Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
1,03 MB
Nội dung
SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu I (2,0 điểm) 1. Trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của vùng này như thế nào? 2. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Câu II (2,0 điểm) 1. Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta. 2. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn của nước ta đã và đang có sự thay đổi như thế nào? Tại sao có sự thay đổi như vậy? Câu III (3,0 điểm) 1. Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới? 2. Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta. Tại sao công nghiệp lại phân bố thưa thớt ở miền núi? Câu IV( 3,0 điểm) 1. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và 2010. TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Đơn vị: tỉ đồng, giá thực tế) 2000 2010 Kinh tế Nhà nước 170 141 668 300 Kinh tế ngoài Nhà nước 212 879 941 814 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 58 626 370 800 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, NXB Thống kê 2011) 2. Rút ra nhận xét và giải thích từ biểu đồ đã vẽ. ………Hết……… Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……………………………; Số báo danh:…………………… 1/4 SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN (Đáp án gồm có 04 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN ĐỊA LÝ Câu Ý Nội dung Điểm I ( 2,0đ) 1 Trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của vùng này như thế nào? 1,50 a) Đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc - Phạm vi - Hướng núi. Độ cao địa hình. - Các dạng địa hình chính. 1,00 0,25 0,25 0,50 b)Ảnh hưởng của địa hình vùng núi đến sự phân hóa khí hậu của vùng: - làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao. - làm cho khí hậu phân hóa theo hướng địa hình. 0,50 0,25 0,25 2 Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? 0,50 Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là tình trạng mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. -Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: Biểu hiện của tình trạng này là sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất (tuần hoàn sinh vật, tuần hoàn nước, tuần hoàn khí quyển) gây nên sự gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu… -Tình trạng ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm nước, không khí, đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng của sông ven biển. Ở nhiều nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. 0,25 0,25 II (2,0đ) 1 Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta. 1,50 a)Thế mạnh: - Số lượng: + Nguồn lao động dồi dào, năm 2005 số dân hoạt động kinh tế là: 42,53 triệu người chiếm 51,2% dân số. + Gia tăng nguồn lao động lớn khoảng gần 3% / năm, mỗi năm nước ta có thêm trên 1 triệu lao động mới. Nguồn lao động dồi dào, giá lao động thấp hơn một số nước trong khu vực, bổ sung lao động mỗi năm lớn. Đây là nguồn lực quyết định cho sự phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư, còn là lợi thế để phát triển những ngành cần nhiều lao động và xuất khẩu lao động. 0,25 0,25 2/4 - Chất lượng + Yếu tố truyền thống: Người lao động nước ta cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống dân tộc ( đặc biệt trong n-l-ng, tiểu thủ công nghiệp) được tích luỹ qua nhiều thế hệ. Có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật hiện đại. + Yếu tố đào tạo: chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. Năm 1996 lao động đã qua đào tạo mới chiếm 12,3% nhưng đến năm 2005 đã tăng lên 25% và hiện nay khoảng trên 40%. - Về phân bố: Lực lượng lao động tập trung đông ở đồng bằng Sông Hồng, ĐNB và các thành phố lớn nhất là lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và dịch vụ, thu hút đầu tư. b)Hạn chế: - Số lượng lao động đông gây sức ép lên vấn đề việc làm và sử dụng hợp lí nguồn lao động. Tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao. - Lao động thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao. Lao động có trình độ chuyên môn cao còn ít đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề, các kĩ sư, bác sĩ, nhà khoa học…chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH đất nước. - Lao động ở các vùng không đều: Trung du miền núi thiếu lao đông cả về số lượng và chất lượng trong khi tài nguyên thiên nhiên đa dạng gây khó khăn cho việc khai thác hợp lí tài nguyên. 