ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC VẬT LÝ 2014 LẦN 8

4 316 0
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC VẬT LÝ 2014 LẦN 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vật Lý Đề 8 Câu 1: Chọn câu trả lời đúng.Khi một điện tích điểm dao động, xung quanh điện tích sẽ tồn tại: A: Điện trường. B: Từ trường. C: Điện từ trường. D: Trường hấp dẫn. Câu 2: Một mạch dao động gồm một tụ 20nF và một cuộn cảm 8µH, điện trở không đáng kể. Hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện là Uo = 1,5V. Tính cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua trong mạch. A: 53mA. B: 43mA. C: 63mA. D: 75mA. Câu 3: Trong thí nghiệm I-âng bố trí trong không khí, tại điểm M trên màn người ta thu được vân sáng bậc 3. Đưa toàn bộ thí nghiệm trên vào một môi trường trong suốt có chiết suất n=1,5 thì tại điểm M lúc đó ta sẽ thu được A: Vân sáng bậc 3 B: Vân tối thứ 5 C: Vân sáng bậc 2 D: Vân tối bậc 4 Câu 4: Một máy phát điện xoay chiều ba pha có các cuộn dây của phần ứng được mắc theo kiểu hình sao, tải tiêu thụ điện là ba bóng đèn giống hệt nhau. Khi máy phát hoạt động ổn định, nếu tải tiêu thụ điện chuyển từ cách mắc hình sao sang cách mắc tam giác thì nhận định nào sau đây là đúng. (giả thiết đèn không cháy khi chuyển cách mắc) A: Cả (1) (2) (3) đều không đúng B: Công suất tiêu thụ của tải tăng lên 9 lần (1) C: Công suất tiêu thụ của tải tăng lên 3 lần (2) D: Không đổi (3) Câu 5: Cho hai bóng đèn điện (sợi đốt) hoàn toàn giống nhau cùng chiếu sáng vào một bức tường thì A: ta có thể quan sát được một hệ vân giao thoa B: không quan sát được vân giao thoa, vì ánh sáng phát ra từ hai nguồn tự nhiên, độc lập không bao giờ là sóng kết hợp C: không quan sát được vân giao thoa, vì ánh sáng do đèn phát ra không phải là ánh sáng đơn sắc D: không quan sát được vân giao thoa, vì đèn không phải là nguồn sáng điểm Câu 6: Một mạch dao động điện từ, cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm 0,5mH, tụ điện có điện dung 0,5nF. Trong mạch có dao động điện từ điều hòa.Khi cường độ dòng điện trong mạch là 1mA thì điện áp hai đầu tụ điện là 1V. Khi cường độ dòng điện trong mạch là 0 A thì điện áp hai đầu tụ là: A: 2V B: V C: V D: 4V Câu 7: Độ to của âm thanh được đặc trưng bằng A: cường độ âm B: mức áp suát âm thanh C: mức cường độ âm thanh. D: biên độ dao động của âm thanh. Câu 8: Một chiếc đèn nêôn đặt dưới một hiệu điện thế xoay chiều 119V – 50Hz .Nó chỉ sáng lên khi điện áp tức thời trên hai đầu bóng đèn có trị tuyệt đối lớn hơn 84V. Thời gian bóng đèn sáng trong một chu kì là bao nhiêu? A: Δt = 0,0233 s B: Δt = 0,0200 s C: Δt = 0,0133 s D: Δt = 0,0100 s Câu 9: Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây thuần cảm L, tụ điện C và biến trở R mắc nối tiếp. Khi đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổn định có tần số f thì thấy LC = . Khi thay đổi R thì A: hiệu điện th ế giữa hai đ ầ u biến trở thay đổi. B: tổng trở của mạch vẫn không đổi. C: công suất tiêu thụ trên mạch thay đổi. D: hệ số công suất trên mạch thay đổi. Câu 10: Chọn phát biểu