1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học sinh giỏi tỉnh Long An lớp 9 năm 2011 môn Lịch sử

4 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 55 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HSG THCS LỚP 9 CẤP TỈNH LONG AN NĂM 2011 MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ THI CHÍNH THỨC THỜI GIAN: 150 phút (không kể thời gian giao đề) NGÀY THI: 07/4/2011 Câu 1: (2 điểm) Nội dung chủ yếu của Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ph.Ru-dơ-ven? Tác dụng của Chính sách mới? Câu 2: (4 điểm) Nhiệm vụ và vai trò của Liên hợp quốc? Nêu mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc? Câu 3: (3 điểm) Những chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội của nhà Trần? Em nhận xét gì về quân đội nhà Trần? Câu 4: (2 điểm) Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? Câu 5: (3 điểm) Bối cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)? Câu 6: (3 điểm) Trình bày chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương và diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? Câu 7: (3 điểm) Trước và sau Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946), chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối phó với Pháp và Tưởng có gì khác nhau? Tại sao Đảng, Chính phủ ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946)? HẾT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HSG THCS LỚP 9 CẤP TỈNH LONG AN NĂM 2011 MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ THI CHÍNH THỨC THỜI GIAN: 150 phút (không kể thời gian giao đề) NGÀY THI: 07/4/2011 HƯỚNG DẪN CHẤM (Giám khảo lưu ý: tuỳ theo từng nội dung câu hỏi, thí sinh có thể trình bày không giống với hướng dẫn chấm nhưng có nội dung không sai về khoa học giáo dục lịch sử, không sai về quan điểm, tư tưởng chính trị … có thể xem là ý tương đương và chấm điểm) Câu 1: (2 điểm) a/ Nội dung: (1,5 điểm) - Chính sách mới bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp (0,25đ), phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính (0,25đ), ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng (0,25đ), với những quy định chặt chẽ đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước (0,25đ). - Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ lại hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất (0,25đ), cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều vịệc làm mới và ổn định tình hình xã hội (0,25đ). b/ Tác dụng: (0,5 điểm) Các biện pháp của chính sách mới đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế (0,25đ), đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng (0,25đ). Câu 2: (4 điểm) a/ Nhiệm vụ:(1 điểm) Nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới (0,25đ), phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc (0,25đ), trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc (0,25đ), thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo…(0,25đ) b/ Vai trò: (1 điểm) Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình, an ninh thế giới (0,25đ), đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân (0,25đ) và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, (0,25đ) giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa (0,25đ). c/ Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc: (2 điểm) + Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ tháng 9/1977 (0,25đ) và là thành viên thứ 149 (0,25đ). + Có nhiều tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc đã và đang tích cực hoạt động ở Việt Nam (0,5đ): • Chương trình lương thực thực phẩm (PAM) (0,25đ) • Quỹ nhi đồng quốc tế (UNICEF) (0,25đ) • Tổ chức văn hóa, giáo dục và khoa học (UNESCO) (0,25đ) • Tổ chức nông nghiệp và lương thực (FAO) (0,25đ) Câu 3: (3 điểm) - Quân đội nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ (0,5đ). Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình, nhà vua (0,25đ). - Ở làng xã, có hương binh (0,25đ). Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu (0,25đ). - Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách “Ngụ binh ư nông” (0,25đ) và theo chủ trương “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông” (0,25đ), xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội (0,25đ). - Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên (0,25đ). - Nhà Trần còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía Bắc (0,25đ). * Nhận xét: - Tổ chức quân đội thống nhất từ Trung ương đến địa phương (0,25đ). - Mối quan hệ giữa quan - quân đồng nhất (0,25đ). Câu 4: (2 điểm) - Về ý thức trung quân của Phan Đình Phùng và những người lãnh đạo (0,25đ). - Được tổ chức tương đối chặt chẽ: lãnh đạo, chỉ huy, quân sĩ, trang bị (0,25đ). - Quy mô hoạt động rộng lớn trên khắp 4 tỉnh (0,25đ): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình (0,25đ). - Có lối đánh linh hoạt: phòng ngự, chủ động tấn công, đánh đồn, diệt viện (0,25đ). - Thời gian tồn tại lâu dài (10 năm) (0,25đ). - Được đông đảo nhân dân ủng hộ (0,25đ). - Bước đầu có sự liên lạc với các cuộc khởi nghĩa cùng thời (0,25đ). Câu 5: (3 điểm) a/ Bối cảnh: (1,25 điểm) - Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ phát triển (0,25đ). - Ba tổ chức cộng sản ra đời song lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau (0,25đ). Yêu cầu cấp bách phải có một đảng cộng sản thống nhất (0,25đ). - Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc) (0,25đ), Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 06/01/1930 (0,25đ). b/ Nội dung Hội nghị: (1,25 điểm) - Hội nghị đã nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam (0,5đ). - Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (0,5đ). - Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (0,25đ). c/ Ý nghĩa: (0,5 điểm) Hội nghị có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng (0,5đ). Câu 6: (3 điểm) a/ Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương: (1 điểm) - Ngay khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng (0,25đ): + Hội nghị ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (0,25đ), xác định kẻ thù chính, cụ thể trước mắt là phát xít Nhật (0,25đ). + Hội nghị quyết định phát động một cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa (0,25đ). b/ Diễn biến cao trào: (2 điểm) - Từ giữa tháng 3/1945, cách mạng đã chuyển sang cao trào (0,25đ), phong trào đấu tranh vũ trang và những cuộc khởi nghĩa từng phần liên tiếp nổ ra (0,25đ). Ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng nhiều châu, huyện được giải phóng (0,25đ). - Ngày 15/4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì họp quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân (0,25đ). - Uỷ ban quân sự cách mạng Bắc Kì được thành lập (0,25đ), Khu Giải phóng Việt Bắc ra đời (6/1945) (0,25đ). - Khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” đã dấy lên phong trào đánh chiếm kho thóc của Nhật chia cho dân cày nghèo (0,25đ). Không khí khởi nghĩa sôi sục trong cả nước (0,25đ). Câu 7: (3 điểm) - Trước Hiệp định Sơ bộ 06/3/1946 ta chủ trương hoà hoãn với Tưởng ở miền Bắc (0,25đ) , đánh Pháp ở miền Nam (0,25đ). - Sau Hiệp định Sơ bộ 06/3/1946 ta chủ trương hoà hoãn với Pháp để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước (0,5đ). * Đảng, Chính phủ ta ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946) vì: - Pháp và Tưởng cấu kết với nhau chống lại ta, ký Hiệp ước Hoa - Pháp (02/1946) (0,25đ), theo Hiệp ước quân Pháp ra Bắc để quân Tưởng rút về nước (0,25đ). - Trước tình hình đó, nếu ta đánh Pháp ở miền Bắc khi quân Tưởng chưa rút về nước thì Tưởng sẽ đứng về phía Pháp đánh lại ta (0,5đ). Nếu hòa hoãn với Pháp ta không những tránh được cuộc chiến đấu bất lợi mà còn thực hiện được mục tiêu đuổi quân Tưởng ra khỏi nước ta (0,5đ). - Việc nhân nhượng với Pháp ta có thêm thời gian hòa hoãn để tiếp tục xây dựng lực lượng (0,25đ), củng cố chính quyền về mọi mặt chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp sau này (0,25đ). HẾT . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HSG THCS LỚP 9 CẤP TỈNH LONG AN NĂM 2011 MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ THI CHÍNH THỨC THỜI GIAN: 150 phút (không kể thời gian giao đề) NGÀY THI: 07/4 /2011 Câu 1: (2 điểm) Nội. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HSG THCS LỚP 9 CẤP TỈNH LONG AN NĂM 2011 MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ THI CHÍNH THỨC THỜI GIAN: 150 phút (không kể thời gian giao đề) NGÀY THI: 07/4 /2011 HƯỚNG DẪN CHẤM (Giám. theo từng nội dung câu hỏi, thí sinh có thể trình bày không giống với hướng dẫn chấm nhưng có nội dung không sai về khoa học giáo dục lịch sử, không sai về quan điểm, tư tưởng chính trị … có

Ngày đăng: 24/07/2015, 21:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w