1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường PT Thực hành sư phạm

4 263 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 230,84 KB

Nội dung

TRƯỜNG PT THỰC HÀNH SƯ PHẠM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG, Năm học 2014 – 2015 Môn: Sinh học 10 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2,0 điểm) Mô tả thành phần cấu tạo của một nuclêôtit và liên kết giữa các nuclêôtit. Điểm khác nhau giữa các loại nuclêôtit. Câu 2: (4,0 điểm) a) So sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân. b) Trình bày ý nghĩa của hiện tượng bắt cặp của các NST kép trong cặp tương đồng ở kì đầu I của quá trình giảm phân. Câu 3: (2,0 điểm) a) Nêu đặc điểm chung của vi sinh vật. b) Trong một môi trường nuôi cấy vi sinh vật, ban đầu có 10 5 tế bào. Hãy tính số tế bào có trong quần thể sau 3 giờ nuôi cấy. Biết thời gian thế hệ của loài vi sinh vật nói trên là g = 30 phút. Câu 4: (4,0 điểm) Một đoạn ADN chứa hai gen: - Gen thứ nhất dài 0,51 μm và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất như sau: A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4 - Gen thứ hai dài bằng phân nửa chiều dài của gen thứ nhất và có số lượng nuclêôtit từng loại trên mạch đơn thứ hai là: A = T/2 = G/3 = X/4. Hãy xác định: a) Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của mỗi gen. b) Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn ADN. c) Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn ADN. Câu 5: (2,0 điểm) Chứng minh cấu tạo phù hợp với chức năng của màng sinh chất. Tại sao nói màng sinh chất có cấu trúc khảm – động? Câu 6: (2,0 điểm) a) Vì sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống? b) Vì sao nước là dung môi tốt nhất trong tế bào? Câu 7: (2,0 điểm) a) Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích. b) Nêu vai trò của mỗi nhóm nguyên tố hóa học có trong tế bào. Câu 8: (2,0 điểm) a) Vì sao phôtpholipit có tính lưỡng cực? b) Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Hãy giải thích về sự khác nhau đó? –––––––––––––––––––––Hết––––––––––––––––––––– Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:…………………………………………. Số báo danh:………………… 2 ĐẠI HỌC AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PT THỰC HÀNH SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG, năm học 2014 – 2015 Môn: Sinh học 10 (Đáp án gồm 2 trang) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 (2,0 điểm) - Nuclêôtit là đơn phân của AND. - Cấu tạo gồm bazơ nitơ, axit phôtphoric và đường đêôxiribôzơ. - Cá nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phốtphođieste (ở mỗi mạch polinuclêôtit) - Giữa các nu liên kết với nhau theo nguyên tắc đa phân gồm rất nhiều đơn phân. - Đơn phân gồm 4 loại A, T ,G, X. - Các đơn phân liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. - A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 LK hiđrô và ngược lại. G của mạch này LK với T của mạch kia bằng 3 LK hiđrô và ngược lại - Các nu khác nhau ở các loại bazơnitơ A, T, G, X 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (4,0 điểm) a. So sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân: - Giống nhau: + Đều là quá trình phân chia tế bào. + Đều có các ki: đầu, giữa, sau, cuối. + Diễn biến NST ở kì là tương tự nhau: Nhân đôi ở pha S, co xoắn ở kì đầu, xoắn cực đại ở kì giữa, phân li ở kì sau, dãn xoắn ở kì cuối. + Màng nhân và nhân con tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện ở kì đầu. Màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào biến mất ở kì cuối. - Khác nhau: Nguyên phân Giảm phân - Xảy ra ở tất cả các loại TB - Xảy ra ở TB sinh dục chín - Gồm 1 lần phân bào - Gồm 2 lần phân bào - NST có 1 lần tập trung về mặt phẳng xích đạo. - NST có 2 lần tập trung về mặt phẳng xích đạo. - kì giữa: NST tập trung thành 1 hàng trên mpxđ - Kì giữa I: NST tập trung thành 2 hàng trên mpxđ - Không có hiện tượng trao đổi chéo - Có hiện tượng trao đổi chéo - Không có sự bắt cặp của các NST tương đồng - Có sự bắt cặp của các NST trong cặp tương đồng - Duy trì ổn định bộ NST - Tạo ra vô số biến dị tổ hợp - Từ 1 TB ban đầu (2n) tạo ra 2 TB con (2n) - Từ 1 TB ban đầu (2n) tạo ra 4 TB con (n) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 3 b. Ý nghĩa của hiện tượng bắt cặp: - Giúp TB mẹ phân chia đồng đều các NST trong cặp tương đồng. - Trong quá trình bắt cặp có thể xảy ra sự trao đổi chéo các crômatit do đó có thể tạo ra vô số biến dị tổ hợp. 0,5 0,5 Câu 3 (2,0 điểm) a. Đặc điểm chung của VSV: - Là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực. - Hấp thụ và trao đổi chất dinh dưỡng nhanh. - Sinh trưởng và sinh sản nhanh. - Phân bố rộng. b. Số tế bào có thể được tạo ra: N = 10 5 . 