đúng A: Tổng hợp bảy màu đơn sắc (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) ta được ánh sáng trắng (1) B: Tổng hợp vô số ánh sáng đơn sắc ta được ánh sáng trắng (2) C: Cả (1) và (2) đều sai D: Cả (1) và (2) đều đúng Câu 11: Trong hiện tượng quang điện ngoài, vận tốc ban đầu của êlectron quang điện bật ra khỏi kim loại có giá trị lớn nhất ứng với êlectron hấp thụ A: toàn bộ năng lượng của phôtôn. B: nhiều phôtôn nhất. C: được phôtôn có năng lượng lớn nhất. D: phôtôn ở ngay bề mặt kim loại. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất : A: Âm sắc của âm là do hình dạng của biên độ âm gây ra, vì vậy âm sắc phụ thuộc vào biên độ B: Cường độ âm chuẩn là đơn vị nhỏ nhất của cường độ âm C: Cường độ âm chuẩn đc lấy từ giá trị trung bình ngưỡng nghe của tai người D: Các phát biểu đều đúng Câu 13: Một nguồn sáng đơn sắc có bước sóng và công suất bức xạ 2W. Tính số phôtôn nguồn phát ra trong một phút. Cho hằng số Plank h=6,625.10-34Js; tốc độ ánh sáng trong chân không c=3.108m/s A: 3,01.1020phôtôn B: 2,88.1034phôtôn C: 5.1018phôtôn D: 4,8.1034phôtôn Câu 14: Đối với sự lan truyền trong không gian thì phát biểu nào sau đây là sai? A: Sóng điện từ mang năng lượng dưới dạng các phôtôn. B: Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn biến thiên cùng chu kì. C: Sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường biến thiên theo thời gian. D: Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn biến thiên lệch pha nhau π/2. Câu 15: Nhà máy điện Phú Mỹ sử dụng các rôto nam châm chỉ có 2 cực nam bắc để tạo ra dòng điện xoay chiều tần số 50Hz.Rôto này quay với tốc độ A: 1500 vòng /phút. B: 3000 vòng /phút. C: 6 vòng /s. D: 10 vòng /s. Câu 16: chọn kết luận không đúng. thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc trong không khí người ta đo được khoảng cách MN là khoáng cách giữa hai vân sáng bậc 7. người ta nhúng toàn bộ hệ giao thoa vào môi trường chất lỏng có chiết suất 4/3 thì so với lúc đặt trong không khí trên đoạn MN lúc này có: A: số vân sáng tăng thêm 4 vân B: tổng số vân sáng và tối là 25 vân C: tổng số vân tối là 18 D: khoảng vân giảm còn lại 75% Câu 17: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, các khe hẹp được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân trên màn là 1,2mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N trên màn ở cùng một phía so với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt 2 mm và 4,5 mm, quan sát được: A: 2 vân sáng và 2 vân tối. B: 3 vân sáng và 2 vân tối. C: 2 vân sáng và 3 vân tối. D: 2 vân sáng và 1 vân tối. Câu 18: Chiếu chùm sáng hẹp gồm hai bức xạ vàng và lam từ trong nước ra không khí sao cho không có hiện tượng phản xạ toàn phần. Nhận định nào sau đây là đúng: A: Không xác định được sự khác nhau của các góc khúc xạ. B: Tia vàng đi ra xa pháp tuyến hơn. C: Tia lam đi ra xa pháp tuyến hơn. D: Cả hai tia cùng có góc khúc xạ như nhau. Câu 19: Tìm phát biểu đúng khi nói về "ngưỡng nghe": A: Ngưỡng nghe không phụ thuộc tần số B: Ngưỡng nghe là cường độ âm lớn nhất mà khi nghe tai có cảm giác đau C: Ngưỡng nghe phụ thuộc vào vận tốc của âm D: Ngưỡng nghe là mức cường độ âm nhỏ nhất mà tai có thể nghe thấy được Câu 20: Cho mạch nối tiếp RC, Dùng vôn kế nhiệt có điện trở rất lớn đo được UR = 30 V, UC = 40V, thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch lệch pha so với hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện một lượng là: A: 1,56 rad B: 1,08 rad C: 0,93 rad D: 0,64 rad Câu 21: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần và một tụ điện có điện dung 20 µF. Tại thời điểm ban đầu hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 10 V và dòng điện trong mạch bằng 0. Sau nửa chu kì dao động đầu tiên, điện lượng chuyển qua cuộn dây bằng: A: 2.10-4 C B: 0 C: 4.10-4 C D: 10-4 C Câu 22: Một ống Rơn-ghen có UAK = 10 KV với dòng điện trong ống là I = 1mA. Coi rằng chỉ có 1% số e đập vào đối catốt tạo ra tia X. Nếu toàn bộ động năng của electron bị hấp thụ chuyển hết thành năng lượng phô-ton tia X thì công suất chùm tia X là A: 0,1W B: 9,9W C: 0,9W D: 1W Câu 23: Trong thí nghiệm giao thoa Young, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5μm,biết S1S2 = a = 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1m.Bề rộng giao thoa trên màn là 1,2 cm.Số vân giao thoa thu được trên màn là: A: 13 B: 12 C: 29 D: 25 Câu 24: Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường sẽ: A: Cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia B: Càng lớn khi góc tới của tia sáng càng lớn C: Càng lớn khi góc khúc xạ càng nhỏ D: Bằng tỉ số giữa góc khúc xạ và góc tới Câu 25: Có tia sáng đi từ không khí vào ba môi trường (1), (2) và (3). Với cùng góc tới i, góc khúc xạ tương ứng là r1, r2, r3, biết r1 < r2 < r3. Phản xạ toàn phần không xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường nào tới môi trường nào? A: Từ (1) tới (2). B: Từ (1) tới (3). C: Từ (2) tới (3). D: Từ (2) tới (1). Câu 26: Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống. Trạng thái dừng có năng lượng càng thấp thì càng Trạng thái dừng có năng lượng càng cao thì càng Do đó, khi nguyên tử ở các trạng thái dừng có bao giờ nó cũng có xu hướng chuyển sang trạng thái dừng có : A: Bền vững; kém bền vững; năng lượng lớn; năng lượng nhỏ B: Kém bền vững; bền vững; năng lượng nhỏ; năng lượng lớn C: Bền vững; kém bền vững; năng lượng nhỏ; năng lượng lớn D: Kém bền vững; bền vững; năng lượng lớn; năng lượng nhỏ Câu 27: Khi nguyên tử hiđrô ở trạng thái kích thích mà electron có quỹ đạo dừng L chuyển về trạng thái cơ bản thì phát ra phôtôn có bước sóng λ1 = 122nm. Nếu ở trạng thái kích thích mà electron có quỹ đạo dừng M chuyển về trạng thái cơ bản thì sẽ phát ra phôtôn có bước sóng λ2 = 103nm. Biết năng lượng trạng thái dừng khi e ở quỹ đạo M là EM = -1,51eV. Năng lượng của electron khi ở trạng thái L bằng A: -3,63eV. B: -3,93eV. C: -3,39eV. D: -3,69eV. Câu 28: Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe Yâng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Người ta đo khoảng cách giữa vân sáng và vân tối nằm cạnh nhau là 1mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N