Đề thi học sinh giỏi môn hoá học lớp 9 các sở năm gần đây (69)

2 437 1
Đề thi học sinh giỏi môn hoá học lớp 9 các sở năm gần đây (69)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS Năm học: 2013 - 2014 MÔN: HÓA HỌC Ngày thi: 28/03/2014 (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề) Bài 1 (5,0 điểm): Nung m A gam hỗn hợp A gồm KmnO 4 và KClO 3 ta thu được chất rắn A 1 và khí O 2 . Biết KClO 3 bị phân hủy hoàn toàn theo phản ứng: 2KClO 3 → 2KCl + 3O 2 còn KMnO 4 bị phân hủy một phần theo phản ứng 2KMnO 4 → K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2 . Trong A 1 có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% khối lượng. Trộn lượng O 2 thu được ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích V O2 : V KK = 1:3 trong một bình kín ta được hỗn hợp khí A 2 . Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí A 3 gồm 3 khí, trong đó CO 2 chiếm 22,92% thể tích. Biết không khí chứa 80% N 2 và 20% O 2 về thể tích. 1) Tính khối lượng m A . 2) Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp A. Bài 2 (4,0 điểm): Hòa tan 55 gam hỗn hợp Na 2 CO 3 và Na 2 SO 3 bằng 500 ml dung dịch H 2 SO 4 1M (vừa đủ) ta thu được hỗn hợp khí A và dung dịch chứa một muối trung hòa duy nhất. 1) Cho hỗn hợp khí A và bình kín có một ít bột xúc tác V 2 O 5 . Bơm tiếp oxi vào bình ta thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với hiđro là 21,71. Tính số mol oxi đã bơm vào bình. 2) Nung nóng bình một thời gian ta thu được hỗn hợp khí C có tỉ khối so với hidro là 22,35. Tính % thể tích các khí có trong hỗn hợp C. Bài 3 (5,0 điểm): Hỗn hợp A gồm Mg và Fe có tỉ lệ khối lượng 5:3. Hỗn hợp B gồm FeO, Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 trong đó số mol FeO bằng số mol Fe 2 O 3 . Hòa tan B bằng dung dịch HCl dư, sau đó cho tiếp A vào ta thu được dung dịch C và V lít H 2 (ở đktc). Biết rằng lúc đó có một phần hidro khử hết muối FeCl 3 thành FeCl 2 theo phản ứng 2FeCl 3 + 2H → 2FeCl 2 + 2HCl. Cho dung dịch C tác dụng với NaOH dư rồi lấy kết tủa nung nóng trong không khí tới khối lượng không đổi, được chất rắn D. Lượng hidro thoát ra ở trên (V lít) vừa đủ tác dụng hết với D khi nung nóng. Mặt khác nếu trộn A với B ban đầu ta được hỗn hợp E. 1) Viết phương trình hóa học của các phản ứng, tính % khối lượng của Mg, Fe trong hỗn hợp E. 2) Lượng hidro thoát ra (V lít) đủ để khử được một lượng gấp bao nhiêu lần các oxit có trong B. Giả thiết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bài 4 (3,0 điểm): Hỗn hợp khí A (ở đktc) gồm hai hidrocacbon mạch không phân nhánh X, Y. Đốt cháy 0,012 mol hỗn hợp A thu được 1,408 gam CO 2 , còn nếu cho cùng lượng khí trên từ từ lội qua bình đựng nước brom dư thì thấy có 3,2 gam brom tham gia phản ứng, không có khí thoát ra khỏi bình nước brom. Xác định công thức phân tử của X, Y và tính phần trăm theo thể tích các chất trong A. Bài 5 (3,0 điểm): Hỗn hợp M gồm 3 hidrocacbon khí (ở đktc) mạch hở X, Y, Z có công thức phân tử tương ứng là C m H 2n , C n H 2n , C m+m-1 H 2n (n, m có cùng giá trị trong 3 chất). - Nếu tách Z khỏi M được hỗn hợp A, đốt cháy hòn toàn a gam hỗn hợp A được gam H 2 O và gam CO 2 . - Nếu tách X khỏi M được hỗn hợp B, đốt cháy hoàn toàn b gam hỗn hợp B được gam H 2 O và gam CO 2 . 1) Tính % số mol của X, Y, Z trong M. 2) Tính khối lượng H 2 O và khối lượng CO 2 tạo thành khi đốt cháy hoàn toàn d gam hỗn hợp D gồm X và Z (sau khi tách Y khỏi M). 3) Xác định công thức phân tử của X, Y, Z và tính số gam CO 2 tạo thành khi đốt cháy hết 1 mol hỗn hợp M. Biết: H = 1; C = 12; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; Na = 23; Mg = 24; K = 39; Mn = 55; Fe = 56. HẾT ĐỀ CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh:……………………………………Số báo danh:………………………… Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:……………………………………………………………… Giám thị 2:……………………………………………………………… . TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS Năm học: 2013 - 2014 MÔN: HÓA HỌC Ngày thi: 28/03/2014 (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề) Bài 1 (5,0. lượng của Mg, Fe trong hỗn hợp E. 2) Lượng hidro thoát ra (V lít) đủ để khử được một lượng gấp bao nhiêu lần các oxit có trong B. Giả thi t rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bài 4 (3,0 điểm):. rắn D. Lượng hidro thoát ra ở trên (V lít) vừa đủ tác dụng hết với D khi nung nóng. Mặt khác nếu trộn A với B ban đầu ta được hỗn hợp E. 1) Viết phương trình hóa học của các phản ứng, tính %

Ngày đăng: 25/07/2015, 07:47

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan