1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Đề và ĐA thi thử Quốc gia THPT Đông Hà. Lần 2 môn vật lý năm 2015

8 417 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 157,98 KB

Nội dung

TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ  (Đề thi có 6 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2015 Môn thi: VẬT LÝ. Khối A - A1 Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên: Số báo danh: Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10 –34 J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10 –19 C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s; 1u = 931,5 MeV/c 2 ; g = 10 m/s 2 . π 2 ≈ 10. Câu 1: Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức. B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ. C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức. D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức. Câu 2: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = 8cos(πt + π/4) (x tính bằng cm, t tính bằng s) thì A. lúc t = 0 chất điểm chuyển động theo chiều âm của trục Ox. B. chất điểm chuyển động trên đoạn thẳng dài 8 cm. C. chu kì dao động là 4s. D. vận tốc của chất điểm tại vị trí cân bằng là 8 cm/s. Câu 3: Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa theo phương trình x = 10cos(4πt + π/2) (cm) với t tính bằng giây. Động năng của vật đó biến thiên với chu kì bằng A. 0,25 s. B. 0,50 s. C. 1,00 s. D. 1,50 s. Câu 4: Một con lắc đơn gồm quả nặng có khối lượng m và dây treo có chiều dài l có thể thay đổi được. Nếu chiều dài dây treo là 1 l thì chu kì dao động của con lắc là 1s. Nếu chiều dài dây treo là 2 l thì chu kì dao động của con lắc là 2s. Nếu chiều dài của con lắc là 3 1 2 4 3l l l= + thì chu kì dao động của con lắc là: A. 3s. B. 5s. C. 4s. D. 6s Câu 5: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình: x = 10cos(4πt + π)(cm; s). Trong 1 giây số lần thế năng và động năng của vật bằng nhau là? A. 4. B. 2. C. 8. D. 6. Câu 6: Một vật nhỏ dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 40 cm. Khi qua li độ x = 10 cm, vật có tốc độ bằng 20π 3 cm/s. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Phương trình dao động của vật là A. x = 10cos       π +π 2 t2 cm. B. x = 10cos       π −π 2 t2 cm. C. x = 20cos       π +π 2 t2 cm. D. x = 10cos       π +π 2 t cm. 4π 2π v (cm/s) O t (s) 5 12 -4π Câu 7: Một chất điểm dao động điều hòa có ly độ phụ thuộc thời gian theo hàm cosin như mô tả trên đồ thị. Trang 1/6 mã đề thi L-114 Mã đề thi L-114 Tần số góc là ω. Phương trình dao động của chất điểm là A. 5 2,5cos( )(cm) 6 x t π ω = − B. 2,5cos( )(cm) 3 x t π ω = − C. 2cos( )(cm) 3 x t π ω = − D. 5 2cos( )(cm) 6 x t π ω = − Câu 8: Để đo gia tốc trọng trường trung bình tại một vị trí (không yêu cầu xác định sai số), người ta dùng bộ dụng cụ gồm con lắc đơn; giá treo; thước đo chiều dài; đồng hồ bấm giây. Người ta phải thực hiện các bước: a. Treo con lắc lên giá tại nơi cần xác định gia tốc trọng trường g b. Dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian của một dao động toàn phần để tính được chu kỳ T, lặp lại phép đo 3 lần c. Kích thích cho vật dao động nhỏ d. Dùng thước đo 3 lần chiều dài l của dây treo từ điểm treo tới tâm vật e. Sử dụng công thức 2 2 4 l g T π = để tính gia tốc trọng trường trung bình tại một vị trí đó