Đề thi và đáp án tham khảo môn sinh học lớp 9 bồi dưỡng 2015 (3)

6 133 0
Đề thi và đáp án tham khảo môn sinh học lớp 9 bồi dưỡng 2015 (3)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN THANH OAI KỲ THI CHỌN HSG TRƯỜNG LỚP 9 PHÒNG GD & ĐT Trường THCS Dân Hoà NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: Sinh học 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) .Câu 1: (4 điểm) Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F 1 đồng loạt có KH giống nhau. Tiếp tục cho F 1 giao phấn với nhau, F 2 thu được kết quả như sau: 360 cây quả đỏ, chín sớm : 120 cây có quả đỏ, chín muộn : 123 cây có quả vàng, chín sớm : 41 cây có quả vàng, chín muộn. a. Hãy xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen cho mỗi cặp tính trạng nói trên? b. Lập sơ đồ lai từ P -> F 2 ? Câu 2: (4 điểm) a, Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân? b, Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Câu 3: (2 điểm) Một hợp tử của một loài nguyên phân 4 lần liên tiếp và đã sử dụng của môi trường nội bào nguyên liệu tương đương với 690 NST. Xác định: a, Bộ NST lưỡng bội của loài? b, Số NST có trong các tế bào được tạo ra từ hợp tử nói trên? Câu 4: (3 điểm) a, So sánh ADN và ARN? b, Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin do những yếu tố nào xác định? Câu 5: (3 điểm) 1 gen có 1200 Nuclêôtit, trong đó T = 2X. a, Tính chiều dài và khối lượng của gen? b, Tính số Nuclêôtit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp khi gen trên tự sao 3 lần liên tiếp? Câu 6: (4 điểm) Nêu sự khác nhau giữa thường biến và đột biến? Hết Người duyệt đề Người ra đề Nguyễn Thị Hà Nguyễn Văn Bình UBND HUYỆN THANH OAI ĐÁP ÁN KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN LỚP 9 PHÒNG GD & ĐT NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: Sinh học 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu Nội dung Điểm Bảng 1 a. - Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng: + Về tính trạng màu sắc quả: quả đỏ: quả vàng = (120+360) : (123+41) ≈ 3:1 F 1 có tỉ lệ của qui luật phân li => Quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng. Qui ước: A: quả đỏ; a: quả vàng => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa + Về tính trạng thời gian chín của quả: chín sớm: chín muộn = (360+123) : (120+41) ≈ 3:1 F 1 có tỉ lệ của qui luật phân li => chín sớm là tính trạng trội hoàn toàn so với chín muộn. Qui ước: B: chín sớm; b: chín muộn => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb b. - Xét tỉ lệ KH của F 1 : F 2 : 360 quả đỏ, chín sớm: 120 quả đỏ, chín muộn: 123 quả vàng, chín sớm: 41 quả vàng, chín muộn ≈ 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn. - Xét chung 2 cặp tính trạng: (3 quả đỏ: 1 quả vàng) x (3 chín sớm: 1 chín muộn) = 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn : 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn =F 2 => Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập. Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra: + F 1 : AaBb (quả đỏ, chín sớm) x AaBb (quả đỏ, chín muộn) + P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản: * Khả năng 1: AABB (quả đỏ, chín sớm) x aabb (quả vàng, chín muộn) * Khả năng 2: AAbb (quả đỏ, chín muộn) x aaBB (quả vàng, chín sớm) - Sơ đồ lai minh họa: * Sơ đồ lai 1: P: (quả đỏ, chín sớm) AABB x aabb (quả vàng, chín muộn) G P : AB ab F 1 : AaBb -> 100% quả đỏ, chín sớm. * Sơ đồ lai 2: P: (quả đỏ, chín muộn) AAbb x aaBB (quả vàng, chín sớm) G P : Ab aB F 1 : AaBb -> 100% quả đỏ, chín sớm. F 1 xF 1 : (quả đỏ, chín sớm) AaBbx AaBb (quả đỏ, chín sớm) 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 G F1 : AB: Ab:aB:ab AB: Ab:aB:ab F 2 : AB Ab aB ab AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb AAbb AaBb Aabb aB AaBB AaBb aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb *** Kết quả: + KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb + KH: 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn. 0,5 0,25 2 a, 0,5 0,5 0,5 0,5 b, * Cơ chế sinh con trai, con gái ở người: Ở người tế bào 2n có 23 cặp NST trong đó có 22 cặp NST thường giống nhau giữa người nam và người nữ. Riêng ở cặp NST giới tính thì: - Người nam chứa cặp XY không tương đồng - Người nữ chứa cặp NST XX tương đồng Cơ chế sinh con trai, con gái ở người do sự phân ly và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh + Trong quá trình phát sinh giao tử: Do sự phân ly của cặp NST giới tính dẫn đến: 0,25 0,25 0,25 Kì Giảm phân I Giảm phân II Kì đầu - Các NST kép xoắn, co ngắn - Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt tréo nhau, sau đó lại tách rời nhau. NST co lại thấy rõ số lượng NST kép trong bộ đơn bội. Kì giữa - Các NST kép tương đồng tập chung và xếp song song thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do về 2 cực của tế bào. Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. Kì cuối Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội kép (n kép) Các NST đơn nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội. - Nữ (XX) chỉ tạo một loại trứng duy nhất mang NST X - Nam (XY) tạo hai loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau là X và Y + Trong thụ tinh tạo hợp tử: - Nếu trứng X kết hợp với tinh trùng X thì tạo hợp tử XX, phát triển thành con gái - Nếu trứn X kết hợp với tinh trùng Y thì tạo hợp tử XY, phát triển thành con trai Sơ đồ lai: Nữ Nam P: 44A+XX x 44A+XY G p : 22A+X 22A+X, 22A+Y F: 44A+XX → Con gái 44A+XY → Con trai * Quan niệm người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái Quan niệm này không đúng vì giới tính của con được hình thành do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử, trong đó mẹ chỉ duy nhất có 1 loại trứng mang X. Vì vậy giới tính của con phụ thuộc vào việc trứng kết hợp với tinh trùng mang X hay mang Y của bố 0,25 0,5 0,5 3 a, Gọi bộ NST lưỡng bội của loài là x (x nguyên dương và chia hết cho 2) ta có: x.(2 4 – 1) = 690  x.15 = 690  x = 46 Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là: 2n = 46 NST b, Số NST trong các tế bào được tạo ra từ hợp tử nói trên là: 2 4 . 46 = 736 NST 1 1 4 a, * Giống nhau: - Đều cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P - Đều thuộc loại đại phân tử và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. - Đều có 4 loại Nuclêôtit - Đều có cấu trúc xoắn và đều có chức năng di truyền. * Khác nhau: ADN ARN - Gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều. - Nuclêôtit là A, T, X, G - Có kích thước và khối lượng lớn - Chức năng là luu trữ và truyền đạt thông tin di truyền ARN - Gồm một mạch đơn. - Nuclêôtit là A, U, X, G - Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn. - Chức năng là tổng hợp prôtêin b, 1 1 - Tính đặc thù thể hiện ở số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các axit amin và các bậc cấu trúc của prôtêin ( 4 bậc). - Tính đa dạng do cách sắp xếp khác nhau của 20 loại axit amin 0,5 0,5 5 a, Chiều dài của gen là: L gen = (1200:2). 3,4 = 2040 A 0 Khối lượng của gen: M gen = 1200.300 = 3600000 (ĐVC) b, ta có A + T + G + X = 1200 Theo NTBS: A = T, G= X => 2T + 2 X = 1200 Theo đầu bài: T = 2X => 2T + T = 1200  T = 400 (Nu) = A => X = 400:2 = 200(Nu) = G Số Nu mỗi loại môi trường nội bào cung cấp khi gen tự sao 3 lần liên tiếp là: A cc = T cc = 400.(2 3 – 1) = 2800 (Nu) G cc = X cc = 200.(2 3 – 1) = 1400 (Nu) 0,5 0,5 1 1 6 - Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến: Thường biến Đột biến 1 1 1 1 - Kn: là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường sống. - Nguyên nhân: Do tác động trực tiếp của môi trường ngoài. - Đặc điểm: xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định. - Ý nghĩa: + Có ý nghĩa thích nghi cá thể trong điều kiện môi trường bất lợi. + Không di truyền lên không phải là nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa. - Kn: là những biến đổi trong cấu trúc vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (AND) và cấp độ tế bào (NST) - Nguyên nhân: + Do môi trường ngoài: các yếu tố lý, hóa học (nhiệt độ, tia phóng xạ, hóa chất…) + Do môi trường trong: rối loạn các quá trình trao đổi chất, sinh lí, sinh hóa của tế bào - Đặc điểm: xuất hiện đột ngột, ngẫu nhiên, riêng lẻ và không định hướng. - Ý nghĩa: + Phần lớn có hại cho sinh vật, số ít có lợi hoặc trung tính. + Di truyền được lên là nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa . Hết Người duyệt đề Người ra đề Nguyễn Thị Hà Nguyễn Văn Bình UBND HUYỆN THANH OAI ĐÁP ÁN KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN LỚP 9 PHÒNG GD & ĐT NĂM HỌC 2014 -2015 MÔN: Sinh học 9 Thời gian: 120 phút. UBND HUYỆN THANH OAI KỲ THI CHỌN HSG TRƯỜNG LỚP 9 PHÒNG GD & ĐT Trường THCS Dân Hoà NĂM HỌC 2014 -2015 MÔN: Sinh học 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) .Câu 1: (4 điểm) Cho. Giống nhau: - Đều cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P - Đều thuộc loại đại phân tử và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. - Đều có 4 loại Nuclêôtit - Đều có cấu trúc xoắn và đều có chức năng

Ngày đăng: 24/07/2015, 17:34

Mục lục

    UBND HUYỆN THANH OAI KỲ THI CHỌN HSG TRƯỜNG LỚP 9

    UBND HUYỆN THANH OAI ĐÁP ÁN KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN LỚP 9

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan