SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ THI THỬ LẦN 1 – TRƯỚC KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm02 trang-Thang điểm 20) Câu I (6,0 điểm) Bác Phô gái, dịu dàng, đặt cành cau lên bàn, ngồi xổm ở xó cửa, gãi tai, nói với ông Lí: - Lạy thầy, nhà con thì chưa cắt cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêu. Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vội. - Ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị! - Thì lạy thầy, thế này, làng ta thì đông, thầy cắt ai không được. Tại nhà con ốm yếu, nên xin thầy hoãn cho đến lượt sau. - Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à? - Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả dám kêu. Nhưng, thưa thầy, từđây lên huyện, những chín cây lô mếch, sợ nhà con đi nắng thì cảm, rồi phải lại thì oan gia. - Đây không biết, mà đây cũng không nghe đâu. Vợ chồng thu xếp với nhau thế nào, đây mặc kệ! - Thưa, hay con nghỉ buổi chợ để đi thay nhà con có được không ạ? - Không! Phải là đàn ông kia! Chứ nữ nhân ngoại tộc, ai kể. Người đàn bà thở dài: - Thế thì con biết làm thế nào được! (Tinh thần thể dục- Nguyễn Công Hoan, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr.174) Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn văn được viết theo phương thức nào là chính? (1 điểm) 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì? (1 điểm) 3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Công Hoan sử dụng các thủ pháp nói giễu, cường điệu, ngôn ngữ đối thoại. Hãy nêu tác dụng của các thủ pháp nghệ thuật đó. (2 điểm) 4. Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề được đặt ra trong đoạn trích trên. (2 điểm) Câu II (7,0 điểm) Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ như chồng! Ôi, Tổ quốc! Nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông (Sao chiến thắng) Từ ý thơ của Chế Lan Viên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu đất nước của ông cha ta ngày xưa và tình yêu Tổ quốc của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Câu III (7,0 điểm) Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: Đó là hình tượng người lính mang vẻ đẹp lãng mạn. Ý kiến khác lại khẳng định: Vẻ đẹp nổi bật của hình tượng người lính trong bài thơ là vẻ đẹp bi tráng. Từ cảm nhận của mình về hình tượng người lính trong đoạn thơ dưới đây, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Tây Tiến- Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.89) . & ĐT HẢI PHÒNG TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ THI THỬ LẦN 1 – TRƯỚC KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2 015 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài 18 0 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm02 trang-Thang. 2007, tr .17 4) Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn văn được viết theo phương thức nào là chính? (1 điểm) 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì? (1 điểm) 3. Trong đoạn văn trên,. không ạ? - Không! Phải là đàn ông kia! Chứ nữ nhân ngoại tộc, ai kể. Người đàn bà thở dài: - Thế thì con biết làm thế nào được! (Tinh thần thể dục- Nguyễn Công Hoan, Ngữ văn 11 , Tập một, NXB Giáo