f. Tính giá trị trung bình l và T Sắp xếp theo thứ tự đúng các bước trên A. a, b, c, d, e, f B. a, d, c, b, f, e C. a, c, b, d, e, f D. a, c, d, b, f, e Câu 9: Hai chất điểm M và N dao động điều hòa trên hai trục Ox và Oy vuông góc nhau, cùng vị trí cân bằng O. Phương trình dao động của hai chất điểm là: 14 os( ) 6 x c t π ω = + cm và 5 4sin( ) 6 y t π ω = + cm. Trong quá trình dao động khoảng cách lớn nhất của hai chất điểm là A. 2 7 cm. B. 7 cm. C. 2 14 cm. D. 4 14 + cm. Câu 10: Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A. Từ vị trí cân bằng chất điểm đi một đoạn đương S thì động năng là 0,096(J). Đi tiếp một đoạn S nữa thì động năng chất điểm là 0,084(J). Biết A > 3S. Đi thêm một đoạn S nữa thì động năng chất điểm bằng bao nhiêu? A. 0,076(J) B. 0,072(J) C. 0,064(J) D. 0,048(J) Câu 11: Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động A. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian. B. cùng tần số, cùng phương. C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ. D. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian. Câu 12: Khi nói về sóng cơ học, nhận xét nào sau đây không đúng? A. Tuần hoàn theo thời gian. B. Tốc độ truyền pha dao động biến thiên tuần hoàn. C. Tuần hoàn theo không gian. D. Vận tốc dao động của các phần tử biến thiên tuần hoàn. Câu 13: Trên một sợi dây có sóng dừng với bước sóng là λ. Khoảng cách giữa hai nút sóng liền kề là A. λ/2. B. 2λ. C. λ /4. D. λ. Câu 14: Các con dơi bay và tìm mồi bằng cách phát và sau đó thu nhận các sóng siêu âm phản xạ từ con mồi. Giả sử một con dơi và một con muỗi bay thẳng đến gần nhau với tốc độ so với Trái đất của con dơi là Trang 2/6 mã đề thi L-114 19(m/s) của muỗi là 1(m/s). Ban đầu, từ miệng con dơi phát ra sóng âm, ngay khi gặp con muỗi sóng phản xạ trở lại, con dơi thu nhận được sóng này sau 1/6 (s) kể từ khi phát. Tốc độ truyền sóng âm trong không khí là 340(m/s). Khoảng thời gian để con dơi gặp con muỗi (kể từ khi phát sóng) gần với giá trị nào nhất sau đây? A. 1,81(s) B. 3,12(s) C. 1,49(s) D. 3,65(s) Câu 15: Giao thoa sóng nước với hai nguồn A, B giống hệt nhau có tần số 40Hz và cách nhau 10cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,6 m/s. Gọi M là một điểm nằm trên đường vuông góc với AB tại B, phần tử vật chất tại M dao động với biên độ cực đại, diện tích nhỏ nhất của tam giác ABM có giá trị xấp xỉ bằng A. 5,28 cm 2 B. 8,4 cm 2 C. 2,43 cm 2 D. 1,62 cm 2 Câu 16: Trên mặt nước có hai nguồn sóng S 1 và S 2 cách nhau 12 cm, dao động cùng pha và cùng tần số 20 Hz. Điểm M trên mặt nước cách S 1 và S 2 lần lượt là 4,2 cm và 9 cm. Biết tốc độ truyền sóng là 32 cm/s. Để điểm M thuộc vân cực tiểu thì phải dịch chuyển S 2 dọc theo phương S 1 S 2 ra xa S 1 một khoảng tối thiểu bằng bao nhiêu? A. 0,83 cm. B. 4,8 cm. C. 1,62 cm. D. 0,54 cm. Câu 17: Sóng điện từ FM của đài tiếng nói Việt Nam có tần số khoảng 100(MHz). Bước sóng λ của sóng này bằng bao nhiêu? A. 30(m) B. 1(m) C. 10(m) D. 3(m) Câu 18: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa điện tích của tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm là một A. elip. B. đoạn thẳng. C. hyperbol. D. đường thẳng. Câu 19: Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Biết điện trở của dây dẫn là không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Khi