể chuyện tự nhiên sinh động. C. Cách xây dựng tình huống truyện hấp dẫn. D.Cả A và B. 9. Câu văn “ Những cái xảy ra hàng ngày : máy bay rít, bom nổ ” là thành phần gì ? A. Thành phần tình thái. B. Thành phần gọi – đáp. C. Thành phần phụ chú. D. Thành phần cảm thán. 10. Câu văn “ đất dưới chân chúng tôi rung ” có sử dụng khởi ngữ không ? A. Có. B. Không. II. Tự luận. ( 6 điểm ) Nêu ý kiến của em về nhận định : “ Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải ” ĐÁP ÁN NV 9. I. Trắc nghiệm : ( 4 điểm ) Mỗi câu đúng 0,4 điểm II. Tự luận. ( 6 điểm ) + Điểm ( 6 ) : thực hiện tốt yêu cầu của đề bài. + Điểm ( 4 – 5 ) : Thực hiên đảm bảo yêu cầu của đề bài. + Điểm ( 3 ) : Thực hiên tương đối yêu cầu của đề bài. + Điểm ( 1 – 2 ) : Thực hiên sơ sài yêu cầu của đề bài. + Điểm ( o ) : Bỏ giấy trắng hoặc hoàn toàn lạc đề. Trên đây là những gợi ý định hướng yêu cầu và biểu điểm, GV cần vận dụng vào thực tế để chấm điểm. Cân nhắc khi cho điểm đối với những bài chép theo văn mẫu ( tối đa chỉ cho trung bình ). TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ Người ra đề: Phan Thị Thứ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn : Ngữ Văn 9 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (10 câu đúng được 0,4 điểm) Đọc kỹ câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất : Con ở miền Nam ra thăm Lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim ! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này 1. Tác giả của văn bản "Viếng Lăng Bác" là ai ? A. Bằng Việt C. Viễn Phương B. Chính Hữu D. Huy Cận 2. Bài thơ Viếng Lăng Bác thuộc phương thức biểu đạt chính nào ? A. Biểu cảm C. Tự sự B. Miêu tả D. Nghị luận 3. Vì sao em biết bài thơ Viếng Lăng Bác thuộc phương thức biểu đạt mà em đã khoanh tròn ở câu (2) ? A. Vì bài thơ trình bày diễn biến sự việc B. Vì bài thơ tái hiện trạng thái sự vật, con người C. Vì bài thơ bày tỏ tình cảm, cảm xúc D. Vì bài thơ nêu ý kiến đánh giá bàn luận. 4. Bài thơ Viếng Lăng Bác được viết theo thể thơ gì ? A. Thể thơ tám chữ B. Thể thơ thất ngôn bát cú C. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt D. Thể thơ song thất lục bát. 5. Câu thơ : " Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" Đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? A. So sánh C. Nhân hoá B. Ẩn dụ D. Hoán dụ 6. Giá trị nghệ thuật của bài thơ Viếng Lăng Bác được tạo nên từ những điểm nào ? A.Thể thơ tám chữ (nhưng cũng có dòng 7 hoặc 9 chữ). Cách gieo vần trong từng khổ cũng không cố định, có khi liền, có khi cách. Nhịp của các khổ thơ nhìn chung là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng trong tâm trạng nhà thơ. B. Giọng điệu rất phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc : đó là giọng vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa thiết tha, đau xót, tự hào, thể hiện đúng tâm trạng xúc động khi vào lăng viếng Bác. C. Hình ảnh trong bài có nhiều sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Đặc sắc nhất là những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng vừa quen thuộc, gần gũi với hình anht thực lại vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm. D. Tất cả đều đúng. 7. Giá trị nội dung của bài thơ Viếng lăng Bác được tạo nên từ những điểm nào ? A. Bài thơ nói lên cảm xúc của tác giả về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở ẩn tượng đậm nét về hàng tre quanh lăng. Gợi hình ảnh của quê hương đất nước. B. Bài thơ nói lên xúc cảm và suy ngẫm của tác giả về Bác được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng : mặt trời, vầng trăng, trời xanh. C. Bài thơ nói lên niềm mong ước thiết tha của tác giả khi sắp phải trở về quên hương miền Nam, muốn tấm lòng mình vẫn được mãi mãi ở lại bên lăng Bác. D. Tất cả đều đúng. 8. Hình ảnh "cây tre" (ở đầu và cuối bài thơ) có ý nghĩa như thế nào ? A. Cây tre là một vật dụng thủ công mỹ nghệ độc đáo của nước ta. B. Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam. C. Cây tre là biểu tượng sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. D. Cả B và C đều đúng. 9. Trong câu "Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam" có sử dụng : A. Thành phần tình thái C. Thành phần gọi - đáp B. Thành phần cảm thán D. Thành phần phụ chú 10. Cụm từ "nằm trong giấc ngủ bình yên" trong câu "Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên" là : A. Cụm danh từ C. Cụm tính từ B. Cụm động từ PHẦN II : TỰ LUẬN (6đ) Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn : "Đẽo cầy giữa đường" HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN: NGỮ VĂN 9 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn : Ngữ Văn PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (4đ) Trả lời đúng mỗi câu 0,4 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C A C A B D D D B B PHẦN II : TỰ LUẬN (6đ) 1. Yêu cầu cần đạt a. Nội dung : Đảm bảo nội dung nghị luận gồm 3 phần sau : * Mở bài : Nêu sự việc, hiện tượng cần bình luận * Thân bài : Đảm bảo làm sáng tỏ nội dung sau : - Bình : + Kể lại toàn bộ câu chuyện (có thể tóm tắt ngắn gọn) + Nêu các mặt sai, hại của sự việc. + Bày tỏ thái độ chê đối với sự việc - Luận : (mở rộng vấn đề) + Nêu nguyên nhân tư tưởng, xã hội sâu xa của sự việc, hiện tượng + Nêu các mặt đúng, lợi của sự việc + Bày tỏ thái độ khen đối với sự việc + Xây dựng thái độ đúng cần phải có * Kết bài : Ý kiến khái quát đối với sự việc, hiện tượng b. Hình thức : + Biết làm văn nghị luận, bố cục rõ ràng, hợp lý, lập luận chứng minh, phân tích chặt chẽ mạch lạc. + Văn phong sáng sủa, sáng tạo, không dùng từ sai, không sai lỗ chính tả, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. 2. Biểu điểm : - Điểm 6 : Thực hiện tốt yêu cầu đề bài - Điểm 4 -5 : Thực hiện đảm bảo yêu cầu đề bài - Điểm 3 : Thực hiện tương đối yêu cầu đề bài - Điểm 1 -2 : Thực hiện sơ sài yêu cầu đề bài - Điểm 0 : Bỏ giấy trắng, lạc đề. =================== TRƯỜNG THCS TÂY SƠN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II Tên GV : Phạm Thị Thu Thanh Môn Thi : Ngữ Văn 9 Thời gian:90phút(không kể thời gian giao đề ) I/PHẦN TRẮC NGHIỆM : (12câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng cộng 3điểm) Đọc kĩ phần trích sau và trả lời câu hỏi từ 1đến 12 để lựa chọn câu trả lời đúng nhất. “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào ,của ai ? A. Mùa xuân nho nhỏ - Chế Lan Viên B . Sông thu - Hữu Thỉnh C. Viếng lăng Bác - Viễn Phương D . Mùa xuân nho nhỏ -Thanh Hải Câu 2: Bài thơ này được tác giả viết trong hoàn cảnh nào? A. Khi tác giả đi chơi xuân B .Khi tác giả dạo chơi trên dòng sông Hương C. Khi tác giả đang nằm trên giường bệnh ở Huế D .Một hoàn cảnh khác Câu 3: Cảm nghĩ chủ đạo của đoạn thơ trên là gì ? A.Cảm nghĩ về mùa xuân của thiên nhiên B .Cảm nghĩ về mùa xuân của đất nước C .Cảm nghĩ về mùa xuân của lòng người D .Cả A và C đều đúng Câu 4: Em cảm nhận được gì về khác vọng của nhà thơ được bộc lộ qua những lời thơ trên? A. Khác vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước B. Khác vọng được cống hiến một phần tốt đẹp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc” C. Thể hiện niềm say mê, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân của thiên, đất nước. D. Cả A và B E . Cả A và C Câu 5:Em hiểu" làm mùa xuân nho nhỏ" là làm gì? A .Là sống đẹp,sống với tất cả sức sống tươi trẻ để góp vào mùa xuân lớn của nhân dân B .Sống dâng hiến mùa xuân tài hoa và sáng tạo,mùa xuân nghệ thuật thi ca cho đời C.Dâng hiến, hoà nhập mà không làm mất đi vẻ đẹp riêng của mỗi người D. Cả A,B,C đều đúng Câu 6 :Cảm xúc chủ yếu của nhà thơ trong đoạn thơ trên là gì? A.Vui tươi,phấn khởi B . Tự hào ,rạo rực C . Sôi nổi, thiết tha D . Trầm lắng ,trang nghiêm như lời tâm sự ,tâm tình Câu 7:Cụm từ " Mùa xuân nho nhỏ" trong đoạn trích trên cần được hiểu theo nghĩa gì? A .Nghĩa tường minh B. Hàm ý( nghĩa hàm ẩn) C. Nghĩa rộng D. Nghĩa hẹp Câu 8:Các câu trong đoạn thơ : “Ta làm con chim hót Một nốt trầm xao xuyến” được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? A. Phép lặp B. Phép liên tưởng C. Phép nối D. Phép đối? Câu 9: Đoạn thơ trên có mấy từ láy? A . Một từ B . Hai từ C . Ba từ D . Bốn từ .Câu10:Phần trích trên sử dụng biện pháp tu từ nào? A . So sánh B Nhân hoá C. Ẩn dụ D .Không sử dụng biện pháp tu từ Câu11: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A.Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D .Nghị luận Câu 12:Những nhịp nào được sử dụng trong phần trích trên? A . 2 - 3 B . 3 - 2 C . 2 - 1 - 2 D. C ả A và B II/PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM) Đề : Suy nghĩ của em về tình đồng chí trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu. ******************************Hết*************************** ĐÁP ÁN I / PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D C C D D D B A C C C D II/ TỰ LUẬN(6 Điểm ). 1. Yêu cầu về kĩ năng : - Nắm vững thể loại nghị luận - Diễn đạt rõ ràng mạch lạc - Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm và liên kết đoạn - Bố cục rõ ràng ba phần. 2. Yêu cầu về kiến thức : - Nêu suy nghĩ, cảm nhận của mình về tình đồng chí, đồng đội, người lính cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 3. Biểu điểm : A. Mở bài :(0,5 điêm) -Giới thiệu bài thơ: “Đồng chí” -Bài thơ nói lên một cách cảm động tình đồng chí keo sơn gắn bó của anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp. B. Thân bài :(3 điểm ) -Nêu và phân tích những suy nghĩ của mình về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ. 1. Đó là một mối tình có cơ sở hết sức vững chắc.(2 điểm ) - Tình đồng chí- tình giai cấp của người lao động ( Người nông dân tha thiết gắn bó với ruộng đồng , gia đình, quê hương ). - Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên tình giai cấp cùng chung lí tưởng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. - Tình đồng chí được rèn luyện, thử thách trong cuộc sống, chiến đấu vô cùng khó khăn, gian khổ. 2. Đó là mối tình đẹp: Một trong những phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. ( 1điểm ) C. Kết bài : (0,5 diểm) -Khẳng định tình đồng chí với những phẩm chất tốt đẹp trong bài thơ. -Suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay. *Lưu ý : Tuỳ vào khả năng cảm nhận và phân tích của học sinh,giáo viên có thể linh hoạt trong cách cho điểm .Khuyến khích những em có những cách cảm nhận hay và sáng tạo. *****************************Hết ************************ [...]... 3 4 ĐA B C B D 5 D 6 B 7 C 8 C 9 D 10 B NV -9- QT PGD ĐẠI LỘC T THCS QUANG TRUNG ĐỀ THI HỌC KÌ II : MÔN NGỮ VĂN 9 TỔ VĂN Người ra đề : HUỲNH VĂN EM Thời gian : 90 phút A VĂN ,TIẾNG VIỆT : I TRẮC NGHIỆM : 2,5 đ (Mỗi câu o,25 đ ) Học sinh đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách chọn phuơng án đúng nhất 1/Đoạn văn trên trích từ tác phẩm : a/Bến sông quê b/ Quê hương c/ Bến quê... 2006-2007 MÔN:NGỮ VĂN- K 9 Thời gian: 90 phút I TRẮC NGHIỆM: (4đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất Câu 1 Tác giả nào sau đây sinh 192 4 mất 2003, quê ở Hà Nội , là Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam? A Tố Hữu; B Nguyễn Đình Thi; C Chế Lan Viên; D Chính Hữu Câu 2 Khởi ngữ là thành phàn câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên A Đề tài; B Thời gian địa điểm; C Đề tài được nói đến trong câu; D Đề tài... không quá nghiêm trọng 1,5-2 Còn yếu nhiều mặt nhưng không đến nỗi lạc đề 0,5- 1 Quá nhiều các yếu kém lệch đề v.v Trường THCS Phan Bội Châu Người ra đề : Lê Văn Chấn ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học 2006- 2007 Môn : Ngữ Văn - Khối 9 Thời gian : 90 phút A/ Trắc nghiệm : ( 4 điểm ) Vòng tròn vào ý đúng nhất trong mỗi