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn của nước ta đã và đang có sự thay đổi như thế nào? Tại sao có sự thay đổi như vậy? 0,50 a) Cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn của nước ta đã và đang có sự thay đổi: tăng tỉ trọng lao động ở khu vực thành thị, giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn. ( D/C năm 2005 nông thôn chiếm 75% lao động cả nước, TT chiếm 25%) b) Nguyên nhân: do tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, nước ta vẫn là nước nông nghiêp, CN và DV chưa pt mạnh nên lao động nông thôn vẫn còn nhiều. 0,25 0,25 III (3,0đ) 1 Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới? 1,00 - Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. VD: ĐBSH đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nước dồi dào dẫn đến cây trồng là lúa nước điển hình, gia cầm : gà, lợn… Tây nguyên: đất đỏ badan, khí hậu cận xích đạo thích hợp trồng cây CN lâu năm, vật nuôi: gia súc lớn như trâu, bò…). 0,25 3/4 - Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán. - Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt đông GTVT, áp dụng rộng rãi CN chế biến và bảo quản nông sản. Việc trao đổi nông sản giữa các vùng nhất là các tỉnh phía bắc và phía nam ngày càng mở rộng và có hiệu quả . - Đẩy mạnh sx nông sản xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su…là 1 phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới. 0,25 0,25 0,25 2 Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta. Tại sao công nghiệp lại phân bố thưa thớt ở miền núi? 2,00 a) Trình bày * Hoạt động CN tập trung chủ yếu trên 1 số khu vực - Bắc Bộ ( ĐBSH và phụ cận) + Là khu vực có mức độ tập trung CN theo lãnh thổ và loại cao nhất cả nước. + Từ HN hoạt động CN tỏa đi các hướng chuyên môn hóa khác nhau dọc theo các trục giao thông huyết mạch: . HN đi HP, Hạ Long, Cẩm Phả (quốc lộ 5) chuyên môn hóa cơ khí khai thác than, vật liệu xây dựng. . HN đi Đông Anh, Thái Nguyên chuyên môn hóa cơ khí, luyện kim . HN đi BN, BG ( theo quốc lộ 1) chuyên môn hóa vật liệu xây dựng và hóa chất. . HN đi Việt Trì- Lâm Thao- Phú Thọ chuyên môn hóa hóa chất, giấy. . HN đi Hòa Bình – Sơn La chuyên môn hóa thủy điện . HN đi Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa chuyên môn hóa dệt may, điện, vật liệu xây dựng . - Ở Nam Bộ: + Hình thành một dải CN trong đó nổi lên câc trung tâm CN hàng đầu như TPHCM ( lớn nhất cả nước về giá trị sx CN), Biên Hòa – Vũng Tàu - Thủ Dầu Một. + Cơ cấu ngành rât đa dang trong đó có 1 vài ngành CN non trẻ nhưng lại phát triển rất mạnh như khai thác dầu khí sx điện, phân đạm từ khí. - Dọc Duyên Hải Miền Trung ngoài Đà Nẵng là trung tâm CN quan trọng nhất còn có 1 số trung tâm khác như Vinh, Quy Nhơn , Nha Trang… * Ở các khu vực còn laị nhất là vùng núi như Tây Bắc, Tây Nguyên, CN phát triển chậm phân bố phân tán rời rạc b) Tại sao công nghiệp lại phân bố thưa thớt ở miền núi? 1,50 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,50 4/4 - Có nhiều hạn chế về gtvt - Có nhiều hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề, thị trường, thu hút đầu tư, địa hình núi cao, 0,25 0,25 IV (3,0đ) 1 Vẽ biểu đồ 2,00 0,25 0,25 1,50 a. Xử lí số liệu - Bảng số liệu so sánh qui mô, bán kính biểu đồ SS qui mô SS Bán kính Năm 2000 1 1 Năm 2010 4,5 2,1 - Tính cơ cấu: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế ( Đơn vị: %) 2000 2010 Tổng số 100 100 - Kinh tế NN 38.5 33.7 - Kinh tế ngoài NN 48.2 47.5 - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13.3 18.8 - cấu) 2 1,00 0,25 0,25 0,25 0,25 - Ở cả hai năm, tỉ trọng của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước trong tổng sản phẩm trong nước đều lớn nhất và chiếm gần 50%; tiếp đến là thành phần kinh tế Nhà nước và thấp nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. ( D/C). - Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi: Tỉ trọng của thành phần kinh tế Nhà nước giảm tương đối nhanh, thành phần kinh tế ngoài Nhà nước giảm nhẹ, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.( D/C) - Do kết quả của đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì đổi mới. - Do chính sách mở cửa, hội nhập. Nhà nước kêu gọi, khuyến khích sự đầu tư nước ngoài. Hết SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I (2,0 điểm) 1. Trình bày biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta. Nguyên nhân nào làm cho khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới? 2. Đô thị hóa có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta? Tại sao trong những năm gần đây dân số thành thị ngày càng tăng? Câu II (3,0 điểm) 1. Trình bày những đặc điểm nổi bật của ngành ngoại thương nước ta trong thời kì đổi mới. 2. Phân tích thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển cây chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tại sao đàn trâu của nước ta phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? Câu III (2,0 điểm) Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Kể tên các vùng có cà phê là sản phẩm chuyên hóa của vùng. 2. Giải thích tại sao cà phê lại được trồng nhiều ở các vùng đó? Câu IV (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA ĐƯỢC VẬN CHUYỂN THÔNG QUA CÁC CẢNG BIỂN CỦA NƯỚC TA DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÍ (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Loại hàng 2000 2003 2005 2009 Tổng số 21 903 34 019 38 328 46 247 Hàng xuất khẩu 5 461 7 118 9 916 11 661 Hàng nhập khẩu 9 293 13 575 14 859 17 856 Hàng nội địa 7 149 13 326 13 553 16 730 1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa thông qua các cảng biển trong giai đoạn 2000 – 2009. 2. Nhận xét sự thay đổi đó từ biểu đồ đã vẽ và giải thích. Hết Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong khi làm bài HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu Ý Nội dung Điểm I (2,0đ) 1 Trình bày biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta. Nguyên nhân nào làm cho khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới? 1,0 a. Biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm: -Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. - Nhiệt độ trung bình năm cao trên 20 0 C (trừ vùng núi cao). Tổng số giờ nắng nhiều từ 1400 – 3000 giờ/năm. - Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500–2000 mm. Sườn đón gió biển và vùng núi cao, lượng mưa lớn hơn nhiều. Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương. b. Nguyên nhân: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nên nhận được lượng bức xạ MT lớn do có góc nhập xạ lớn, trong một năm nơi nào trên đất nước ta cũng có 2 lần MT lên thiên đỉnh. 0,75 0,25 2 Đô thị hóa có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta? Tại sao trong những năm gần đây dân số thành thị ngày càng tăng? 1,0 a. Ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển KT-XH: - Tác động thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng hiện đại hóa. - Có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. - Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. b. Trong những năm gần đây, dân số thành thị ngày càng tăng vì: Do quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa, sự mở rộng các đô thị, nhiều đô thị mới được thành lập. 0,75 0,25 II (3,0đ) 1 Trình bày những đặc điểm nổi bật của ngành ngoại thương nước ta trong thời kì đổi mới. 1,5 a. Toàn ngành: - Sau đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO và hiện có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước và vùng LT trên TG. - Cán cân xuất nhập khẩu tiến tới cân đối năm 1992, sau đó tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất đã khác xa so với thời kì trước đổi mới. b. Xuất khẩu: 0,5 0,5 - Kim ngạch XK liên tục tăng, các mặt hàng XK ngày càng phong phú, thị trường XK ngày càng mở rộng. - Hạn chế: Tỉ lệ hàng đã qua chế biến hoặc tinh chế còn thấp, hàng gia công vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn hoặc phải nhập nguyên liệu. c. Nhập khẩu: - Kim ngạch NK tăng khá nhanh, phản ánh sự phục hồi và phát triển của SX và tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu cầu XK. - Các mặt hàng NK chủ yếu: nguyên liệu, tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng… Thị trường NK chủ yếu là khu vực châu Á-TBD và châu Âu. 0,5 2 Phân tích thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển cây chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tại sao đàn trâu của nước ta phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? 