1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi ngữ văn lớp 9 vào 10 tham khảo sưu tầm bồi dưỡng ôn thi (3)

17 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 153 KB

Nội dung

2 điểm Xác định thành phần tình thái, phụ chú trong những trường hợp sau và nêu tác dụng của chúng.. Ngữ văn 9, tập 1, NXBGiáo dục Việt Nam Từ đó, nhận xét về cách nhìn, thái độ của Nguy

Trang 1

Đề số 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỈNH THÁI BÌNH Năm học 2014 – 2015

ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: Ngữ Văn

Câu 1 (2 điểm)

Xác định thành phần tình thái, phụ chú trong những trường hợp sau và nêu tác dụng của chúng

1 Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy

cổ anh.

(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)

2 Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

(Quê hương - Giang Nam)

Câu 2 (3 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) bày tỏ suy nghĩ về mục tiêu mà em mong muốn đạt được trong học tập

Câu 3 (5 điểm)

Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân trong hai đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

[ ]

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB GD Việt Nam - 2011)

Trang 2

Đề số 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỈNH VĨNH LONG Năm học 2014 – 2015

ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút

Câu 1: (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ông Hai cùng gia đình rời làng Chợ Dầu đi tản cư Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ về làng mình Hằng ngày, ông thường ra phòng thông tin tuyên truyền nghe đọc báo để vui cùng tin chiến thắng.

Làng Chợ Dầu theo giặc – mà ông bất ngờ biết được từ nhóm người ở Gia Lâm vừa tản

cư lên đã khiến ông rất đau đớn, tủi hổ Suốt mấy ngày, ông ở liên trong nhà không dám gặp ai như để khẳng định lòng trung thành của ông với cách mạng, với Bác Hồ Ông cương quyết rằng

“Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” Rồi tin làng Chợ Dầu theo giặc được đính chính, nhà ông bị Tây đốt, niềm vui như trở lại Ông Hai tiếp tục hạnh phúc và tự hào khoe với mọi người cái làng của mình.

a)Văn bản trên là nội dung tóm tắt của tác phẩm nào, tác giả của truyện là ai?

b) Trong văn bản trên, có 01 chi tieeys chưa chính xác so với bản gốc của tác phẩm Em hãy chỉ chi tiết đó và chữa lại cho đúng

c) Chi tiết ông Hai rất vui mừng khi hay tin nhà ông bị Tây đốt vừa có vẻ vô lí nhưng lại rất có lí? Hãy giải thích vì sao?

d) Trong câu: “Tin làng chợ Dầu theo giặc – mà ông bất ngờ biết được ở nhóm người ở Gia Lâm vừa tản cư lên – đã làm ông rất đau đớn và tủi hổ” có thành phần biệt lập nào? Ngoài thành phần biệt lập vừa nêu, trong tiếng Việt còn có các thành phần biệt lập khác?

Câu 2: (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) phân tích nguyên nhân, hậu quả và đề ra giải pháp vấn

đề học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ

Câu 3: (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du:

Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Trang 3

Kiều càng sắc sảo, mặn mà,

So bề tài, sắc, lại là phần hơn.

Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Một, hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

Thông minh vốn sẵn tư trời, Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXBGiáo dục Việt Nam)

Từ đó, nhận xét về cách nhìn, thái độ của Nguyễn Du đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Đề số 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỈNH LONG AN Năm học 2014 – 2015

ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: VĂN

Ngày thi: 27 tháng 6 năm 2014

Thời gian làm bài: 120 phút

Phần I Văn – Tiếng việt (5 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

a) Đọc dòng thơ sau và viết tiếp 3 dòng thơ còn lại để được một khổ thơ chính trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ

Không có kính rồi xe không có đèn

b) Đoạn trích sau được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Cho biết nội dung chính của đoạn trích

“…Có ở đâu như thế này không: Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần Thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa Nhưng nhất định sẽ nổ ”

Câu 2: (3 điểm)

Trang 4

a) Câu nói sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Nêu nội dung phương châm hội thoại đó

“Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.”

b) Xác định phép liên kết và từ ngữ liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau:

"Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng Nghệ sĩ giới thiệu với chúng tôi một cảm giác tình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay bên trong chúng ta cảm giác, tình tự, tu tưởng ấy Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng ta khiến chúng

ta tự phải bước lên trên đường ấy"

Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ - Ngữ văn 9

Phần II Làm văn (5 điểm)

Tuổi trẻ học đường hãy góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông

Đề số 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỈNH ĐỒNG NAI Năm học 2014 – 2015

ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: VĂN

Thời gian: 120 phút

Câu 1 (2,0 điểm)

1.1 Em hãy cho biết mỗi tình huống giao tiếp dưới đây có liên quan đến phương châm hội thoại nào?

(1) Ăn không nói có

(2) Ông nói gà, bà nói vịt

(3) Nói như đấm vào tai

(4) Nửa úp nửa mở

1.2 Cho đoạn đối thoại sau:

“An hỏi Bình:

- Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi như thế nào?

Tớ thấy họ ăn mặc đẹp! – Bình đáp”

Câu trả lời của Bình đã cố ý không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Tại sao Bình phải nói như vậy?

Câu 2 (3,0 điểm)

Trang 5

2.1 Trích đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm trong tác phẩm nào? Của ai?

2.2 Chép lại nguyên văn tám dòng thơ cuối của trích đoạn này

2.3 Em hiểu gì về bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoanh thơ đã chép?

Câu 3 (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Đề số 5

Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2014 - THPT

chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên

Câu 1 (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Giờ cháu đã đi xa Có ngọn khối trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Những cũng chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? "

(Ngữ văn 9, tập 1, trang 145, NXB Gióa dục - 2005)

a Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Nêu ngắn gọn nội dung ý nghĩa đoạn thơ

b Xét câu cuối trong đoạn thơ, hãy cho biết:

- Đó là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm? Hãy lí giải

- Về mục đích nói, thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

Câu 2 (3 điểm)

Từ thông điệp mà Huy Cận gửi đến cho chúng ta qua hai câu thơ dưới đây đến những suy cảm của em về trách nhiệm của mỗi người con Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương trong bối cảnh đất nước ta hiện nay:

"Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào".

(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

Câu 3 (4 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Trang 6

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

(Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập 1, trang 156, NXB Giá dục - 2005)

Đề số 6

Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2014 trường THPT

chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An

Câu 1 (10,0 điểm)

Đọc kỹ đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Ánh trăng - Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD, tr.156)

a (1,0 điểm): Xác định các từ láy trong đoạn thơ

b (3,0 điểm): Chỉ rõ những tín hiệu nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn thơ Nêu

ý nghĩa của những tín hiệu nghệ thuật đó

Trang 7

c (6,0 điểm): Hãy trình bày suy nghĩ của em về cái giật mình giàu ý nghĩa nhân văn đặt ra từ

đoạn thơ trên

Câu 2 (10,0 điểm)

Văn học luôn quan tâm số phận con người, nhưng mỗi tác giả lại có một cách khám phá, thể hiện riêng.

Bằng cảm nhận của mình về hình ảnh cái bóng trên vách trong Chuyện người con gái Nam

Xương (Nguyễn Dữ) và hình ảnh chiếc lá trên tường trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (O.

Hen-ri), em hãy làm sáng rõ nhận định trên

HẾT

-Đề số 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỈNH CẦN THƠ Năm học 2014 – 2015

ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: Văn

Ngày thi: 27 tháng 6 năm 2014 I.PHẦN LÝ THUYẾT: (2,0 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm)

Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.”

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục – 2011, trang 56)

Câu 2: (0,5 điểm)

Tìm những từ ngữ địa phương trong phần trích sau và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang

từ ngữ toàn dân tương ứng:

“Nghe mẹ nó bảo gọi bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:

Trang 8

-Thì má cứ kêu đi.

Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trống:

Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm” Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra”

-Cơm chín rồi!

Anh cũng không quay lại Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:

-Con kêu rồi mà người ta không nghe.”

(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, ngữ văn 9 tập một, NXB Giáo dục – 2011, trang 196)

II.PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

Từ đức tính khiêm tốn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long, em có suy nghĩ gì về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống?

Câu 2: (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thuoeng, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạp mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tấm hình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

(Bếp lửa – Bằng Việt, ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục – 2011, trang 144)

Trang 9

Đề số 8

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỈNH ĐỒNG THÁP Năm học 2014 – 2015

ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: Văn

Ngày thi: 29 tháng 6 năm 2014 Câu 1: (2,0 điểm)

a) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:

“Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.”

-Phần trích trên kể về công việc của ai? Trong văn bản nào?

-Nhân vật “cháu” đang nói chuyện với ai?

b) Kể tên ba phương châm hội thoại trong các phương châm hội thoại đã học Những thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?

-Nói có sách, mách có chứng

- Lời chào cao hơn mâm cỗ,

Câu 2: (3,0 điểm)

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về truyền thống đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta

Câu 3: (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

ÁNH TRĂNG

Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện cửa gương

Trang 10

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn-đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng

Như là đồng là bể

Như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình

Đề số 9

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Quảng Ninh Năm học 2014 – 2015

Môn thi: Văn

ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 28 tháng 6 năm 2014

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Chúng tôi có ba người Ba cô gái Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Ðường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn Hai bên đường không có lá xanh Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc Những tảng đá to Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô-tô méo mó, han gỉ nằm trong đất

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục năm 2014, trang 113 – 114)

a) Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b) Kể tên ba cô gái được nhắc tới trong hai câu văn đầu

c) Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng một câu văn

d) Nêu những phương thức biểu đạt trong đoạn trích

Câu 2 (3,0 điểm)

Trang 11

Viết một đoạn văn nghị luận từ 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim, trong đó có sử dụng thành phần tình thái (gạch chân thành phần tình thái)

Câu 3 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Đồng chí của Chính Hữu:

… Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Căn nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có nhiều mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục năm 2014, trang 128 - 129)

Đề số 10

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bình Định năm 2014

Câu 1: (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

1 Đoạn thơ trên nằm ở vị trí nào trong bài thơ Đoạn thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

2 Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong đoạn thơ

Trang 12

3 Từ ý thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 - 200 từ) trình bày suy nghĩ của

em về tinh thần vượt khó của lớp trẻ hiện nay

Câu 2: (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa của nhà văn

Nguyễn Thành Long

Đề số 11

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LƠP 10 THPT TỈNH BÌNH DƯƠNG Năm học 2014 – 2015

ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: VĂN

Ngày thi: 27 tháng 6 năm 2014

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1 (2,0 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“-Gian khổ nhất là lần ghi vào báo về lúc một giờ sáng Rét bác ạ Ở đây có cả mưa tuyết đấy.

Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay ra tắt đi Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vấn thấy là không đủ sáng Xách đèn ra vươn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ:

Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.”

a) Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả

b) Xác định đoạn văn là lời của nhân vật nào? Nhận xét về công việc của nhân vật (tìm những chi tiết trong đoạn văn để chứng minh)

Câu 2 (1.0 điểm)

Tìm câu chứa hàm ý và xác định nội dung của hàm ý đó trong câu thơ sau:

Ngủ Yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!

Cánh cỏ mềm mẹ đã sẵn tay nâng.

(Chế Lan Viên – Con cò)

Câu 3 (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn bản nghị luận xã hội (khoảng 10 – 15 dòng) nêu suy nghĩ của em về đức tính khiêm nhường

Câu 4 (5,0 điểm)

Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

Ngày đăng: 25/07/2015, 21:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w