câu 1/ Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” của Thanh Hải ra đời trong khoảng thời gian nào... lăng Bác” của Viễn Phương ( 4 điểm ) Trường THCS Phan Bội Châu ĐÁP ÁN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học 2006- 2007 Người ra đề : Lê Văn Chấn Môn : Ngữ Văn - Khối 9 A/ Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi câu 0,4 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D B B C A D A B D A B/ Tự luận ( 6 điểm ) 1/ (2 điểm ) Yêu cầu nội dung : * Phải làm rõ chủ đề của tác phẩm : Ca ngợi vẻ đẹp của những con người đang ngày đêm thầm... ****************************** Đơn vị :THCS Lê Lợi GV : NGUYỄN THỊ LÀNH ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN : 90 Phút ( không kể thời gian giao đề) I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm ) Đọc ba khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ... làng rợp mát bóng cây Câu 8:Câu nào sau đây có khởi ngữ? A.Về đề tài đánh cờ thì nó đứng nhất lớp B.Nó đứng nhất lớp về đề tài đánh cờ C.Cờ vua là môn thể thao rất lí thú D.Chúng tôi rất thích học đánh cờ Câu 9: Điền đúng năm sáng tác mỗi bài thơ vào dấu ngoặc đơn Mùa xuân nho nhỏ ( ) Viếng lăng Bác ( ) Nói với con ( ) Sang thu ( ) Câu 10: Khởi ngữ là thành phần biệt lập Đúng hay sai? A Đúng B Sai... Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm được gì HẾT Trường THCS Kim Đồng Người ra: Ngô Thị Lệ Thanh ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ Văn - Khối 9 Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm, gồm 10 câu, thời gian 15 phút) Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn câu trả lời đúng nhất, ghi chữ cái ở đầu câu đó vào giấy làm bài (ví dụ: 1A, 2B, ) “Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than Bông băng... số từ ngữ bất kỳ B Là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết C Là sự nối kết giữa câu với một đoạn nào đó D Cả A, B, C 9/ Câu thơ sau đây các từ in đậm là thành phần gì ? Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà A Khởi ngữ B Thành phần tình thái C Thành phần cảm thán D Trạng ngữ 10/ Câu văn nào không chứa thành phần cảm thán ? A.Có lẽ văn nghệ... đồng D Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông B/ Tự luận : ( 6 điểm ) 1/ Cho câu văn sau : Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thi u gián tiếp , nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm Viết tiếp câu văn đã cho( từ 7 đến 10 câu ) để có đoạn văn hoàn chỉnh ( 2 điểm ) 2/ Tình cảm chân thành và tha thi t của nhân dân đối với Bác Hồ qua bài thơ... nhớ nguồn” Hãy giải thích câu tục ngữ trên Ngày nay nhân dân ta đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó như thế nào? TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ NGƯỜI RA ĐỀ: NGUYỄN THỊ TỐ LOAN KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN VĂN KHỐI 9 PHẦN I TRẮC NGHIỆM(4đ) Mỗi câu đúng 0.4đ 1 2 3 4 5 6 7 8 c c b c b a d c 9 b 10 c PHẦN II: TỰ LUẬN (6đ) Câu 1: Về nội dung (0,5đ) - Trình bày được cảm xúc: Không gian, thời gian như ngừng lại . 6 7 8 9 10 ĐA B C B D D B C C D B NV -9- QT <NV-9QT> PGD ĐẠI LỘC T THCS QUANG TRUNG ĐỀ THI HỌC KÌ II : MÔN NGỮ VĂN 9 TỔ VĂN Người ra đề : HUỲNH VĂN EM Thời gian : 90 phút A VĂN ,TIẾNG. ngụ ngôn : "Đẽo cầy giữa đường" HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN: NGỮ VĂN 9 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn : Ngữ Văn PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (4đ) Trả lời đúng mỗi câu 0,4 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C. chép theo văn mẫu ( tối đa chỉ cho trung bình ). TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ Người ra đề: Phan Thị Thứ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn : Ngữ Văn 9 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN

Ngày đăng: 25/07/2015, 21:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w