2 6 = 64.10 5 tế bào. 0.25 0.25 0,25 0,25 1,0 Câu 4 (4,0 điểm) 1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtlt trên mỗi mạch đơn của mỗi gen: a. Gen thứ nhất: - Tổng số nuclêôtit của gen: (0,51 . 10 4 .2 )/ 3,4 = 3000 (nu) - Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen: 3000 : 2 = 1500 (nu) Theo đề bài: A 1 : T 1 : G 1 : X 1 = 1 : 2 : 3 : 4 = 10% : 20% : 30% : 40% - Vậy số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen thứ nhất: + A 1 = T 2 = 10% = 10% . 1500 = 150 (nu) + T 1 = A 2 = 20% = 20% . 1500 = 300 (nu) + G 1 = X 2 = 30% = 30% . 1500 = 450 (nu) + X 1 = G 2 = 40% = 40% .1500 = 600 (nu) b. Gen thứ hai: - Số nuclêôtit của gen: 3000 : 2 =1500 (nu) - Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen: 1500 : 2 = 750 (nu) Theo đề bài : A 2 = T 2 /2 = G 2 /3 = X 2 /4 => T 2 = 2A 2 , G 2 = 3A 2 , X 2 = 4A 2 A 2 + T 2 + G 2 + X 2 = 750 A 2 + 2A 2 + 3A 2 + 4A 2 = 750 → A 2 = 75 - Vậy, số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen thứ hai: + T 1 = A 2 = 75 (nu) = 75/750 . 100% = 10% + A 1 = T 2 = 2 . 10% = 20% = 20% .750 = 150 (nu) + X 1 = G 2 = 3 . 10% = 30% = 30% . 750 = 225 (nu) + G 1 = X 2 = 10% . 4 = 40% = 40% . 750 = 300 (nu) 2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn ADN: - Đoạn ADN có: 3000 + 1500 = 4500 (nu) - A = T = 150 + 300 + 75 +150 = 675 (nu) = 675/400 . 100% = 15% - G = X = 50% - 15% = 35% = 35% . 4500 = 1575 (nu) 3. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn AND: - Số liên kết hyđrô: 2A + 3G = 2. 675 + 3. 1575 = 6075 liên kết Số liên kết hóa trị: 2N - 2 = 2 . 4500 -2 = 8998 liên kết 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu 5 (2,0 điểm) * Cấu tạo phù hợp với chức năng của màng sinh chất: Cấu trúc khảm động: - Phôtpholipit: quay 2 đuôi kị nước vào nhau, 2 đầu ưa nước ra ngoài  TĐC( vận chuyển thụ động). - Prôtêin gồm 2 loại (xuyên màng và bám màng)  vận chuyển các chất ra 0,25 0,25 4 –––––––––––––––––––––Hết––––––––––––––––––––– vào TB, liên kết các tế bào. - Các chất lipôprôtêin và glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbonhiđrat, lipit)  tiếp nhận, truyền thông tin. - Nhận biết các TB cùng cơ thể và TB lạ nhờ “dấu chuẩn” là glicôprôtêin. - Các phân tử colesteron xen kẽ trong lớp phôtpholipit  tăng tính ổn định của màng. * Nói màng sinh chất có cấu trúc khảm – động vì: - Màng được cấu tạo chủ yếu từ 2 lớp phân tử photpholipit trên có nhiều loại protein và các phân tử khác nằm xen kẽ. - Các phân tử photpholipit và protein có thể thay đổi vị trí và hình thù  màng có tính mềm dẻo và linh hoạt. 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 Câu 6 (2,0 điểm) a) Tế bào là cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống vì: - Tế bào là đơn vị cấu trúc của mọi cơ thể sống. - Mọi hoạt động sống chỉ diễn ra trong tế bào. - Từ tế bào sinh ra các tế bào mới tạo sự sinh sản ở mọi loài. - Cơ thể đa bào lớn lên nhờ sự sinh sản của tế bào. b) Nước là dung môi tốt nhất trong tế bào vì: +Nước là phân tử phân cực: Điện tích (+) ở gần mỗi nguyên tử hidro, điện tích (-) ở gần nguyên tử oxy. + Phân tử nước dễ dàng liên kết với phân tử chất tan. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu 7 (2,0 điểm) a) Giải thích: - Quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định. - Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá -> tế bào bị vỡ -> khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa => quả chuối sẽ mềm hơn. b) Vai trò của mỗi nhóm nguyên tố: - Nguyên tố đa lượng: Tham gia cấu tạo tế bào. - Nguyên tố vi lượng: Tham gia trao đổi chất: Vì cấu tạo enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào. 0,5 0,75 0,25 0,5 Câu 8 (2,0 điểm) a) Phôtpholipit có tính lưỡng cực vì : - Phôtpholipit có cấu trúc gồm: 1 phân tử glixeron liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat (nhóm này nối glixeron với 1 ancol phức). - Đầu ancol phức ưa nước, đuôi axit béo kị nước. b) Giải thích: - Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết bắt màu. - Tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc chỉ cho các chất cần thiết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này. 0,5 0,5 0,5 0,5 . TRƯỜNG PT THỰC HÀNH SƯ PHẠM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG, Năm học 2014 – 2015 Môn: Sinh học 10 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2,0 điểm) Mô tả thành. SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG, năm học 2014 – 2015 Môn: Sinh học 10 (Đáp án gồm 2 trang) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 (2,0. bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: …………………………………………. Số báo danh:………………… 2 ĐẠI HỌC AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PT THỰC HÀNH SƯ PHẠM Độc

Ngày đăng: 24/07/2015, 19:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w