1,5 a. Thế mạnh tự nhiên và hiện trạng phát triển cây chè: - Thế mạnh tự nhiên: + Địa hình - đất đai: Diện tích rộng, địa hình đa dạng có thể tổ chức sản xuất với quy mô khác nhau. Có nhiều loại đất thuận lợi cho cây chè phát triển. + Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh phù hợp với đặc điểm sinh thái cây chè. Sự phân hóa khí hậu theo độ cao tạo điều kiện trồng nhiều giống chè khác nhau. - Hiện trạng phát triển: + Là vùng trồng chè lớn nhất nước ta, nổi tiếng các loại chè thơm ngon nhất là ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La… + Khó khăn: Thời tiết diễn biến thất thường, tình trạng thiếu nước vào mùa đông, mạng lưới cơ sở CN chế biến chưa tươg xứng với thế mạnh của vùng. b. Đàn trân phân bố chủ yếu ở TDMNBB là vì: - Có địa hình đồi núi dốc, khí hậu lạnh và ẩm, trâu có thể thích nghi và phát triển tốt. - Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên, trong rừng… 1,0 0,5 III (2,0đ) 1 Kể tên các vùng có cà phê là sản phẩm chuyên hóa của vùng. 0,75 Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ. 2 Giải thích tại sao cà phê lại được trồng nhiều ở các vùng đó? 1,25 - Các vùng này có ĐKTN thuận lợi để phát triển cây cà phê: + Địa hình: có các vùng bán bình nguyên, cao nguyên, trung du rộng lớn cho phép phát triển các vùng trồng cà phê với quy mô lớn. + Đất đai: Có đất feralit, nhất là đất badan màu mỡ thích hợp cho cây cà phê. + Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, cận xích đạo gió mùa với nguồn nhiệt-ẩm thích hợp cho sản xuất cây cà phê. - Các điều kiện KT-XH thuận lợi để phát triển cây cà phê: + Chích sách đầu tư của nhà nước, nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, nhất là TT xuất khẩu. + Người dân có nhiều kinh nghiệm, có nhiều cơ sở chế biến cây cà phê… IV (3,0đ) 1 Vẽ biểu đồ miền 2,0 a. Xử lí số liệu Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa thông qua các cảng biển (%) Năm Loại hàng 2000 2003 2005 2009 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 - Hàng xuất khẩu 24,9 20,9 25,9 25,2 - Hàng nhập khẩu 42,4 39,9 38,8 38,6 - Hàng nội địa 32,7 39,2 35,3 36,2 b. Vẽ biểu đồ: * Yêu cầu - Vẽ chính xác biểu đồ miền. - Đảm bảo khoảng cách năm. - Có ghi số liệu trên các miền. - Có tên biểu đồ và chú giải. 0,5 1,5 2 Nhận xét và giải thích 1,0 - Nhận xét: + Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hoá có sự thay đổi, nhưng không lớn. Sự thay đổi diễn ra theo hướng tăng tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu, giảm tỉ trọng hàng nhập khẩu (dẫn chứng). + Tuy có tỉ trọng giảm nhưng hàng nhập khẩu vẫn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, hàng xuất khẩu tỉ trọng còn thấp (dẫn chứng). - Giải thích: + Do sản xuất trong nước phát triển và chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nên tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu tăng. + Tuy vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng do khối lượng hàng nhập khẩu tăng chậm hơn so với hai loại hàng trên nên tỉ trọng giảm. 0,5 0,5 HẾT SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU Đ Ề CHÍNH THỨC Đ Ề THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: ĐỊA LÍ Th ờ i gian làm bài: 180 phút, không k ể th ờ i gian phát đ ề (Đề thi gồm 1 trang) Câu I (2,0 điểm) 1. Trình bày phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Hình dáng lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm sông ngòi nước ta? 2. Phân tích đặc điểm dân số và mối quan hệ giữa quy mô dân số với nguồn lao động nước ta. Câu II (3,0 điểm) 1. Kể tên các tuyến đường sắt của nước ta. Tuyến nào quan trọng nhất? Tại sao? 2. So sánh sản phẩm chuyên môn hóa nông nghiệp của Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Giải thích nguyên nhân khác nhau về hướng chuyên môn háo của 2 vùng. Câu III (2,0 điểm) Dựa vào Atlat điạ lí Việt Nam, chứng minh rằng ngành trồng lúa nước ta có sự phân hóa rõ rệt. Câu IV (3,0 điểm) KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN THÔNG QUA CÁC CẢNG BIỂN CẢU NƯỚC TA DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÍ GIAI ĐOẠN 2000- 2012 (Nghìn tấn) Năm 2000 2005 2010 2012 Tổng số 21 902,5 38 328,0 60 924,8 67 045,8 Hàng Xuất khẩu 5 460,9 9 916,0 17 476,5 22 474,0 Hàng nhập khẩu 9 293,0 14 859,0 21 179,9 20 820,3 Hàng nội địa 7 148,6 13 553,0 22 268,4 23 751,5 1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu hàng hóa vận chuyển qua các cảng do Trung Ương quản lí giai đoạn 2000- 2012. 2. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển thông qua các cảng do Trung Ương quản lí. [...]... 2005 2010 2013 66 0 16. 7 7 763 0.9 82392.1 869 32.5 89708.9 12880.3 18725.4 22332.0 265 15.9 28874.9 531 36. 4 58905.5 60 060 .1 60 4 16. 