ở hai bên so với vân trung tâm, cách vân này lần lượt là 6,5 mm và 7 mm có số vân sáng là bao nhiêu: A: 13 vân B: 9 vân C: 7 vân D: 6 vân Câu 29: Chiếu một chùm sáng trắng song song vào một tấm kim loại được nối với cực âm của một nguồn điện không đổi. Người ta lần lượt chắn phía trước tấm kim loại (theo chiều truyền sáng) bằng các tấm kính lọc sắc để lấy ra các thành phần đơn sắc khác nhau và nhận thấy khi dùng kính màu lam, hiện tượng quang điện bắt đầu xẩy ra. Nếu cất kính lọc sắc thì số electron quang điện thay bật ra khỏi bề mặt tấm kim loại trong một giây sẽ thay đổi như thế nào so với khi dùng kính lọc sắc ? A: Tăng lên. B: Giảm xuống. C: Không thay đổi. D: Tăng hoặc giảm tuỳ theo màu dùng trước đó. Câu 30: Chọn phát biểu đúng. A: Chỉ có dòng điện ba pha mới tạo được từ trường quay. B: Rôto của động cơ không đồng bộ quay với tốc độ góc của từ trường quay. C: Từ trường quay trong động cơ không đ ồ ng bộ luôn thay đổi cả về hướng và trị số. D: Tốc độ góc của động cơ không đồng bộ phụ thuộc vào tốc độ quay của từ trường. Câu 31: Không có sự truyền năng lượng trong : A: sóng chạy ngang B: sóng chạy dọc C: sóng dừng D: sóng điện từ Câu 32: Điều nào sau đây là sai khi nói về sóng âm A: Sóng âm là sóng dọc truyền trong các môi trường vật chất lỏng hoặc khí B: Sóng âm có tần số nằm trong khoảng từ 200Hz đến 16000 Hz C: Sóng âm không truyền được trong chân không D: Vận tốc truyền sóng âm thay đổi theo nhiệt độ Câu 33: Một sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài nằm ngang từ P đến Q, hai điểm này cách nhau 5 λ/4. Có thể kết luận: A: khi P có vận tốc cực đại thì Q có li độ cực đại. B: li độ của P và Q luôn trái dấu. C: khi P ở li độ cực đại thì Q có vận tốc cực đại. D: khi P có thế năng cực đại thì Q có thế năng cực tiểu. Câu 34: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(100πt)V vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở thuần R = 100√3Ω cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2/π(H) và tụ điện có điện dung C = 100/π(μF) Tại thời điểm khi điện áp tức thời có giá trị bằng một nửa giá trị cực đại thì cường độ dòng điện tức thời trong mạch i = 0,5√3A. Dùng vôn kế nhiệt có điện trở rất lớn để đo hiệu điện thế hai đầu tụ điện thì vôn kế chỉ: A: 50√2V B: 100√2V C: 100V D: 200V Câu 35: Một máy biến áp lí tưởng, cuộn sơ cấp có N1 vòng dây, cuộn thứ cấp có N2 vòng dây. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều thì điện áp ở cuộn thứ cấp là 200V. Nếu giảm số vòng dây của cuộn sơ cấp n vòng thì điện áp ở hai đầu cuộn thứ cấp là 300V. Nếu tăng số vòng dây của cuộn sơ cấp 2n vòng thì điện áp ở hai đầu cuộn thứ cấp là 25V. Nếu tăng số vòng dây của cuộn sơ cấp thêm n vòng thì điện áp ở hai đầu cuộn thứ cấp là : A: 125V B: 150V C: 140V D: 112V Câu 36: Cho mạch điện xoay chiều gồm R, L, C nối tiếp hiệu điện thế xoay chiều đặt vào hai đầu mạch điện có giá tri hiệu dụng không đổi, tần số f thay đổi được. Khi tần số là f1 và f2 = 4f1 thì công suất trong mạch như nhau. Tăng f từ 2,5f1 đến 5,5f1 thì tổng trở: A: Thoạt đầu tăng, sau