điện dung có giá trị C 1 thì tần số dao động riêng của mạch là f 1 . Khi điện dung có giá trị C 2 = 4C 1 thì tần số dao động điện từ riêng của mạch là A. 1 2 f f 2 = . B. 2 1 f 4f = . C. 1 2 f f 4 = . D. 2 1 f 2f = . Câu 20: Hai mạch dao động điện từ tự do L 1 , C 1 và L 2 , C 2 với tích L 1 C 1 ≠ L 2 C 2 , các cuộn dây thuần cảm. Trước khi ghép với các cuộn dây, tụ C 1 đã được tích điện đến giá trị cực đại Q 01 = 8µC, tụ C 2 đã được tích điện đến giá trị cực đại Q 02 = 10µC. Trong quá trình dao động luôn có q 1 i 2 = q 2 i 1 ; với q 1 và q 2 lần lượt là điện tích tức thời trên tụ C 1 và C 2 ; i 1 và i 2 lần lượt là cường độ dòng điện tức thời chạy qua cuộn dây L 1 và L 2 . Khi q 1 = 6µC thì độ lớn q 2 bằng A. 2 7 µC B. 7,5 µC C. 6 µC D. 8 µC Câu 21: Đặt điện áp u = U 0 cos(ωt + π/4) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là i = I 0 cos(ωt + ϕ i ). Giá trị của ϕ i bằng A. - π/2. B. - 3π/4. C. π/2. D. 3π/4. Câu 22: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện sớm pha φ (với 0 < φ < 0,5π) so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch đó có thể A. gồm điện trở thuần và tụ điện. B. chỉ có cuộn cảm. C. gồm cuộn thuần cảm (cảm thuần) và tụ điện. D. gồm điện trở thuần và cuộn thuần cảm (cảm thuần). Câu 23: Nguyên tắc tạo ra suất điện động xoay chiều dựa trên A. hiện tượng tự cảm. B. hiện tượng cảm ứng điện từ. C. sử dụng từ trường quay. D. hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay. Câu 24: Một khung dây dẫn có diện tích S và có N vòng dây. Cho khung quay đều với vận tốc góc ω trong một từ trường đều có cảm ứng từ B r vuông góc với trục quay của khung. Tại thời điểm ban đầu, pháp tuyến của khung hợp với cảm ứng từ B r một góc π/6. Biểu thức suất điện động xoay chiều trong khung có biểu thức là Trang 3/6 mã đề thi L-114 A. e = ωNBScos(ωt + π/6). B. e = ωNBScos(ωt - π/3). C. e = NBSωsinωt. D. e = - NBSωcosωt. Câu 25: Đoạn mạch RLC với cuộn dây thuần cảm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều thì trong mạch có cộng hưởng điện. Điều chỉnh tăng dần giá trị của biến trở thì A. Hệ số công suất của mạch giảm. B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu biến trở giảm. C. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu biến trở tăng. D. Công suất của mạch giảm. Câu 26: Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp cuộn dây thuần cảm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u = U 0 cos(ωt + φ). Khi R biến thiên thu được đồ thị như hình vẽ. Giá trị của U o là A. 120(V) B. 130(V) C. 60(V) D.130 2 (V) Câu 27: Một bóng đèn đường cao áp có công suất tối đa là 250W được nối vào nguồn điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng và tần số không đổi u = 220 2 cosωt (V), cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức i = 2 cosωt (A). Bóng đèn được bật từ 18h00 tối đến 6h00 sáng hàng đêm. Giá điện được tính 2000đ/kWh. Để một bóng đèn đường hoạt động trong một năm (365 ngày) thì địa phương phải trả cho công ty điện lực A. 1.927.200đ B. 2.190.000đ C. 963.600đ D. 1.095.000đ Câu 28: Cho hai máy biến áp lý tưởng, các cuộn dây sơ cấp có cùng số vòng dây, nhưng các cuộn thứ cấp có số vòng dây khác nhau. Khi lần lượt đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu cuộn sơ cấp của hai máy thì tỉ số giữa điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở và hai đầu cuộn sơ cấp của mỗi máy tương ứng là 1,5 và 1,8. Khi thay đổi số vòng dây cuộn sơ cấp của mỗi máy đi 20 vòng dây rồi lặp lại thí nghiệm thì tỉ số điện áp nói trên của 2 máy là như nhau. Số vòng dây của cuộn sơ cấp của mỗi máy ban đầu là A. 440(vòng) B. 120(vòng) C. 250(vòng) D. 220(vòng) Câu 29: Đặt một điện áp xoay chiều u = U 0 cos(ωt) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn dây không thuần cảm (L, r) và tụ điện C mắc nối tiếp với R = r. Gọi N là điểm giữa điện trở R và cuộn dây, M là điểm giữa cuộn dây và tụ điện C. Biết điện áp tức thời giữa hai điểm AM và NB vuông pha nhau; Giá trị hiệu dụng U AM = U NB = 30 5 V. Giá trị của U 0 là A. 120 2 V. B. 120 V. C. 60 2 V. D. 60 V. Câu 30: Đặt điện áp u = 220 2 cos(100πt + φ)(V) vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp theo đúng thứ tự có C thay đổi sao cho dòng điện trong mạch có biểu thức i = I 0 cos100πt(A), đồng thời khi dùng hai vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu RL và C thì biểu thức điện áp tức thời giữa hai đầu các vôn kế lần lượt là u V1 = U 01 cos(100πt + π/3) V; u V2 = U 02 cos(100πt + φ 2 ) V. Tổng số chỉ của hai vôn kế lớn nhất bằng bao nhiêu? A. 720 V. B. 720 3 V. C. 640 V. D. 850 V. Câu 31: Cho mạch điện AB gồm điện trở thuần R, cuộn thuần cảm L và tụ C nối tiếp với nhau theo thứ tự trên., và có CR 2 < 2L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có biểu thức ( ) u U 2 cos t= ω , Trang 4/6 mã đề thi L-114 trong đó U không đổi, ω biến thiên. Điều chỉnh giá trị của ω để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt cực đại. Khi đó = C max 5U U 4 . Gọi M là điểm nối giữa L và C. Hệ số công suất của đoạn mạch AM là A. 2 7 B. 1 3 C. 5 6 D. 1 3 Câu 32: Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ dựa vào hiện tượng nào dưới đây? A. Tán sắc ánh sáng B. Phản xạ ánh sáng C. Khúc xạ ánh sáng D. Giao thoa ánh sáng Câu 33: Nếu trong thí nghiệm giao thoa Y-âng với ánh sáng đa sắc gồm 4 đơn sắc: đỏ, vàng, lục, lam. Như vậy, vân sáng đơn sắc gần vân trung tâm nhất là vân màu A. vàng. B. lục. C. lam. D. đỏ. Câu 34: Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động: hồ quang điện, màn hình máy vô tuyến, lò sưởi điện và lò vi sóng thì nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất là A. lò sưởi điện B. lò vi sóng C. màn hình máy vô tuyến D. hồ quang điện Câu 35: Có 7 kết luận 1. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím 2. Bước sóng của tia tử ngoại lớn hơn bước sóng của tia X 3. Những bức xạ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím là những bức xạ tử ngoại 4. Nước hấp thụ tia tử ngoại mạnh hơn tia hồng ngoại 5. Hồ quang điện đồng thời phát ra tia hồng ngoại, tử ngoại và ánh sáng nhìn thấy 6. Tia tử ngoại và tia X đều có khả năng hủy diệt tế bào, làm phát quang một số chất, ion hóa chất khí 7. Những nguồn có nhiệt độ lớn hơn 0 0 C mới có khả năng phát ra tia hồng ngoại Số kết luận đúng là A. 4 B. 6 C. 5 D. 3 Câu 36: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng có a = 2mm, D = 2m, khi được chiếu bởi ánh sáng có bước sóng λ 1 = 0,5μm thì trên màn quan sát được độ rộng trường giao thoa là 8,1mm (đối xứng qua vân trung tâm) . Nếu chiếu đồng thời thêm ánh sáng có bước sóng λ 2 thì thấy vân sáng bậc 4 