1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi sưu tập thi học sinh giỏi môn sinh lớp 9 tham khảo luyện thi (31)

4 62 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 57 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI HỌC SINH GIỎI TRƯƠNG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2007-2008 Môn: Sinh học HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG TRƯƠNG MÔN SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2007 - 2008 Câu I ( 1,0 điểm): Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm x 4ý = 1 điểm 1. c ; 2. b ; 3. b ; 4. d Câu II ( 2,5 điểm): 1. Thành lập lưới thức ăn: 0,5 điểm Cào cào ếch Thực vật Chuột Rắn Vi sinh vật Thỏ Đại bàng 2. Điều kiện để các quần thể tạo thành một quần xã sinh vật 0,5 điểm - Cùng sống trong một sinh cảnh cùng thời gian - Các quần thể có các mối quan hệ, trong đó quan trọng là quan hệ dinh dưỡng. 3. Phân tích mối quan hệ giữa hai cặp loài sinh vật để thấy: 3.1 Bảo vệ loài này bằng việc bảo vệ loài kia: 0,5 điểm - Giữa các loài trong quần xã có mối quan hệ sinh thái mà quan trọng là quan hệ dinh dưỡng; ví dụ quan hệ giữa thỏ với thực vật; thỏ ăn thực vật, nên muốn bảo vệ thỏ thì cần bảo vệ thực vật vì thực vật là nguồn thức ăn , chỗ ở cho thỏ phát triển. 3.2 Bảo vệ loài này gây hại cho loài kia: 0,5 điểm - Nguyên tắc gây hại là phá vỡ quy luật khống chế sinh học; Ví dụ bảo vệ thỏ làm số lượng thỏ trong quần thể tăng dẫn tới tàn phá thực vật và làm ảnh hưởng đến tất cả cácđộng vật ăn thực vật khác. 1 4. Nếu loại trừ thực vật hoặc đại bàng ra khỏi quần thể thì: 0,5 điểm - Loại trừ thực vật: Mất nguồn thức ăn, nơi ở. Các loài sinh vật sẽ di chuyển đi nơi khác, phá vỡ sự cân bằng sinh thái. - Nếu loại trừ đại bàng thì lúc đầu các loài như ếch, rắn, thỏ do không bị khống chế nên số lượng tăng nhanh về sau thì ổn định do hình thành một trạng thái cân bằng mới. Câu III ( 1,0 điểm): - Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Kiểu gen quy định mức phản ứng của cơ thể trước môi trường. Môi trường xác định kiểu hình cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen quy định. 0,5 điểm - Các nhân tố nước, phân, cần là nói đến các nhân tố của môi trường ( điều kiện và kỹ thuật sản xuất). Giống là nói đến kiểu gen, còn năng suất là nói đến kiểu hình vì vậy giống sẽ quy định giới hạn của năng suất. Nước phân, cần sẽ quy định năng suất cụ thể nằm trong giới hạn do giống quy định. 0,25 điểm - Để có năng suất cao ta cần chú ý tới giống vì giống sẽ tạo ra giới hạn năng suất cao hay thấp còn nước, phân, cần không thể đưa năng suất vượt qua giới hạn do giống quy định. 0,25 điểm Câu IV: ( 1.0 điểm) So sánh nguyên tắc tổng hợp ADN với ARN: * Giống nhau: 0,25 điểm - Nguyên tắc khuôn mẫu: Đều dùng mạch ADN làm mạch khuôn để tổng hợp. - Nguyên tắc bổ sung: Là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơnitric. * Khác nhau: 0,75 điểm Tổng hợp ADN Tổng hợp ARN - Cả hai mạch đơn của ADN dùng làm khuôn tổng hợp hai phân tử ADN mới. - Nguyên tắc bổ sung: A mạch khuôn liên kết với T môi trường. - Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi phân tử ADN con có một mạch ADN mẹ còn mạch mới được tổng hợp. - Chỉ một mạch trong hai mạch của ADN (một đoạn ADN) làm khuôn tổng hợp ARN. - A mạch khuôn liên kết với U môi trường. - Không có nguyên tắc bán bảo toàn. Mạch ARN được tổng hợp mới hoàn toàn. Câu V ( 1,0 điểm): Quan niệm như vậy không hoàn toàn đúng vì bệnh có cả ở nam lẫn nữ. 0,5 điểm 2 - Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X quy định không có gen tương ứng trên NST Y vì vậy người bị bệnh khi có kiểu gen là X a Y( nam), X a X a ( nữ) 0,25 điểm - Học sinh viết được sơ đồ lai làm xuất hiện bệnh ở nam và nữ. 0,25 điểm Câu VI ( 1,5 điểm): Để xác định kiểu gen của cơ thể dị hợp người ta cho cơ thể đó tự thụ phấn 0,25 điểm + Quy ước: A quy định thân cao, a thân thấp; B hạt tròn, b hạt dài. 0,25 điểm + Nếu Thế hệ lai cho tỷ lệ kiểu hình: 9 : 3 : 3 : 1 thì các gen phân ly độc lập và chơ thể có kiểu gen là: AaBb 0,5 điểm + Nếu thế hệ lai cho tỷ lệ 3 : 1 thì các cặp gen di truyền liên kết và có kiểu gen là AB/ab, 0,25 điểm + Nếu thế hệ lai cho tỷ lệ 1 : 2 : 1 các cặp gen di truyền liên kết và có kiểu gen là Ab/aB. 0,25 điểm ( Chú ý nếu học sinh viết đúng được sơ đồ lai vẫn cho điểm tối đa) Câu VII ( 2 điểm): 1. Tìm số lượng Nu từng loại: Tổng số nuclêôtit của gen là: (498 +2). 3. 2 = 3000 Nu 0,5 điểm Vì T/ X = 2/3 suy ra X = 1,5 T A = T = 600 Nu và X = G = 900 Nu 0,25 điểm - Tỷ lệ T/X = 2/3 = 66,67% . khi đột biến làm giảm tỷ lệ T/X còn 66,48%, vì số nuclêôtit không thay đổi vậy số nuclêôtit T giảm cũng chính bằng X tăng 0,25 điểm - Gọi a là số nuclêôtit là T giảm do đột biến nên ta có phương trình = + = a 900 a - 600 a - X a - T 66,48% = 0,6648 600 - a = 598,32 + 0,6648 a suy ra 1,68 = 1,6648a vậy a = 1 0,25 điểm Kết luận đột biến làm T thay bằng X hay là cặp A - T thay bằng cặp G - X Đây là dạng đột biến thay cặp Nu bằng cặp Nu khác. 0,25 điểm Nguyên nhân: do ảnh hưởng của các tác nhân lý, hoá ngoài môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất trong tế bào. 0,5 điểm 3 4 . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI HỌC SINH GIỎI TRƯƠNG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2007-2008 Môn: Sinh học HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG TRƯƠNG MÔN SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2007 - 2008 Câu I ( 1,0. điểm Cào cào ếch Thực vật Chuột Rắn Vi sinh vật Thỏ Đại bàng 2. Điều kiện để các quần thể tạo thành một quần xã sinh vật 0,5 điểm - Cùng sống trong một sinh cảnh cùng thời gian - Các quần thể. Ab/aB. 0,25 điểm ( Chú ý nếu học sinh viết đúng được sơ đồ lai vẫn cho điểm tối đa) Câu VII ( 2 điểm): 1. Tìm số lượng Nu từng loại: Tổng số nuclêôtit của gen là: ( 498 +2). 3. 2 = 3000 Nu 0,5

Ngày đăng: 24/07/2015, 17:47

w