1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi sưu tập thi học sinh giỏi môn sinh lớp 9 tham khảo luyện thi (16)

3 84 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 50 KB

Nội dung

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN MÔN SINH HỌC 9 NĂM HỌC 2008 – 2009 Thời gian 120 phút I/ Phần trắc nghiệm: Chọn đáp câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau. Câu 1: Mục đích của phép lai phân tích là gì? A. Phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp B. Phát hiện thể đồng hợp trội và thể đồng hợp lặn C. Phát hiện thể đồng hợp lặn và thể dị hợp. Câu 2: Tại sao trong sinh sản hữu tính lại xuất hiện các biến dị tổ hợp? A. Do các cặp gen tương ứng phân li độc lập và tổ hợp tự do tạo ra sự đa dạng của các giao tử. B. Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử tạo ra nhiều tổ hợp về kiểu gen trong thụ tinh. C. Do có những tác nhân vật lí, hoá học trong quá trình thành giao tử. Câu 3: Điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là? A. Sự phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con. B. Sự phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con C. Sự phan li đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con D. Sự sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con. Câu 4: Ở ruồi Giấm, bộ NST 2n = 8. Một tế bào đang ở kì sau của giảm phân II, sẽ có bao nhiêu NST đơn? A. 16 B. 8 C. 4 D. 2 Câu 5: Prôtêin thực hiện được chức năng nhờ những bậc cấu trúc nào? A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2 C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4 Câu 6: Dạng đột biến cấu trúc NST nào gây hậu quả lớn nhất? A. Lặp đoạn NST B. Đảo đoạn NST C. Mất đoạn NST D. Cả A và B Câu 7: Loại biến dị nào di truyền được? A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc NST C. Đột biến số lượng NST D. Thường biến E. Biến dị tổ hợp F. Cả A, B, C, E G. Tất cả A,B,C,D,E,F Câu 8: Một đoạn phân tử ADN có 120 chu kỳ xoắn. Số nuclêôtit trên đoạn ADN đó là: A. 1200 nuclêôtit B. 1500 nuclêôtit C. 2400 nulcêôtit D. 2600 nuclêôtit Câu 9: Ở gà có 2n = 78. Có 1 tế bào sinh dưỡng của gà nguyên phân 5 lần liên tiếp. Tổng số tế bào con tạo thành khi lần nguyên phân cuối cùng đang ở kỳ sau là: A. 8 B. 16 C. 32 D. 64 1 Câu 10: Có 5 hợp tử của gà (2n = 78), đều nguyên phân 5 lần bằng nhau. Số NST môi trường đã cung cấp cho 5 hợp tử nguyên phân là: A. 5850 NST B. 1560 NST C. 12090 NST D. 12480 NST Câu 11: Một gen có chiều dài 10200 A 0 , số lượng nuclêôtit loại A là 1200. Số lượng liên kết hiđrô có trong gen đó là? A. 7200 B. 600 C. 7800 D. 3600 Câu 12: Dạng đột biến nào sau đây là rất quý trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt hoặc không hạt. A. Đột biến gen B. Đột biến đa bội C. Đột biến dị bội D.Thể tam nhiễm II/ Phần tự luận: Câu 1: (2.5 điểm) a. Phân biệt hai quá trình nguyên phân và giảm phân trong tế bào của sinh vật? Nêu ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh? b. So sánh bộ NST lưỡng bội với bộ NST đơn bội? c. Nêu điểm khác nhau giữa cơ thể đa bội với cơ thể lưỡng bội? Câu 2: (0.5 điểm) Hãy giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ? Câu 3: ( 2.5 điểm) Ở ruồi Giấm, màu thân do một loại gen nằm trên NST thường qui định. Khi theo dõi quá trình sinh sản của một cặp ruồi thân xám (một đực, một cái) thì thấy đàn con của chúng có cả ruồi thân xám lẫn ruồi thân đen. a. Hãy xác định tính trạng trội, lặn ở ruồi giấm. b. Nếu đàn ruồi con nói trên gồm 620 con thì số ruồi con mỗi loại là bao nhiêu? Giả sử số ruồi con trên thực tế bằng số ruồi con trên lý thuyết. c. Cho một ruồi đực giao phối với 3 ruồi cái A, B, C. - Với ruồi cái A thu được toàn ruồi thân xám. - Với ruồi cái B thu được tỉ lệ 1 ruồi thân xám : 1 ruồi thân đen. - Với ruồi cái C thu được tỉ lệ 3 ruồi thân xám : 1 ruồi thân đen. Hãy cho biết kiểu gen của ruồi đực và 3 ruồi cái. Câu 4: (1.5 điểm) Có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Vi sinh vật, dê, gà, cáo, hổ,, cỏ, thỏ. a. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên. b. Phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể của hai loài sinh vật trong quần xã sinh vật trên, từ đó cho biết thế nào là hiện tượng khống chế sinh học và ý nghĩa của khống chế sinh học. 2 Hết 3 . ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN MÔN SINH HỌC 9 NĂM HỌC 2008 – 20 09 Thời gian 120 phút I/ Phần trắc nghiệm: Chọn đáp câu trả lời. hệ giữa hai quần thể của hai loài sinh vật trong quần xã sinh vật trên, từ đó cho biết thế nào là hiện tượng khống chế sinh học và ý nghĩa của khống chế sinh học. 2 Hết 3 . cái. Câu 4: (1.5 điểm) Có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Vi sinh vật, dê, gà, cáo, hổ,, cỏ, thỏ. a. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên. b. Phân tích

Ngày đăng: 24/07/2015, 17:46

w