của nó trùng với vân sáng bậc 6 của ánh sáng λ 1 . Số vân sáng trùng nhau quan sát được trên màn là A. 3. B. 9. C. 5. D. 7. Câu 37: Thí nghiệm giao thoa Y-âng với nguồn là ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa mặt phẳng màn đến mặt phẳng chứa hai khe là D. Tại điểm M trên màn quan sát là vân sáng bậc 7. Di chuyển từ từ màn quan sát theo phương trục chính tiến về mặt phẳng chứa hai khe một đoạn D/3 và trong quá trình di chuyển màn luôn song song với mặt phẳng chứa hai khe. Lần cuối cùng điểm M chuyển thành vân sáng thì màn quan sát cách mặt phẳng chứa hai khe một đoạn A. 7 D 10 B. 7 D 8 C. 2 D 3 D. 3 D 8 Câu 38: Điều khẳng định nào sau đây là sai khi nói về bản chất của ánh sáng? A. Ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt. B. Khi bước sóng của ánh sáng càng ngắn thì tính chất hạt thể hiện càng rõ nét, tính chất sóng càng ít. C. Khi tính chất hạt thể hiện rõ nét, ta dễ quan sát hiện tượng giao thoa ánh sáng. D. Khi bước sóng của ánh sáng càng dài thì tính chất hạt ít thể hiện, tính chất sóng thể hiện càng rõ nét. Câu 39: Khi chiếu bức xạ thích hợp vào chất X thì chất này phát ra bức xạ với photon có năng lượng thấp hơn so với photon của bức xạ chiếu tới gọi là hiện tượng A. quang điện B. quang dẫn C. nhiệt – phát quang D. quang – phát quang Câu 40: Khi chiếu vào tấm bìa tím chùm sáng lam, ta thấy tấm bìa màu A. tím. B. lam. C. đen. D. chàm. Câu 41: Bước sóng dài nhất gây ra hiện tượng quang điện đối với kim loại X có công thoát là A 1 là λ 1 ; Để xảy ra hiện tượng quang điện đối với kim loại Y có công thoát là A 2 = 2A 1 thì cần chiếu bức xạ có bước sóng dài nhất là Trang 5/6 mã đề thi L-114 A. 2λ 1 B. 0,5λ 1 C. 1 λ 2 D. 1 λ 2 Câu 42: Hai bản kim loại A, B hình tròn được đặt gần nhau, đối diện và cách điện nhau. Bản A được nối với cực âm và bản B được nối với cực dương của một nguồn điện một chiều. Để làm bứt các electron từ mặt trong của tấm A, người ta chiếu chùm bức xạ đơn sắc công suất 6W, bước sóng 662,5nm. Biết rằng tỉ số số electron quang điện bật ra và số photon chiếu tới bản A trong cùng khoảng thời gian là 0,625. Toàn bộ các electron bật ra khỏi bản A đều chuyển động đến được B để tạo ra dòng điện có cường độ bằng A. 4A B. 2A C. 1A D. 3A Câu 43: Sắp xếp nào sau đây là đúng về sự tăng dần quãng đường đi được của các tia phóng xạ trong không khí? A. , , γ β α B. , , α γ β C. , , α β γ D. , , β γ α Câu 44: Có 6 kết luận về hạt nhân nguyên tử như sau: 1. Độ lớn điện tích của một proton bằng độ lớn điện tích của một electron 2. Lực hạt nhân là lực hút giữa các nuclon và không phân biệt điện tích 3. Các hạt nhân đồng vị là các hạt nhân có cùng số proton và khác số nơtron 4. Hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử 5. Khối lượng của nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân 6. Trong một hạt nhân nguyên tử, số proton ít hơn số nơtron. Số kết luận đúng là A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 45: Chọn phát biểu sai. A. Sự phóng xạ và phản ứng phân hạch là những phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng B. Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hạt nhân thu năng lượng vì cần nhiệt độ cao hàng trăm triệu độ C. Khi hệ số nhân nơtron k = 1 thì phản ứng dây chuyền xảy ra D. Để phản ứng nhiệt hạch xảy ra ngoài điều kiện nhiệt độ lớn còn cần mật độ hạt nhân đủ lớn Câu 46: Giả sử trong một phản ứng hạt nhân, tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng nhỏ hơn tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng là 0,04u. Cho 1uc 2 = 931,5MeV. Phản ứng hạt nhân này A. thu năng lượng 3,726 MeV. B. thu năng lượng 37,26 MeV. C. tỏa năng lượng 3,726 MeV. D. tỏa năng lượng 37,26 MeV. Câu 47: Bán kính hạt nhân được tính theo công thức r = r 0 .A 1/3 , với r 0 là bán kính Bo và A là số khối hạt nhân. Hạt nhân X có số nơtron nhiều hơn số prôtôn là 16 và bán kính gấp đôi hạt nhân 14 7 N . Hạt nhân X là A. 54 Xe. B. 47 Ag. C. 48 Cd. D. 50 Sn. Câu 48: Hạt nhân 215 85 At ban đầu đứng yên, phóng xạ ra hạt α và biến đổi thành 211 83 Bi . Giả sử phóng xạ không phát ra tia γ. Lấy khối lượng nghỉ của các hạt nhân bằng số khối theo đơn vị u. Năng lượng tỏa ra của phản ứng chuyển thành động năng của hạt α chiếm A. 98,14% B. 1,86% C. 98,41% D. 1,59% Câu 49: Người ta dùng hạt nhân prôtôn bắn vào hạt nhân bia đang đứng yên gây ra phản ứng tạo thành hai hạt nhân giống nhau bay ra cùng động năng và theo các hướng lập với nhau một góc 120 0 . Biết số khối hạt nhân bia lớn hơn 3. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Phản ứng trên có thể tỏa hoặc thu năng lượng, tùy thuộc động năng của hạt prôtôn ban đầu. B. Phản ứng trên là phản ứng thu năng lượng. C. Phản ứng trên không tỏa hay thu năng lượng. D. Phản ứng trên là phản ứng toả năng lượng. Câu 50: Giả sử ca sĩ Sơn Tùng M - TP thiết kế một phòng nghe nhạc tại thành phố Thái Bình, với một căn phòng vuông ca sĩ bố trí 4 loa giống nhau coi như nguồn điểm ở 4 góc tường, các bức vách được lắp xốp để chống phản xạ. Do một trong 4 loa phải nhường vị trí để đặt chỗ lọ hoa trang trí, ca sĩ này đã thay thế bằng một hoặc một số loa nhỏ giống nhau có công suất bằng một phần tư loa ở góc tường và đặt vào trung điểm đường nối vị trí loa ở góc tường với tâm nhà, vậy phải đặt thêm bao nhiêu loa nhỏ để người ngồi ở tâm nhà nghe rõ như 4 loa đặt ở góc tường (bỏ qua giao thoa sóng âm)? Trang 6/6 mã đề thi L-114 A. 1 B. 6 C. 2 D. 4 HẾT Trang 7/6 mã đề thi L-114 TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ  ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN II NĂM 2015 Môn thi: VẬT LÝ, khối A- A1 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1 2 3 4 5 Đáp án B A A C C Câu 11 12 13 14 15 Đáp án D B A C A Câu 21 22 23 24 25 Đáp án D A B B D Câu 31 32 33 34 35 Đáp án A A C D C Câu 41 42 43 44 45 Đáp án B B C B B Trang 8/6 mã đề thi L-114 . TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ  (Đề thi có 6 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 20 15 Môn thi: VẬT LÝ. Khối A - A1 Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên: Số báo danh: Cho biết:. sóng âm)? Trang 6/6 mã đề thi L-114 A. 1 B. 6 C. 2 D. 4 HẾT Trang 7/6 mã đề thi L-114 TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ  ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN II NĂM 20 15 Môn thi: VẬT LÝ, khối A- A1 I. PHẦN. 5 ,28 cm 2 B. 8,4 cm 2 C. 2, 43 cm 2 D. 1, 62 cm 2 Câu 16: Trên mặt nước có hai nguồn sóng S 1 và S 2 cách nhau 12 cm, dao động cùng pha và cùng tần số 20 Hz. Điểm M trên mặt nước cách S 1 và

Ngày đăng: 25/07/2015, 09:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w