6 60 834.0 (Nguồn: Niên giám thống kê - Tổng cục thống kê 2014) 1 Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị, nông thôn của nước ta qua các năm trên 2 Từ biểu đồ đã vẽ hãy rút ra các nhận xét và giải thích -Hết Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt... ở nước ta năm 20 06 và năm 2012 Hết (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài) SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Câu I II HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Địa lý Nội dung Điểm 1 Nêu những đặc điểm chung của địa hình nước ta 1,0 - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi 0,25 0,25 thấp (dẫn chứng) - Cấu trúc địa hình nước ta... thương SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 Năm học: 2014 – 2015 Môn: Địa Lí - Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I (2,0 điểm) 1 Trình bày những thế mạnh của thi n nhiên khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế xã hội của nước ta 2 Tại sao việc làm đang trở thành một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay ? Câu II (3,0 điểm)... đoạn tiến hành CNH, với xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp 0,25 SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 TRƯỜNG THPT Môn: Địa lý LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên: ; Số báo danh: ; Phòng thi: Câu I (2 điểm) 1 Nêu những đặc điểm chung của địa hình nước ta? 2 Trình bày các thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay?... Giai đoạn 1999 – 2010 Đơn vị: tỉ đồng Năm Công nghiệp khai thác Công nghiệp chế biến Sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước Tổng số 1999 2000 2005 36 219 53 035 110 919 2010 250 466 195 579 264 459 818 502 2 563 031 14 030 18 60 6 54 60 1 132 501 245 828 3 36 100 984 022 2 945 998 1 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai... - THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Câu I (2,0 đ) Môn: ĐỊA LÍ (Đáp án - thang điểm có 02 trang) Ý Nội dung 1 Trình bày phạm vi lãnh thổ Việt Nam Hình dáng lãnh thổ có ảnh Điểm 1,00 hưởng như thế nào đến đặc điểm sông ngòi nước ta? a) Lãnh thổ nước ta bao gồm 3 bộ phận: - Vùng đất: diện tích 331.212 km2 với hơn 4000 đảo, 2 QĐ lớn là HS, TS, đường biên giới trên 460 0 km giáp với... không nêu được dẫn chứng chỉ cho 1/2 số điểm của ý Hết 0,5 Sở GD&ĐT Hải Phòng Trường THPT Lê Qúy Đôn ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ LẦN II Năm học 2014 -2015 (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề) Câu I (2,0 điểm) 1 Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã từng viết: “Trường Sơn Đông, trường Sơn Tây bên nắng đốt, bên mưa quây” Hãy cho biết hiện tượng... các vấn đề XH - Chất lượng: So với yêu cầu hiện nay, LLLĐ có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thi u nhiều Tỉ lệ LĐ chưa qua đào tạo chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn (khoảng 75%) - LĐ còn thi u tác phong công nghiệp và tính kỉ luật chưa cao - Về phân bố: Không đều, nhất là LĐ có chuyên môn kĩ thuật giữa các vùng (ĐBằng thừa LĐ, miền núi thi u LĐ... nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn trên Hết KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 Năm học: 2014 – 2015 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN ĐỊA LÍ (Đáp án gồm có 3 trang) CÂU Ý NỘI DUNG I ĐIỂM 2,0 1 Thế mạnh của thi n nhiên các khu vực đồi núi: - Khoáng sản: là nơi tập trung nhiều khoáng sản có nguồn gốc nội... THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA NĂM 20 06 VÀ 2012 (Đơn vị - Triệu USD) Năm 20 06 2012 Hàng xuất khẩu Tổng giá trị 398 26, 2 114529,2 Công nghiệp nặng và khoáng sản 14428 ,6 48228,2 Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 163 82,4 43298,7 Nông, lâm, thủy sản 9015,2 23002,1 1 Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng ở nước ta năm 20 06 và năm 2012 2 Nhận xét và giải . vực 1990 2000 2005 2010 2013 Cả nước 66 0 16. 7 7 763 0.9 82392.1 869 32.5 89708.9 Thành thị 12880.3 18725.4 22332.0 265 15.9 28874.9 Nông thôn 531 36. 4 58905.5 60 060 .1 60 4 16. 6 60 834.0 (Nguồn: Niên giám thống. 2009 Tổng số 21 903 34 019 38 328 46 247 Hàng xuất khẩu 5 461 7 118 9 9 16 11 66 1 Hàng nhập khẩu 9 293 13 575 14 859 17 8 56 Hàng nội địa 7 149 13 3 26 13 553 16 730 1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự. khai thác 36 219 53 035 110 919 250 466 Công nghiệp chế biến 195 579 264 459 818 502 2 563 031 Sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước 14 030 18 60 6 54 60 1 132 501 Tổng số 245 828 3 36 100 984