đó giảm B: Thoạt đầu giảm, sau đó tăng C: Luôn tăng D: Luôn giảm Câu 37: Cho mạch điện xoay chiều gồm điện trở R, tụ điện C và cuộn dây thuần cảm L, hiệu điện thế hai đầu mạch điện có phương trình dạng : u = U0cos(2πf.t)V. Các giá trị C, U0, f, không đổi R và L thay đổi được. Ban đầu cố định R= 100Ω, tha y đổi L thấy khi L = L0 thì công suất cực đại và bằng 400W. Sau đó, cố định L = L1 sao cho ZL1= ZL0+100Ω, thay đổi R thì: A: Khi R = 50Ω, công suất sẽ cực đại và công suất cực đại bằng 200W B: Khi R = 100Ω, công suất sẽ cực đại và công suất cực đại bằng 400W C: Khi R = 50Ω, công suất sẽ cực đại và công suất cực đại bằng 400W D: Khi R = 100Ω, công suất sẽ cực đại và công suất cực đại bằng 200W Câu 38: Cho một cuộn dây có điện trở thuần 40 Ω và có độ tự cảm 0,4/π (H). Đặt vào hai đầu cuộn dây hiệu điện thế xoay chiều có biểu thức: u = U0cos(100πt - π/2) (V). Khi t = 0,1(s) dòng điện có giá trị là -2,75 (A). Tính U0 A: 220 (V B: 200 C: 220 D: 110 Câu 39: Mạch điện xoay chiều RLC ghép nối tiếp, đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế u = U0cosωt (V). Điều chỉnh C = C1 thì công suất của mạch đạt giá trị cực đại Pmax = 400W. Điều chỉnh C = C2 thì hệ số công suất của mạch là √3/2. Công suất của mạch khi đó là: A: 200W B: 100√3W C: 100W D: 300W Câu 40: Một đường dây tải điện xoay chiều một pha đến nơi tiêu thụ ở xa 3 km. Giả thiết dây dẫn làm bằng nhôm có điện trở suất p = 2,5.10-8 (Ω.m) và có tiết diện S = 0,5 cm2. Điện áp và công suất truyền đi ở trạm phát điện lần lượt là U = 4 kV; P = 540 kW. Hệ số công suất của mạch điện là cos φ = 0,9. Hiệu suất truyền tải điện là: A: 93,75% B: 87,5% C: 12,5% D: 6,25% Câu 41: Cho hai nguồn A và B có phương trình uA = uB = 4cos80πt (cm), AB = 7cm, vận tốc truyền sóng v = 0,4m/s. Dựng hình vuông ABMN. Tìm số điểm dao động cùng pha hoặc ngược pha với nguồn trên đoạn MN? A: 4 B: 3 C: 5 D: 2 Câu 42: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, 2 nguồn sóng A, B cách nhau 5cm dao động lần lượt với phương trình và . Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,5m/s. Gọi C, D là hai điểm thuộc mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Số điểm dao động cực đại trên đoạn AC và biên độ dao động cực đại lần lượt là: A: 10 và 3cm B: 7 và 1,5cm C: 7 và 3cm D: 10 và 1,5cm Câu 43: Nguồn sáng A có công suất p1 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,400 μm. Nguồn sáng B có công suất p2 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ2 = 0,600 μm. Trong cùng một khoảng thời gian, tỉ số giữa số phôtôn mà nguồn sáng A phát ra so với số phôton mà nguồn sáng B phát ra là 5 : 4. Tỉ số giữa p1 và p2 là : A: p1/p2 = 5/18 B: p1/p2 = 6/5 C: p1/p2 = 5/6 D: p1/p2 = 15/8 Câu 44: Một tia sáng trắng chiếu đến một bản thủy tinh có hai mặt song song dày 2cm với góc tới i = 600. Chiết suất của thủy tinh với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là 1,652 và 1,732. Độ rộng của chùm sáng ló ra khỏi bản thủy tinh là: A: 0,32mm B: 0,76mm C: 0,38mm D: 0,87mm Câu 45: Một học sinh quấn một máy biến áp với dự định số vòng dây của cuộn sơ cấp gấp hai lần số vòng dây của cuộn thứ cấp. Do sơ suất nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây. Muốn xác định số vòng dây thiếu để quấn tiếp thêm vào cuộn thứ cấp cho đủ, học sinh này đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, rồi dùng vôn kết xác định tỉ số điện áp ở cuộn thứ cấp để hở và cuộn sơ cấp. Lúc đầu tỉ số điện áp bằng 0,44. Sau khi quấn thêm vào cuộn thứ cấp 20 vòng dây thì tỉ số điện áp bằng 0,46. Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Để được máy biến áp đúng như dự định, học sinh này phải tiếp tục quấn thêm vào cuộn thứ cấp. A: 40 vòng B: 84 vòng C: 100 vòng D: 60 vòng Câu 46: Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,30 μm vào một chất thì thấy chất đó phát ra ánh sáng có bước sóng 0,50 μm. Cho rằng công suất của chùm sáng phát quang chỉ bằng 0,01 công suất của chùm sáng kích thích. Hãy tính tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng phát quang và số phôtôn ánh sáng kích thích phát trong cùng một khoảng thời gian. Chọn kết quả ĐÚNG. A: 1,7% B: 60% C: 6% D: 17% Câu 47: Các mức năng lượng của nguyên tử Hiđrô ở trạng thái dừng được xác định bằng công thức: E = 13,6/n2 eV. Hai bước sóng giới hạn của dãy Pasen là: A: 0,122 μm và 0,0912 μm B: 1,875 μm và 1,094 μm C: 0,656 μm và 0,365 μm D: 1,875 μm và 0,82 μm Câu 48: Một máy tăng áp lí tưởng có điện áp hai đầu cuộn sơ cấp ổn định. Nếu ta tăng số vòng dây ở cuộn sơ cấp và thứ lên một số vòng như nhau thì điện áp hai đầu cuộn thứ sẽ: A: tăng B: Giảm C: có thể tăng hoặc giảm D: chưa kết luận được Câu 49: Cho một đoạn mạch xoay chiều 200V – 50 Hz có R, L, C mắc nối tiếp cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = √2 π (H), điện trở R = 100 Ω, tụ điện có điện dung C thay đổi. Khi mạch đang có cộng hưởng điện (ứng với C = C0), người ta muốn điện áp hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại thì phải điều chỉnh dung kháng của tụ đến giá trị C = C1. Tỉ số C1/C0 bằng: A: 2/3 B: 1/2 C: 15/18 D: 1,5 Câu 50: Chiếu bức xạ điện từ vào một tấm vônfram, biết rằng các êlêctrôn quang điện không bị lệch khi bay vào một vùng không gian có điện trường đều và một từ trường đều hướng vuông góc với nhau. Cường độ điện trường bằng E=10 kV/m, cảm ứng từ có độ lớn B=10 mT và công thoát êlêctrôn ra khỏi bề mặt vônfram là A=7,2.10-19J.Bước sóng của bức xạ trên là : A: 0,17 μm B: 0,20 μm C: 0,22 μm D: 0,12 μm . công suất cực đại bằng 400W C: Khi R = 50Ω, công suất sẽ cực đại và công suất cực đại bằng 400W D: Khi R = 100Ω, công suất sẽ cực đại và công suất cực đại bằng 200W Câu 38: Cho một cuộn. A: khi P có vận tốc cực đại thì Q có li độ cực đại. B: li độ của P và Q luôn trái dấu. C: khi P ở li độ cực đại thì Q có vận tốc cực đại. D: khi P có thế năng cực đại thì Q có thế năng. số Plank h=6,625.10-34Js; tốc độ ánh sáng trong chân không c=3.108m/s A: 3,01.1020phôtôn B: 2 ,88 .1034phôtôn C: 5.1018phôtôn D: 4 ,8. 1034phôtôn Câu 14: Đối với sự lan truyền trong không gian thì

Ngày đăng: 24/07/2015, 21:51

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan